Thực hiện phương châm “đi vay để cho vay”, thời gian qua NHNo &PTNT Quảng Nam đã có nhiều giải pháp để tăng cường huy động vốn thuộc mọi thành phần kinh tế
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mặc dù có nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn với mức độ cạnh tranh gay gắt, nhưng NHNo&PTNT Quảng Nam với lợi thế về mạng lưới hoạt động, tăng cường quảng bá tiếp thị thương hiệu đến từng doanh nghiệp, từng đơn vị hành chính sự nghiệp và đến từng thôn xóm; đồng thời thường xuyên nắm bắt thông tin để điều chỉnh lãi suất một cách hợp lý, theo diễn biến của thị trường; luôn đưa ra nhưng thể thức huy động vốn mới, có chính sách khuyến mãi phù hợp với đặc điểm tâm lý, thị hiếu khách hàng... Do vậy, nguồn vốn huy động qua các năm đều có xu hướng năm sau cao hơn năm trước.
Từ năm 2002 đến năm 2005 hoạt động Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam có bước tăng trưởng ổn định, nguồn vốn huy động tại chỗ năm sau cao hơn năm trước, mức tăng bình quân trên 30 % năm (năm 2005 tăng 47% so với năm 2004). Trong đó, vốn huy động có kỳ hạn 12 tháng trở lên tăng dần qua các năm và chiếm tỷ lệ bình quân trên 40% trong tổng nguồn vốn huy động.
Biểu 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Nguồn vốn huy động 1.036 1.093 1.234 1.301 1.543
+ Tỷ lệ tăng trưởng (%) 5,52 12,91 5,36 18,71 - Tiền gửi dân cư 240 362 455 575 876 - Tiền gửi tổ chức kinh tế (TCKT) 105 97 103 178 219 - Tiền gửi kho bạc (KB) 691 634 676 548 449 - Tỷ trọng tiền gửi dân cư (%) 23,20 33,08 36,81 44,21 56,75 - Tỷ trọng tiền gửi TCKT (%) 10,08 8,89 8,39 13,67 14,17 - Tỷ trọng tiền gửi KB (%) 66,72 58,03 54,80 42,12 29,08
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng
Kết quả huy động vốn đến 31.12.2005, nguồn vốn huy động đạt 1.547 tỷ đồng, tăng gấp 12,35 lần so với khi thành lập (1997), tăng gấp 5,05 lần so với đầu năm 2000. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân giai đoạn 1997-2005 là 36,92%/năm, riêng giai đoạn 2000-2005, tăng trưởng 37,74%/năm. Chi nhánh đã từ chỗ phải dựa phần lớn vào nguồn vốn điều hoà của ngân hàng cấp trên, đến nay cơ bản đã chủ động nguồn vốn cho đầu tư tín dụng, góp phần tăng thêm hiệu quả đầu tư vốn đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn. Riêng nguồn vốn huy động trong dân cư đến thời điểm cuối 2005 đạt tỷ trọng 56,85% trên tổng nguồn. Vốn huy động bình quân trên 1 cán bộ viên chức năm 2005 đạt 4 tỷ 498 triệu đồng, tăng 860,04% so với đầu năm 1997, và tăng 391,81% so với đầu năm 2000.
Trong kết cấu nguồn vốn huy động, tiền gởi không kỳ hạn có xu hướng giảm dần cả về số lượng và tỉ trọng trong tổng nguồn vốn. Tiền gởi có kỳ hạn trên 12 tháng liên tục tăng, đến cuối năm 2005 là 802.964 triệu đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 34,8%/ năm, chiếm tỷ trọng cao nhất 52,2% trong tổng nguồn vốn.
Biếu 2.2: Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi tiền
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn vốn huy động 2001 2002 2003 2004 2005
- Tiền gửi không kỳ hạn 800 737 781 726 671 - Tiền gửi có kỳ hạn 236 356 453 574 872
+ Tiền gửi có kỳ hạn<12T 77 80 44 105 69
+ Tiền gửi có kỳ hạn >12T 159 276 409 469 803
Cộng 1.036 1.093 1.234 1.301 1.543
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng