- Nguyên nhân chủ quan của ngân hàng:
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam phải đề ra chiến lược kinh doanh cho toàn ngành phù hợp với điều kiện của đất nước, đáp ứng được xu thế hội nhập quốc tế. Trong chiến lược chung phải đề ra từng chính sách lớn cho tưng lĩnh vực cụ thể như tin hoc, công nghệ, sản phẩm mới, mở rộng tín dụng trung, dài hạn, Tiết kiệm chi phí...cho toàn ngành. Chiến lược này phải được cụ thể hoá theo từng vùng, từng khu vực, từng thời kỳ cụ thể, bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ.
Chiến lược kinh doanh tín dụng được xây dựng hoàn thiện và đúng đắn sẽ giúp cho các chi nhánh có định hướng đầu tư đúng đắn, từ đó mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng đầu tư và hạn chế rủi ro.
Các quy định về công tác thẩm định cho vay cần nghiên cứu tham khảo, học hỏi các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới và áp dụng linh hoạt, phù hợp với điều
kiện hoạt động, trình độ cán bộ, đối tượng khách hàng, đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam.
Cơ chế điều hành về lãi suất huy động của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cần mở, linh hoạt hơn để tạo điều kiện cho cơ cở sở chủ động trong hoạt động kinh doanh phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng doanh nghiệp.
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cần sắp xếp lại mạng lưới hoạt động của các Chi nhánh sao cho hoạt động có hiệu quả, không để dẫn đến trình trạng cùng trong một hệ thống nhưng vẫn cạnh tranh lẫn nhau, dẫn đến gây thất thoát tài sản.
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cần có cơ chế điều hành vốn toàn ngành làm sao để ưu tiên vốn cho những dự án phát huy được hiệu quả kinh tế cao, không nên dàn trãi nguồn vốn cũng như đầu tư vốn vào những địa phương, những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả. Tránh trình trạng khi đã thẩm định được dự án có hiệu quả thì không có vốn và ngược lại khi không cần vốn thì lại được phân bổ dư thừa.
Trong điều kiện mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam quá nhiều và trãi rộng khắp nơi trên đất nước từ đó việc hiện đại hoá Ngân hàng rất khó khăn vì vậy chưa nhất thiết phải nối mạng giao dịch trực tuyến với 100% số chi nhánh trong hệ thống mà trước mắt cần triển khai kết nối dữ liệu về trung tâm điều hành những chi nhánh có doanh số hoạt động lớn để điều hành kinh doanh toàn ngành được hiệu quả.
Cần nghiên cứu hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng với những điều kiện thuận lợi nhất để đưa ra áp dụng rộng rãi. Hiện nay các chi nhánh đang sử dụng hình thức cho vay từng lần là chủ yếu do vậy thời gian làm thủ tục cho vay, thu nợ tốn rất nhiều thời gian không cần thiết của nhân viên ngân hàng.
NHNo&PTNT Việt Nam cần tăng cường công tác đào tạo một cách toàn diện cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống. Ngoài ra, cần có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, trang bị phương tiện làm việc, quy định phụ cấp trách nhiệm trong lương, chế độ công tác phí.
Thực hiện tốt những biện pháp trên NHNo&PTNT Việt Nam sẽ xây dựng được một đội ngũ cán bộ vững vàng về nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, tạo điều kiện nâng cao chất l- ượng hoạt động tín dụng.
NHNo&PTNT Việt Nam cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, hội thảo, để cán bộ quản lý cũng như viên chức học tập nghiên cứu nâng cao trình độ và học hỏi kinh nghiệm để không ngừng nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn.
Kết luận
Từ Đại hội lần thứ VI đến nay, Đảng ta luôn đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử, bưu chính- viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ...
Để thực hiện được những nhiệm vụ của các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc của Đảng ta từ khi đổi mới đến nay, việc xây dựng các KKT, KCN, KCX là một yêu cầu quan trọng cho việc kêu gọi đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ để từng bước tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu,không ngừng tăng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm cho nhân dân lao động từ nông thôn dôi ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình nhập quốc tế.
Việc xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai là một chủ trương hết sức đúng đắn của Chính phủ. Đây là mô hình đầu tiên trong cả nước thử nghiệm trong nhiều lĩnh vực để rút ra những kinh nghiệm thực tiễn áp dụng cho cả nước.
Để góp phần vào việc xây dựng thành công KKTM Chu Lai, ngoài các yếu tố về đều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, vai trò của hệ thống Ngân hàng thương mại có vị trí to lớn trong việc huy động vốn, đầu tư tín dụng, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng để phục vụ cho các doanh nghiệp đến hoạt động tại KKTM Chu Lai. Trong đó Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai là chi nhánh đã được Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cho xây dựng để phục vụ cho khu kinh tế này. Trong ba năm qua tuy gặp nhiều khó khăn trong bước đầu xây dưng nhưng chi nhánh đã đạt được nhều kết quả đáng khích lệ. Đến nay, các điều kiện về hoạt động Ngân hàng đã có thể đáp ứng cho các nhu cầu của các doanh nghiệp.
Nội dung luận văn “Tín dụng của NHNo&PTNT Quảng Nam đối với sự phát triển KKTM Chu Lai ” đã được tập trung giải quyết và hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ của đề tài đặt ra:
Luận văn đã trình bày có hệ thống các nội dung lý luận về sự hình thành các KKT, KCX, KCN và các lý luận về vai trò đặc điểm của tín dụng, đó là cơ sở để phân tích, nhận định, đánh giá thực trạng của quá trình xây dựng, và thực tiễn đầu tư tín dụng tại KKTM Chu Lai từ khi thành lập đến nay.
Luận văn đã đánh giá, phân tích thực trạng đầu tư, cũng như các chính sách ưu đãi cho KKTM Chu Lai, và thực trạng về các chính sách, chế độ, tín dụng trong thời gian qua, rút ra những thành tựu và những hạn chế, vướng mắc về cơ chế, môi trường đầu tư, những vấn đề đặt ra cho các Ngân hàng thương mại cần phải giải quyết trong thời gian đến..
Luận văn đã trình bày các cơ sở khoa học của công tác đầu tư tín dụng chung, trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm, những giải pháp có tính hệ thống, đồng bộ, nhất quán, thiết thực trong đầu tư tín dụng, và các dịch vụ Ngân hàng khác có liên quan để áp dụng cho hệ thống Ngân hàng No&PTNT và cụ thể tại Ngân hàng No&PTNT KKTM Chu Lai.
Do điều kiên, phạm vi nghiên cứu và khả năng có hạn, hơn nữa việc xây dựng KKTM cũng như hoạt động của Ngân hàng tại KKTM Chu Lai là lĩnh vực hết sức mới mẽ, do vậy luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót không tránh khỏi. Học viên kính mong thầy hướng dẫn, Hội đồng khoa học quan tâm giúp đỡ để đề tài được hoàn chỉnh và được áp dụng vào thực tiễn được tốt hơn./.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai (2006), Báo cáo số 06/KTM-TGDT tình hình triễn khai và phát triển KKTM Chu Lai.
2. Phạm Hồng Cờ (1996), “Đổi mới quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng cơ sở nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn”, Luận án phó tiến sĩ khoa học Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
3. Hồ An Cương (2003), Những chiến lược lớn của Trung Quốc, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
4. Lý Quang Diệu (2001), Bí quyết hoá rồng, Nxb Trẻ, Hà Nội.
5. Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (1997), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XVIII.
6. Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành
Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (2/2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX.
11. Trần Đình Định (chủ biên), Đinh Văn Thanh, Nguyễn Văn Dũng (2006), Những quy
định của pháp luật về hoạt động tín dụng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
12. Lê Giảng (1999), Trung Quốc xưa và nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
13. Nguyễn Mạnh Hùng (2005), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng.
14. Vũ Văn Hùng (1997), Đổi mới cơ chế quản lý tín dụng Ngân hàng ở Thái Bình, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
15. Hà Huy Hùng (2003), Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
16. Lê Anh Hùng (2004), Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân
hàng công thương Đống Đa, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
17. Khu Kinh tế mở Chu Lai (2002), Các tài liệu về khu kinh tế mở Chu Lai.
18. Nguyễn Văn Lai (1996), Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
19. Võ Văn Lâm (1999), Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
20. Lưu Lực (2002), Toàn cầu hoá. Lối thoát của Trung Quốc là ở đâu?, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của các
năm 2001, 2000,2003, 2004, 2005.
22. C.Mác (1978), Tư bản, Quyển III, Tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội.
23. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (1987-2005), Hệ thống hóa các văn bản định chế
của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Tập I - XVI.
24. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2006), Đầu tư phát triển kinh tế hộ, Nxb Lao động, Hà Nội.
25. Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam (2005), Đề án cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp
&PTNT Quảng Nam.
26. Ngân hàng Thương mại KKTM Chu Lai, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2003,2004, 2005.
27. Ngân hàng No&PTNT KKTM Chu Lai (2002), Đề án thành lập Ngân hàng
No&PTNT KKTM Chu Lai.
28. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công
nghiệp hoá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
29. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2004), Luật các tổ chức tín dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. PGS.TS Lê Văn Tề (1997), Tiền tệ và tín dụng Ngân hàng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
31. PGS.TS Lê Văn Tề, Ngô Hướng, Đỗ Linh Hiệp, Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương (2004),
Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
32. Tỉnh uỷ Quảng Nam (2006), Kết luận Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 3 về giải pháp đẩy
mạnh phát triển công nghiệp - dịch vụ, Quảng Nam.
33. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định 108/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 06 năm
2003 về việc thành lập khu kinh tế mở Chu Lai.
34. Thủ tướng Chính phủ (2003), Qui chế hoạt động của KKTM Chu Lai được ban hành kèm theo quyết định 108/2003/QĐ -TTg ngày 05/06/2003.
35. Hoàng Văn Trà (2003), Quản lý tín dụng đầu tư nhà nước ở nước ta hiện nay - thực
trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
36. Hoàng Việt Trung (1996), Tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trên địa bàn Hà Nội, Luận án PTS Kinh tế, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
37. Đào Minh Tú (2001), Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường nhằm góp
phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, Luận án tiến sĩ Kinh
tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
38. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2002), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Quảng Nam đến 2015.
39. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2004), Cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư trên
40. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2006), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU khoá XVIII và giải pháp phát triển công nghiệp - dịch vụ 5 năm (2006-2010).
41. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2006), Định hướng chiến lược phát triển bền
Phụ lục
Phụ lục 1
Tình hình thu hút vốn đầu tư vào Khu KTM Chu Lai Từ ngày thành lập đến 30/9/2006 STT Số dự án Chỉ tiêu đăng ký Ghi chú Vốn đầu tư (1000USD) Diện tích (ha) Lao động (người) Tổng cộng 130 1.430.597 2.335 3.269
I Phân theo nguồn vốn đầu tư