NGHỆ THUẬT CỦA CÁC PHÓNG SỰ VỀ NÔNG THÔN
3.3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
Theo M. Gorki: “Ngôn ngữ là yếu tố trước tiên của văn học”, là nghệ thuật của ngôn từ. Cũng giống như các tác phẩm văn học khác, giá trị về nội dung và nghệ thuật của những thiên phóng sự viết về nông thôn 1930 – 1945 có được là do sự gợi ra từ các lớp ngôn ngữ của tác phẩm. Ngôn ngữ không chỉ là những kí hiệu nghệ thuật, là phương tiện biểu đạt của văn học mà còn thể hiện tài năng và phong cách của nhà văn. Ngôn ngữ cũng là một nét nghệ thuật đặc sắc tạo nên sức hấp dẫn của những thiên phóng sự.
Điểm nổi bật làm nên giá trị về mặt ngôn ngữ của các phóng sự này là có sự kết hợp ngôn ngữ truyền thống và ngôn ngữ hiện đại, ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn chương.
1.3.1.1 Sử dụng ngôn từ giàu chất khẩu ngữ
Có thể nói, những trang phóng sự viết về nông thôn tươi rói một thứ ngôn ngữ đời sống. Sự đậm đặc của tính chất khẩu ngữ thể hiện ởtần số xuất hiện các khẩu ngữ, các dạng khẩu ngữ, lượng thành ngữ tục ngữ, các từ địa phương. Khẩu ngữ xuất hiện đậm đặc trong phóng sự của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Trần Ai, Phi Vân… đã làm cho những phóng sự viết về nông thôn luôn ngân vang những thanh âm của cuộc sống, luôn có sức lôi cuốn mạnh mẽđối với người đọc.
Trong mỗi trang phóng sự, ta thấy khẩu ngữ xuất hiện với tần số cao. Ở bất cứ trang phóng sự nào, người đọc cũng bị lôi cuốn bởi những khẩu ngữ thân quen của cuộc sống hằng ngày. Các tác giả phóng sự cũng rất chú ý sử dụng các lớp khẩu ngữ tự nhiên phù hợp với từng loại nhân vật. Chỉ trong một đoạn văn ngắn nhưng khẩu ngữ hằng ngày xuất hiện với tần số cao làm cho lời văn mang phong cách khẩu ngữđậm nét.
Chẳng hạn, trong lời kể lể của một người nông dân than vãn về hủ tục, có hàng loạt các khẩu ngữ được Ngô Tất Tố sử dụng: “Một bữa ăn này ít ra anh tôi cũng tiêu đến năm, sáu chục đồng. Vì kiêng tiếng làm thịt lợn, sợ rằng làng nước cho là hung mỡ, nên mới đi chợ mua thịt. Sự thực, mua thịt lại
quá giết lợn. Sáng ngày đi lấy vừa lòng lợn vừa thịt lợn tất cả mười một đồng bạc, đáng lẽ cũng đủ
chàn chát nhưng cụ chưởng lễ thích ăn thịt cầy, nên ông lý trưởng bắt giết thêm con cầy” [53, tr.20]. Là một nhà Nho nhưng ngôn ngữ của Ngô Tất Tố không thủ cựu mà hoà hợp với hiện tại, là một nhà văn của làng quê, khẩu ngữ của ông mang hơi thở, sự sống của sinh hoạt nông thôn nhưng không tự nhiên, thô thiển mà gợi cảm, sắc sảo, chắt lọc.
Lời văn trong phóng sự của “ông vua phóng sự Bắc kì” cũng đậm đặc khẩu ngữ. Ở câu nói mộc mạc của cô bé quê ra thành thị kiếm sống, những lời ăn tiếng nói hằng ngày cứ “tuôn” ra một cách tự nhiên : “Khốn nạn, nào tôi có tài giỏi gì mà dám nếm cơm ai! Tôi chỉ cầu vào một cửa đãi mình cho vừa phải, đừng bắt mình làm quá sức, đừng đánh chửi mình như cái nhà tôi vừa bỏđi thì khốn nạn, nó
năm cha ba mẹ quá, ai cũng đánh chửi được mình. Người này sai chưa xong việc này, người khác lại
ới. Thành ra mình là cái thân ba vạ”… [62, tr.111].
Các lớp khẩu ngữ trong các phóng sự cũng hết sức phong phú. Có khẩu ngữ của những tên seo, tên phu tuần chuyên đi “chấn lột” của cải từ những người không đủ tiền nộp thuế:
Dạ cái cày và cái bừa của thằng đĩ Ba. Nó cứ chối lên đây đẩy rằng nhà nó nghèo không chịu
được bài tráng. Đồng rưỡi nó nộp bữa trước là hết rồi. Chúng tôi tìm tòi xiếtđược chừng nấy. Mà
lấy được của nó cũng dư khốn. Vợ nó với nó chạy ra tríu mãi. Chúng tôi ẩu tả chúng mới chịu thả
cho mà mang đi đấy. Còn cái vại của thằng xã Trung, nhà thằng ni đang còn một cái khăn nhiễu
mà tức quá, chưa lột được. [4, tr.28]
Có khẩu ngữ của người nông dân Nam Bộ chân chất thật thà: “Nguy lắm rồi mầy năm ơi! Nghe
đằng nhà ông Bá bị cướp, tao tốc mùng vác cây roi tre ra tiếp cứu, không dè ba chớp ba nhoáng, đập nhằm con gái ổng gần chết, tao lật đật cõng vềđây!” [89, tr.33]
Bên cạnh ngôn ngữ thường ngày, khẩu ngữ nghề nghiệpđược các nhà phóng sự sử dụng khá nhuần nhuyễn. Trong Túp lều nát, Nguyễn Trần Ai sử dụng khá nhiều ngôn ngữ của nghề thu thuế như : ba tăng (thẻ môn bài), tiền xã thương (tiền công ích), phù thu lạm bổ (thu trội lên phần thuế), bài tráng
(thẻ sưu), thẻ bần (thẻ sưu hạng bần), yếu lược (chứng chỉ tốt nghiệp), phụ canh (ruộng của người khác cày thêm)…Vũ Trọng Phụng dùng nhiều những từ ngữ của bọn cơm thầy cơm cô như ăn chực nằm chờ, con ong cái kiến, ăn đói nằm no, nếm cơm thiên hạ, khổ tuyệt trần đời, cơm thừa canh cặn, năm cha năm mẹ, chết rã họng, trầm luân khổải. Phi Vân thì lại dùng những từ ngữ của một gánh hát: hát bộ, bầu, lên giàng, rạp, gióng trống xây chầu, chọn tuồng, đào kép, đá giáp, chiêng y, cầm chầu...
Các lớp khẩu ngữ này tạo nên tính hiện thực sinh động cho tác phẩm, làm cho phóng sự gần hơn với đời sống. Việc sử dụng khẩu ngữ tự nhiên phù hợp với từng loại nhân vật và từng nghề nghiệp chứng tỏ sự am hiểu tinh tường của tác giả với từng loại nhân vật đồng thời góp phần đắc lực vào việc cá thể hoá nhân vật. Khẩu ngữ không chỉ đóng vai trò là nguồn nuôi dưỡng mà còn làm nên thần thái, khí sắc và đặc tính mỹ học của văn xuôi nói chung, của phóng sự nói riêng.
Một điểm nổi bật về ngôn ngữ nữa là các nhà phóng sự đã sử dụng đậm đặc các từ địa phương
vào “đứa con tinh thần” của mình. Điều này phần nào thể hiện ý thức trân trọng ngôn ngữ của vùng đất quê hương. Túp lều nát của Nguyễn Trần Ai sẽ mất đi biết bao nhiêu sức quyến rũ nếu không có những âm thanh đời sống của nông thôn xứ Nghệ. Hàng loạt những từ của mảnh đất miền Trung chỉ cần đọc lên là cảm thấy nghộ nghĩnh, sống động nhưng tất cảđều được Nguyễn Trần Ai cho điềm nhiên “bước
thẳng” vào trang văn mà không một chút gia công, tỉa tót: bay (mày), choa (tao), mô (đâu), mi (mày),
rứa (thế), tui (tôi), cho (thấy), ngã mô (đường nào), ra răng (như thế nào), chi (gì), in như (giống như),
méng (miếng), ve (bày), nhè (đè), tá hoả (hoảng hốt), lưa (còn), méng (miếng), huề (hoà), trự (chữ),
mầm thinh (im lặng), tríu (níu), ni (này), rứa (thế), truất (bỏ), lần đân (chần chừ), túa vào (ùa vào), rặt
(ngặt nỗi), quở (trách), có trở (có tang), đâm bổ ra (xông ra), nhớp (bẩn), tắp lự (tráo trở), tương
(đánh), xán (tiến lại), hăm (doạ), rác tai (không thích nghe), chun (dồn), biểu (bảo), bị (bao), chước
(bớt), truất (bỏ), tợ tợ (tựa như), thiêm (thăm), trẹt bè le (thấp), tầm bậy (không hay), nờ (này), ém
(im), in hệt (giống như), lặt (nhặt), chưn (chân), tiệm tặn (tiết kiệm) …
Những âm thanh “ngồ ngộ” này trong đời sống của nông thôn xứ Nghệ đã xuất hiện “nguyên đai nguyên kiện” qua cách nói năng của nhân vật và chính người kể. Nó lấp lánh sức sống của một ngôn ngữ từ những cuộc đời vật lộn với những khắc nghiệt gió mưa, với thiên tai, lũ lụt.
Trong khi Túp lều nát của Nguyễn Đổng Chi trình làng với sự xuất hiện đậm đặc các từ ngữ địa phương mang đậm bản sắc Trung Bộ làm người đọc thích thú thì Đồng quê của Phi Vân lại chinh phục người đọc bởi những từ địa phương xuất hiện trong cách ăn nói thành thực mà hữu duyên của người nông dân vùng sông nước Nam Bộ. Những từ dùng đặc Nam Bộđược ông chọn lựa không hề tỏ ra quê mùa, trái lại, có vị trí thật đắt, làm nổi bật phong tục, nếp sống cảnh vật thiên nhiên, đặc biệt là tính cách con người địa phương ông miêu tả: miệt trên, quyên biệt, ôm đại, ngất lịm, học rành, nằm lòng,
một dọc con dài, nằm thở dốc, khó gần sức hơi, máu trên đâù bụt ra, vặn họng, không dè, con mẻ, mớ
mốc gì mậy (cái gì mày), bảnh (đẹp), bắt trớn, lèng èng, dòm lom lom (nhìn chăm chú)…
Không thể không nhắc đến sự trân trọng ngôn ngữ của vùng đất Nam Bộ thể hiện qua cây bút của Phi Vân. Với sự có mặt của những từ địa phương, Đồng quê thực sự trở thành đặc sản của ngôn ngữ Nam Bộ. Nếu Hồ Biểu Chánh còn để cho cái thô nhám của khẩu ngữ làm mất vẻ đẹp của hình ảnh, hình tượng được miêu tả thì Phi Vân đã có những sáng tạo vượt xa lối viết của Hồ Biểu Chánh khi biết phát triển, nâng cao khẩu ngữ cho nó tiến gần đến chuẩn mực của văn viết. Khẩu ngữ trong phóng sự của Phi Vân không trau chuốt cầu kì mà vẫn mộc mạc, chất phác, không tỉa tót công phu nhưng vẫn tươi tắn đầy sức gợi tả là nhờ cách sử dụng hợp lý theo từng hoàn cảnh và từng loại nhân vật.
Chính M. Gorki gọi “khẩu ngữ là máu của văn xuôi nghệ thuật”. Như vậy, khẩu ngữ không chỉ đóng vai trò là nguồn nuôi dưỡng mà còn làm nên thần thái, khí sắc và đặc tính mỹ học của văn xuôi nói chung và của phóng sự nói riêng. Những lời văn tươi rói lớp khẩu ngữ tự nhiên, mang hơi thở nóng hổi của sự sống không chỉ làm cho phóng sự gần với người đọc đương thời mà còn rất gần gũi với độc giả hôm nay.
Được hiện lên với những phong cách hết sức đa dạng và đầy tài năng, các phóng sự viết về nông thôn không chỉ thể hiện bằng những lời văngiàu chất khẩu ngữ, phong phú từđịa phương mà còn đậm đặc các thành ngữ, tục ngữ. Các nhà phóng sự đã sử dụng linh hoạt vốn ngôn ngữ dân gian này. Họ không chỉ sử dụng nguyên vẹn các thành ngữ một cách hợp lý, linh hoạt để tạo những giá trị biểu cảm cao mà còn tỏ ra sáng tạo khi chỉ dùng một vế hoặc sử dụng ý của thành ngữđể vẽ nên bức tranh hiện thực với tất cả sự sinh động như cuộc đời vốn có.
Chẳng hạn, Vũ Trọng Phụng sử dụng thành ngữ: Ăn đói làm no. cơm thừa canh cặn, con ong cái kiến, thay hình đổi dạng, bán trời không văn tự, thiên phương bách kế, biết rõ mười mươi…(Cơm thầy cơm cô), Ngô Tất Tố thì dùng thành ngữ gắn với sinh hoạt làng quê như : cày sâu cuốc bẫm, buôn ngược bán xuôi, nghèo xác nghèo xơ, bất đắc kỳ tử, vắt cổ chày ra nước…(Việc làng), Nguyễn Đổng Chi trong Túp lều nát cũng dùng khá hiệu quả một lượng thành ngữ lớn như: ăn to nói nậy, tâm địa bẩn thỉu, tơ bờ tất bật, bán cốt lột xương, vu oan giá hoạ, giây mơ rễ má… Phi Vân dùng những thành ngữ mang màu sắc Nam Bộ khá nhuần nhuyễn như: đầu đuôi gốc ngọn, không ăn mà chịu, kỳ công bất hủ, nhơn tình thế thái, chó ăn đá gà ăn sỏi, ruột thắt gan bào…(Đồng quê). Sự có mặt của các thành ngữ, tục ngữ này trong lời văn phóng sự một phần làm câu văn dễ hiểu, dễ cảm nhận, một phần còn tăng sắc thái biểu cảm, khiến cho ý nghĩa câu chuyện sâu sắc hơn.
Làm một thống kê nhỏ về số lượng các thành ngữ, tục ngữ có trong một số phóng sự viết về nông thôn, ta thấy: Cơm thầy cơm cô (64 trang), số lượng thành ngữ, tục ngữ là 44-1, Một huyện ăn Tết (20 trang) là 25-6, Việc làng (98 trang) là 19-1, Túp lều nát (132 trang) là 20-1, Đồng quê
(198 trang) là 37-1.
(Con số thống kê của Cơm thầy cơm cô, Một huyện ăn Tết và Việc làng trích trong Luận án Tiến si văn học của của TS Nguyễn Hoài Thanh.)
Qua những con số thống kê trên, một vấn đề đặt ra là vì sao các nhà phóng sự lại khai thác triệt để nguồn thành ngữ tục ngữ nông thôn như vậy ?
Trước hết, do thành ngữ và tục ngữ có tính hình tượng và khái quát cao, việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ không chỉ làm tăng sắc thái biểu cảm của câu văn mà còn lột tả hết bản chất của đối tượng
miêu tả, làm cho người đọc hiểu hết tận ngọn nguồn của vấn đề. Thành ngữ tục ngữ phù hợp với sự diễn tả một cách sống động đối tượng vừa có khả năng làm rõ những vấn đề bị che lấp. Mặt khác, chất khẩu ngữ có trong thành ngữ, tục ngữ làm cho lời văn đời hơn, chất hiện thực của phóng sự cao hơn, phong phú hơn. Vì thế các nhà phóng sựưa dùng và dùng thành thạo những thành ngữ, tục ngữ như là những phương tiện quí báu của ngôn ngữ dân tộc để tạo ra những lời văn, một lối phô diễn cực mạnh. Đây là sự lựa chọn khôn ngoan làm cho ngôn ngữ phóng sự “áp sát” đời sống hơn các thể loại khác như tiểu thuyết, truyện ngắn.
Có thể nói, những trang phóng sự viết về nông thôn tươi rói một thứ ngôn ngữđời sống. Khẩu ngữ hằng ngày, thành ngữ, tục ngữ, từ địa phương … xuất hiện đậm đặc trong phóng sự của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Trần Ai, Phi Vân… đã làm cho những phóng sự viết về nông thôn luôn ngân vang những thanh âm của cuộc sống, luôn có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với người đọc. Thói quen ưa sử dụng và sử dụng thành thạo, sáng tạo những phương tiện ngôn ngữ tiếng Việt của những “tay ngôn luận xuất sắc” đã góp phần không nhỏ vào việc “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.
3.3.1.3. Kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học
Là những nhà văn chiếm lĩnh và sử dụng ngôn từ như một nghệ thuật, các phóng sự viết về nông thôn đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học. Ngôn ngữ báo chí thể hiện tính chính luận, đảm nhiệm chức năng thông tin còn ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ nghệ thuật. Sự kết hợp nhuần nhị giữa ngôn ngữ báo chí ngắn gọn, giàu thông tin với ngôn ngữ văn học giàu hình
ảnh, đậm sắc thái trữ tình chính là biểu hiện của tính hiện đại của ngôn ngữ văn học, bởi lẽ sự kết hợp độc đáo này chưa từng xuất hiện trong văn học xưa nay.
Phóng sự Đồng quê của Phi Vân thực sự lôi cuốn người đọc nhờ sự kết hợp kì diệu những ngôn ngữ gợi cảm, giàu chất tạo hình của văn học với ngôn ngữ báo chí. Khung cảnh làng quê Nam Bộ qua ngôn ngữ miêu tả của Phi Vân vừa thanh bình, vừa lãng mạn và thi vị biết bao:
Bên vàm, hàng dừa nước âm u lâu lâu thấy le lói một ánh đèn; bên bờ kia thình thoảng nghe tiếng chày giã gạo, tiếng chó sủa đêm. Đêm nay chỉ có vành trăng hai mưoi bốn, nhưng sao
đầy trời góp ánh sáng lại làm cho cảnh vật thêm ảo huyền, thơ mộng. Một làn gió nhẹ
thoảng qua, tâm thần tôi thêm khoái sảng. Vẳng xa, những giọng phù trầm êm ả của một
điệu hò mê ly, đặc biệt chốn đồng quê, rõ lần trong lặng lẽ … [89, tr.72-73].
Những đoạn văn giàu chất văn này xuất hiện bên cạnh những thông tin có tính thời sự, nóng hổi đã làm dịu đi cảm giác căng thẳng, gai góc mà hiện thực cuộc sống đem lại, nó thanh lọc tâm hồn làm cho con người có những giây phút diệu kỳ và đáng yêu, đáng sống.
Không chỉ ở Đồng quê, Túp lều nát của Nguyễn Trần Ai cũng là kết quả của sự kết hợp hoàn hảo, diệu kì của ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ báo chí. Giữa không khí nặng nề của những “Tiếng dân kêu” mà ngôn từ của báo chí đem lại, tác giả cũng dệt lên những áng văn với những ngôn từ văn học mượt mà, giàu cảm xúc: “trong lúc đi dạo bờ sông ngắm cảnh thì một tiếng hát ru em của một đứa trẻ
từ trong nhà này văng vẳng đưa ra làm cho tôi để ý. Tiếng hát khô khan không cảm xúc mà bài hát là bài hát dặm Nghệ Tĩnh cứ kéo dài một điệu đều đều năm tiếng một, nó mới buồn làm sao.” [4, tr.72]
Cùng với Phi Vân, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đổng Chi… Ngô Tất Tố nổi bật với những đóng góp nhất định về ngôn ngữ. Bên cạnh ngôn ngữ sự kiện vốn có của một bài báo, phóng sự của Ngô Tất Tố còn thành công nhờ sử dụng những ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc của văn học. Thửđọc một đoạn văn ông miêu tả cảnh một ngày hạn hán trong Tập án cái đình:
Mới vắng mùa xuân bốn ngày, trời đất đã thấy khác hẳn. Hai tiếng “lò cừ” của Cung oán ngâm khúc có lẽ chỉ vào vũ trụ hôm nay. Hôm nay ông thần hạn bạt đã báo thù trần gian