Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển KKTM Chu Lai ppt (Trang 28 - 29)

- Dịch vụ Ngân hàng:

1.3.3.Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một nước sau nhiều thập kỷ “Bế quan tỏa cảng”, không giao lưu ra bên ngoài, do vậy đã đẩy nền kinh tế Trung quốc đến bên bờ vực thẳm. Để vực nền kinh tế, từ cuối thập kỹ 70 Chính Phủ Trung Quốc đã từng bước xóa bỏ chiến lược phát triển kinh tế hướng nội đề ra chiến lược kinh tế mở, và đã xem chiến lược kinh tế mở cửa là sự sống còn của đất nước.

Để thực hiện chiến lược kinh tế mở, Chính phủ Trung quốc đã từng bước nới lỏng chế độ quản lý đối ngoại, tích cực tranh thủ vốn đầu tư và kỹ thuật hiện đại của nước ngoài, Khuyến khích xuất khẩu - hướng ra thị trường quốc tế, thực thi chính sách tự do hóa mậu dịch. Kết quả đạt được trong quá trình thực hiện mở cửa là Trung Quốc đã thu hút được một lượng lớn kỹ thuật, chế độ quản lý sản xuất, kinh doanh hiện đại và vốn từ nước ngoài, bù đắp vào sự thiếu hụt vốn, kỹ thuật trong nước, thúc đẩy sự phát triển ngành nghề, tiến bộ kỹ thuật và đổi mới chế độ quản lý sản xuất, kinh doanh.

Trong quá trình mở cửa, Trung Quốc đã xây dựng ba loại hình kinh tế mở cửa, đó là thành phố mở cửa, khu kinh tế mở cửa, đặc khu kinh tế.

* Thành phố mở cửa là thành phố có những đặc khu kinh tế có các chính sách đặc biệt về kinh tế. Đến nay có có 14 thành phố mở cửa như Thượng Hải, Quảng Châu, Thiên Tân, Phúc Châu...

* Khu kinh tế mở cửađó là các vùng ven biển dần mở các khu vực kinh tế mở cửa đối ngoại như châu tam giác Chu Giang, châu tam giác Trường Giang và vùng tam giác Mân Giang.

* Đặc khu kinh tế là các khu, thành phố đặc biệt, trong hoạt động kinh tế đối ngoại có các chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút các nhà kinh doanh nước ngoài đến buôn bán và đầu tư.

Đến nay Trung Quốc có 5 đặc khu kinh tế là: Thâm Quyến, Chu Hải, Sán đầu, Hạ Môn và Hải Nam. Đặc khu kinh tế, thành phố đặc biệt của Trung Quốc không phải là đặc khu chính trị, cũng không phải là khu hành chính đặc biệt.

Trong các đặc khu kinh tế có các khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ với các chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt để thu hút đầu tư nước ngoài. Điển hình là sau 10 năm mở cửa Đặc khu kinh tế Chu Hải đã có 600 xí nghiệp “ ba loại vốn”, hơn 2700 xí nghiệp gia công, hơn 868 xí nghiệp liên doanh; đặc khu kinh tế Thâm quyến đã ký kết với nước ngoài 6.992 hợp đồng, các dự án đã đầu tư 5,5 tỉ USD, đã đưa vào hơn 500 hạng mục kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài. Để phục vụ cho các KKTM tại Trung Quốc, Nhà Nước đã cho mở các Ngân hàng tại đây để phục vụ cho các nhu cầu về tín dụng, thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối... Hiện nay Trung Quốc có nhiều Ngân hàng mở Chi nhánh tại các Đặc khu kinh tế nhưng trong đó có 2 Ngân hàng lớn là Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc, đây là hai Ngân hàng có mạng lưới lớn và có doanh số hoạt động lớn tại các đặc khu kinh tế.

Đây là mô hình KKTM mà Việt Nam chúng ta đang áp dụng thử nghiệm tại Chu Lai [3, tr 271 - 282]; [20, tr.139 -141].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển KKTM Chu Lai ppt (Trang 28 - 29)