Những hạn chế trong cho vay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển KKTM Chu Lai ppt (Trang 46 - 49)

- Hoạt động cho vay:

2.2.2.Những hạn chế trong cho vay

Hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Quảng Nam và tại Chi nhánh KKTM Chu Lai trong những năm qua đạt được những kết quả nhất định, góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại những hạn chế sau:

Thứ nhất: Các điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ cho yêu cầu sản xuất - kinh doanh

các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế như giải toả mặt bằng chậm, điện, nước, cảng biển, sân bay, các phương tiện sinh hoạt khác tuy có đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng đủ điều kiện để cho các doanh nghiệp đi vào hoạt động có hiệu quả. Trong khi đó các hoạt động cho vay của Ngân hàng đã có đủ điều kiện phục vụ cho các doanh nghiệp.

Việc tiếp cận, thu thập thông tin và thẩm định dự án đầu tư, phương án vay vốn của nhân viên Ngân hàng còn hạn chế, nhất là trong kỹ năng thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, thẩm định tình hình tài chính của khách hàng, do vậy việc đánh giá được một dự án có hiệu quả để đầu tư rất khó, nếu làm không tốt dễ dẫn đến rủi ro trong cho vay. Tại Chi nhánh KKTM Chu Lai đa số cán bộ tín dụng có tuổi nghề trên hai mươi năm, vì vậy mặt được là có kinh nghiệm nhưng các kiến thức về tin học, ngoại ngữ, thẩm định dự án vay vốn chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Khả năng tư vấn và thẩm định các khoản cho vay trung, dài hạn và cho vay theo dự án còn hạn chế. Việc xác định thời hạn cho vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay vốn. Cán bộ tín dụng còn gò ép thời hạn cho vay vốn, do đó khi đến hạn trả nợ người vay chưa kịp tiêu thụ sản phẩm hoặc ngược lại định thời hạn trả nợ dài thì người vay có xu hướng sử dụng vốn sai mục đích, do đó vốn tín dụng kém hiệu quả và là nguyên nhân gây ra nợ quá hạn.

Thứ ba: Những quy định khắt khe và phức tạp về điều kiện, thủ tục vay vốn của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam làm cho khách hàng khó tiếp cận các nguồn tín dụng của chi nhánh. Bên cạnh đó các văn bản, qui định về cho vay thay đổi liên tục, có những văn bản mới vừa ban hành chưa thực hiện đã có văn bản khác phủ định, gây cho khách hàng nhiều khó khăn trong việc nắm bắt, hiểu biết về nghiệp vụ Ngân hàng.

Hiện nay cả nước đang thực hiện cải cách hành chính, giao dịch một cửa nhưng vẫn còn rất nhiều nhiêu khê trong việc cấp các thủ tục kinh doanh, thủ tục thuê đất, sở hữu tài sản,...cho doanh nghiệp và nhân dân do vậy nhiều giao dịch với Ngân hàng bị kéo dài, gây nhiều thiệt hại cho Ngân hàng cũng như khách hàng.

Hình thức đảm bảo tiền vay hiện nay chủ yếu là thế chấp tài sản nhưng thủ tục đăng ký thế chấp còn nhiều rườm rà, đối với tài sản là bất động sản phải đăng ký cho từng lần vay do vậy khách hàng phải làm đị làm lại rất nhiều lần gây tốn kém cả thời gian và chi phí không cần thiết.

Thứ tư: Điều hành lãi suất của NHNo&PTNT Việt Nam chưa thông thoáng, chưa

tạo điều kiện để cho cơ sở chủ động trong vận dụng mức lãi suất phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng, phù hợp với môi trường kinh doanh của từng chi nhánh. Mức lãi suất

huy động và cho vay được thống nhất toàn ngành nhưng hệ thông Ngân hàng Nông nghiệp rộng khắp trên cả nước, mỗi chi nhánh hoạt động trong một môi trường khác nhau, do vậy mức lãi suất áp dụng như nhau là không hợp lý mà Ngân hàng No&PTNT Việt Nam chưa có cơ chế điều hành linh hoạt hơn để hiệu quả kinh doanh được cao hơn.

Sự cạnh tranh không lành mạnh của các Ngân hàng thương mại trên điạ bàn về lãi suất, lôi kéo khách hàng lẫn nhau, đã gây ra nhiều khó khăn trong việc giữ những khách hàng truyền thống, kinh doanh có hiệu quả để hoạt động tín dụng được ổn định.

Thứ năm: Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng rất thuận lợi cho khách hàng

trong vay vốn và thanh toán tiền hàng hóa lao vụ, nhưng hiện nay chưa được sử dụng phổ biến và nhiều trở ngại cho khách hàng cũng như Ngân hàng. Hiện nay phương thức cho vay chủ yếu là cho vay từng lần, do vậy rất tốn thời gian làm thủ tục vay vốn. Đây là hình thức cho vay rất thuận tiện cần phải nghiên cứu tạo mọi điều kiện thực hiện.

Nguồn vốn trung, dài hạn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, do vậy có nhiều ảnh hưởng đến việc đáp ứng các yêu cầu đầu tư của các doanh nghiệp để đổi mới công nghệ, nhập các thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng, và đa dạng hóa sản phẩm.Trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai đến cuối năm 2005 thì dư nợ cho vay trung dài hạn chỉ chiếm 22%.

Thứ sáu: Do nguồn vốn huy động còn thấp, đặc biệt là ngoại tệ chưa tự cân đối để

cho vay từ đó có những thời điểm Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai thẩm định được dự án có hiệu quả nhưng không có vốn để cho vay, ngược lại có những thời điểm có vốn nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp không có.

Thứ bảy: Hạn chế về rủi ro và xử lý rủi ro trong cho vay.

Từ những yếu kém trong hoạt động cho vay và yếu kém của doanh nghiệp cũng như cơ chế, chính sách làm cho chất lượng tín dụng kém, dễ dẫn đến rủi ro trong cho vay.

Các doanh nghiệp trong nước hầu hết có vốn tự có rất thấp, do vậy cơ cấu vốn vay của các Ngân hàng thương mại chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh, từ đó trong giá thành sản phẩm, lãi vay Ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn đã đẩy giá thành sản phẩm lên cao hơn những doanh nghiệp nước ngoài, đưa đến hiệu quả kinh doanh rất thấp. Đây là yếu tố làm cho đầu tư cho vay của Ngân hàng có tỷ lệ rủi ro cao. Đặc biệt khi nước

ta gia nhập WTO sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước khó có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới.

Trình độ quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong đó đặc biệt doanh nghiệp Nhà nước còn rất kém, bộ máy quản lý cồng kềnh, không hiệu qủa đã làm cho hiệu quả kinh doanh kém, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của tín dụng ngân hàng.

Tình trạng công nợ dây dưa kéo dài nhiều năm giữa các doanh nghiệp với nhau, nhất là giữa doanh nghiệp với Ngân sách nhà nước đã tạo nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và Ngân hàng.

Trong hoạt động kinh tế, các tranh chấp dân sự xãy ra liên tục, các hợp đồng tín dụng Ngân hàng khởi kiện cũng là việc xãy ra thường xuyên, nhưng các cơ quan thi hành pháp luật xử lý các tranh chấp quá chậm và đôi khi không hiệu quả làm cho các tranh chấp về hợp động tín dụng kéo dài, việc thu hồi vốn rất chậm, có trường hợp không thu hồi được vốn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển KKTM Chu Lai ppt (Trang 46 - 49)