- Nguyên nhân chủ quan của ngân hàng:
3.2.2. Giải pháp tín dụng
Giải pháp này bao gồm hệ thống các biện pháp sau đây:
- Chiến lược khách hàng:
Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam cũng như ở KKTM Chu Lai xác định chiến lược khách hàng của Chi nhấnh trước mắt cũng như lâu dài đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh công nghiệp, sản xuất lắp ráp, điện tử, viễn thông. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến hàng xuất khẩu về nông, lâm, hải sản. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, du lịch. Các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng... Tất cả các lĩnh vực trên đều đầu tư có hiệu qủa và sẽ hỗ trợ lần nhau. Các doanh nghiêp, dự án lớn thì làm đầu mối kêu gọi các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn cho vay dưới hình thức, hợp vốn, đồng tài trợ.
Trong đầu tư tín dụng, không phân biệt là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài mà tuỳ theo mức độ khả thi của dự án để đầu tư.
Trong đầu tư có ưu tiên cho các dự án thu hút nhiều lao động và có thu ngoại tệ về cho đất nước trong quá trình bán sản phẩm.
Thực hiên phân loại doanh nghiêp theo định kỳ để có những chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả cao để từ đó có những chế tài tín dụng khác nhau như áp dụng mức lãi suất ưu đãi, thực hiện chế độ đảm bảo tiền vay có phân biệt với những doanh nghiệp có uy tín trong quan hệ tín dụng.
-Mở rộng các hình thức cho vay:
Tùy theo từng đối tượng khách hàng và mục đích vay vốn, n gân hàng xem xét đưa ra các hình thức cấp tín dụng phù hợp nhất. Các hình thức này xuất phát từlợi ích của các bên: Khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế. Nếu áp dụng hình thức tín dụng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn ngân hàng có điều kiện phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả sử dụng cho khách hàng, hạn chế được rủi ro đối với người cho vay và nền kinh tế.
Với việc đa dạng hóa các loại hình thức cấp tín dụng, chắc chắn giúp ngân hàng thoát khỏi sự gò bó ở một vài phương thức cho vay không đúng với tính chất của quá trình luân chuyển vốn vay. Qua đó, ngân hàng dễ dàng tiếp cận được đối tượng vay vốn theo đúng tính chất món vay, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Tại KKTM Chu lai, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp rất lớn và đòi hỏi thường xuyên, phương thức cho vay từng lần thực sự không thể thích hợp do thủ tục rườm rà, cụ thể mỗi lần vay khách hàng phải lập bộ hồ sơ xin vay, hồ sơ đảm bảo tiền vay để ngân hàng xem xét ký kết hợp đồng tín dụng, đôi lúc làm lở mất cơ hội kinh doanh của khách hàng. Phương thức cho vay hạn mức tín dụng đã khắc phục được những hạn chế nêu trên nhưng chưa mở rộng để áp dụng rộng rãi tại địa bàn KKTM Chu Lai.
Đối với cho vay trung, dài hạn, NHNo& PTNT Quảng Nam và KKTM Chu Lai chỉ áp dụng phương thức cho vay theo dự án đầu tư, chưa chủ động mở rộng các hình thức khác như cho vay đồng tài trợ...
Để linh hoạt vận dụng các phương thức cho vay, phù hợp nhất theo nhu cầu của khách hàng, NHNo& PTNT Quảng Nam và KKTM Chu Lai cần mở rộng áp dụng các loại hình thức cấp tín dụng sau:
+ Cho vay theo hạn múc tín dụng
Phương thức này áp dụng để bổ sung nguồn vốn lưu động cho các doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định, khác với phương thức cho vay từng lần nhằm bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, hỗ trợ triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ.
+ Cho thuê tài chính
Đây là hình thức tài trợ vốn trung, dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp để trang bị, đổi mới thiệt bị và công nghệ sản xuất, hiện nay hình thức này chưa được áp dụng tại NHNo&PTNTKKTM Chu Lai cần mở rộng cho vay theo hình thức cho thuê tài chính thông qua việc nhận ủy thác của các Công ty cho thuê tài chính trực thuộc NHNo& PTNT Việt Nam. Việc đưa hình thức cho thuê tài chính vào thực hiện đối với các doanh nghiệp Tại KKTM Chu Lai sẽ khắc phục được những khó khăn, vướng mắc của các hình thức cho vay khác.
* Thực tế các doanh nghiệp có dự án vào KKTM có vốn tự có thấp, trong khi theo các hình thức tài trợ vốn trung, dài hạn hiện nay của ngân hàng, khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án xin vay tối thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vốn của dự án, khó khăn này sẽ được tháo gỡ nếu áp dụng theo hình thức cho thuê tài chính, bởi ngân hàng có khả năng tài trợ 100%nhu cầu vốn của dự ánnếu thẩm điịnh hiệu quả của dự án chắc chắn có hiệu quả.
* Theo hình thức cho thuê tài chính, ngân hàng là chủ sở hữu và đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho thuê, bên thuê không cần phải áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay, điều này khắc phục được những vướng mắc đối với hình thức cho vay khác yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, đây là ưu điểm cơ bản tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều các doanh nghiệp.
* Đối với các phương thức cho vay khác, ngân hàng rất khó kiểm soát được mục đích sử dụng vốn do vốn vay đôi lúc được giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt, sau đó đối tượng vay vốn mới hình thành. Do vậy, một số trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, để dẫn đến rủi ro, hạn chế khả năng quản lý thu hồi nợ của ngân hàng. Với hình thức cho thuê tài chính, ngân hàng
hoàn toàn yên tâm về mục đích sử dụng vốn do trực tiếp giao đối tượng thuê cho khách hàng.
* Do đây là hình thức cho vay mới, cần có các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo phù hợp đến với các doanh nghiệp, tư vấn để khách hàng lựa chọn hình thức tài trợ vốn cho thuê tài chínhtrong trường hợp không đáp ứng được các điều kiện cho vay, điều kiện đảm bảo tiền vay theo quy định của các hình thức tài trợ khác.
* Do đối tượng cho thuê là động sản(máy móc, thiết bị, xe tải...), trong khi ngoài những tài sản là động sản, khách hàng còn có nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng nhà xưởng và các bất động sản khác. NHNo& PTNT Quảng Nam và Chi nhánh KKTM Chu Lai cần vừa thực hiện theo phương thức cho thuê tài chính đối với động sản vừa áp dụng hình thức cho vay khác nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn trong cùng một dự án.
- Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay và áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay đa dạng:
Tăng cường cho vay có đảm bảo, đây là điều kiện đủ chứ không phải là điều kiện cần, việc thế chấp tài sản nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ khi khách hàng kinh doanh thua lỗ, không có khả năng trả nợ từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc xác định tài sản đảm bảo cần khách quan, tài sản có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý. Cần thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn cần đánh giá lại giá trị tài sản theo đảm bảo nợ vay. Thường xuyên thu thập thông tin từ trung tâm bán đấu giá để xác định giá trị tài sản cùng loại. Với định hướng tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo, trong khi doanh nghiệp Nhà nước tài sản rất thấp so với dư nợ ngân hàng; đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nhưng tài sản đủ cơ sở pháp lý để đảm bảo tiền vay không nhiều. Để tăng cường tài sản đảm bảo cho vay cần có biện pháp:
+ Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản, có thể tài sản cá nhân, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị …đứng ra bảo lãnh vay vốn áp dụng biện pháp thế chấp, cầm cố quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm tài sản theo luật dân sự, bảo lãnh của Tổng công ty.
+ Giảm dần dư nợ đối với khách hàng không đáp ứng đủ tài sản đảm bảo và chưa đủ uy tín để cho vay không có bảo đảm.
Trong hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, bảo đảm tiền vay không phải là yếu tố hàng đầu, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần bảo đảm an toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng. Để thực hiện tốt vấn đề bảo đảm tiền vay, ngân hàng cần lựa chọn để áp dụng các hình thức bảo đảm đối với từng loại cho vay, từng loại khách hàng và phù hợp với điều kiện kinh doanh. Dựa vào các văn bản pháp quy của ngân hàng cấp trên, của Nhà nước ban hành để thực hiện và trong điều kiện cụ thể để triển khai có hiệu quả; Cần chú ý một số vấn đề:
* Thế chấp, cầm cố tài sản: Trong giai đoạn hiện nay cần áp dụng phổ biến đối với cả cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, đặc biệt là đối với những khách hàng chưa đủ tín nhiệm với ngân hàng...
* Bảo lãnh của bên thứ ba: Được áp dụng khi khách hàng vay không đủ điều kiện thực hiện các biện pháp bảo đảm khác.
* Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay:
Chỉ áp dụng đối với cho vay trung, dài hạn, tài sản có đăng ký quyền sở hữu, có khả năng quản lý, áp dụng hình thức này cần lựa chọn kỹ các dự án có tính khả thi cao, khách hàng có tín nhiệm đảm bảo các tiêu chí xếp loại khách hàng theo qui định của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
* Bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội: Chỉ áp dụng cho các món vay nhỏ đối với thành viên được lựa chọn của các tổ chức đã có quan hệ tốt với ngân hàng: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh.
* Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Ngoài đối tượng cho vay theo chỉ định của Chính phủ, ngân hàng phải lựa chọn kỹ các dự án có hiệu quả và chất lượng khách hàng, bảo đảm khả năng trả nợ.
* Phân loại kỹ về khách hàng và loại tài sản bảo đảm để qui định mức đảm bảo, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng, vừa bảo đảm an toàn. Đối với khách hàng, chỉ có khách hàng loại A, có tín nhiệm mới có thể xem xét cho vay không có bảo đảm,
hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Đối với tài sản, cần xem xét khả năng phát mại, xử lý, mức độ rủi ro... để qui định mức cho vay tối đa.
* Khi thực hiện các hình thức bảo đảm tiền vay, cần đặc biệt chú ý về: Điều kiện của tài sản đảm bảo; định giá tài sản phải hợp lý để tính toán mức có thể cho vay; xác định rõ phạm vi bảo đảm, quyền và trách nhiệm của các bên; trách nhiệm chuyển giao tài sản, giấy tờ, quản lý tài sản đảm bảo; năng lực tài chính, năng lực pháp lý, mức trách nhiệm của người bảo lãnh, tài sản bảo đảm của người bảo lãnh...; tính pháp lý và trách nhiệm của các tổ chức chính trị – xã hội bảo lãnh bằng tín chấp.
- Quản trị rủi ro tín dụng:
Hoạt động ngân hàng trong cơ chế thị trường, luôn tiềm ẩn những rủi ro. Thực tế hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam trong thời gian qua chất lượng chưa tốt, tỷ lệ nợ xấu còn cao khả năng rủi ro tín dụng còn tiềm ẩn. Vì vậy nâng cao quản trị rủi ro là vấn đề hết sức cần thiết cả về lý thuyết lẫn thực tế. Rủi ro trong hoạt động tín dụng là biến cố không mong đợi xảy ra gây mất mát tài sản, giảm thu nhập ngân hàng ảnh hưởng đến tình hình tài chính, tiền lương người lao động, và năng lực uy tín bản thân các NHTM. Rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay. Rủi ro trong hoạt động tín dụng là những thiệt hại hoạt động kinh doanh mà ngân hàng phải gánh chịu, gây thiệt hại về tài chính bao gồm:
* Rủi ro đọng vốn: Là rủi ro tín dụng do người vay sai hẹn trong việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng gồm cả gốc và lãi do trễ hạn.
* Rủi ro mất vốn: Đó là rủi ro tín dụng do người vay sai hẹn thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi theo hơp đồng, sai hẹn dẫn đến không trả được nợ.
Để hạn chế rủi ro trong cho vay, công tác tín dụng phải thực hiện được các công việc sau:
Nắm bắt thông tin về khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo niềm tin với nhân dân, với cấp uỷ, chính quyền địa phương.
Thực hiện cơ chế khoán tài chính gắn với chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụng đến nhóm và người lao động, có chế độ khen thưởng đối với đơn vị và cá nhân làm tốt, ít rủi
ro. Đồng thời xử phạt nghiêm minh đối với cán bộ chủ quan gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng xấu, thực sự gắn trách nhiệm cá nhân với chất lượng cho vay
Công tác thẩm định, xét duyệt cho vay và quản lý tín dụng. Hoạt động ngân hàng có quy mô tín dụng ngày càng lớn, khách hàng càng đa dạng hơn, diễn biến của thị trường thất thường và phức tạp tính cạnh tranh của thị trường hàng hoá mà khách hàng kinh doanh, và cạnh tranh trong hoạt động tín dụng có phần quyết liệt hơn. Do đó, thẩm định là khâu quan trọng nhất giúp Ngân hàng đề ra kế hoạch đầu tư, quyết định đầu tư một cách chuẩn xác; từ đó nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế nợ xấu phát sinh, đảm bảo chất lượng tín dụng bền vững. Các giải pháp cụ thể đối với Ngân hàng No&PTnt Quảng Nam và KKTM Chu Lai là:
* Trong quy trình thẩm định phải tuân thủ chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, các vấn đề mấu chốt tránh thẩm định tuỳ tiện.
* Thẩm định khách hàng vay vốn, về mặt tư cách pháp lý phải khẳng định khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành về dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. Xem xét năng lực của khách hàng, phẩm chất khách hàng, điều hành hoạt động phải đảm bảo về mặt chuyên môn, năng lực tổ chức, uy tín trong hoạt động kinh doanh.
* Xem xét năng lực của khách hàng: Về năng lực kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản phẩm, phân phối khả năng mở rộng thị phần, nguồn nhân lực thực hiện dự án, phương án.
* Thẩm định năng lực tài chính phải dựa vào báo cáo tài chính, các nguồn thông tin về tài chính, phi tài chính, so sánh các dự án phương án cùng loại để rút ra kết quả.
* Đảm bảo đầy đủ các hồ sơ theo quy định của Pháp luật và của Ngành.
* Phân tích tính khả thi của dự án phương án xem xét khả năng trả nợ của dự án, thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, hệ thống bán hàng, khả năng cạnh tranh...
* Quy định cụ thể mức phán quyết cho vay của từng khách hàng, từng dự án, khả năng quản lý của cán bộ tín dụng, khả năng quản lý, giám sát của Ngân hàng cơ sở và tổ thẩm định cùng cấp để chuyên môn hoá và tăng cường công tác kiểm tra giám sát giữa hai bộ phận cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định.
* Cần thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp, để nắm được kết quả sản xuất kinh doanh thực của doanh nghiệp, từ đó mới có thể