NGHỆ THUẬT CỦA CÁC PHÓNG SỰ VỀ NÔNG THÔN
3.2.2. Nghệ thuật thuật kể
Giá trị của các tác phẩm phóng sự không chỉ nằm ở câu chuyện được kể mà còn nằm ở cách kể câu chuyện ấy như thế nào. Ngoài những kết cấu có nghệ thuật, các phóng sự viết về nông thôn đặc biệt lôi cuốn người đọc bởi lối thuật kể tự nhiên, hấp dẫn của các nhà phóng sự. Có được sự hấp dẫn, lôi cuốn đó là nhờ sự kết hợp của nhiều yếu tố: cách mở đầu ấn tượng; cái Tôi trần thuật biến hoá đa
năng; cách dẫn dắt câu chuyện linh hoạt, uyển chuyển; không chỉ tác giả mà nhiều nhân vật cùng tham gia thuật kể…
3.2.2.1. Những nhan đề và những cách mở đầu ấn tượng
Cũng như phóng sự báo chí, nhan đề (Tit) của phóng sự văn học cũng có vai trò hết sức quan trọng. Nhìn lại hàng loạt những thiên phóng sự viết về nông thôn, ta thấy các tác giả rất chú ý “đầu tư ngôn ngữ” cho các tiêu đề, làm sao cho phải thật ấn tượng, từ ngữ phải gây tò mò và kích động trực tiếp vào trí não độc giả.Những nhan đề hấp dẫn, gây “sốc” và bao quát được nội dung phóng sự sẽ thu hút sự chú ý của người đọc. Ngược lại, vấn đề thực sự nóng bỏng nhưng nhan đề không hay người đọc cũng dễ bỏ qua. Người đọc từng bị lôi cuốn bởi sức hút của các nhan đề có ý nghĩa khái quát, dồn nén thông tin, nó là những “mồi nhử” có giá trị khiêu gợi người đọc. Kiểu như: Loài động vật ngắn cổ, Một thiên kết luận đẫm máu, Hai bức thư hay là gan ruột dân quê… (Túp lều nát – Nguyễn Trần Ai); Lớp người bị bỏ sót, Nghệ thuật băm thịt gà, Cái án chung thân… (Việc làng – Ngô Tất Tố), Trao thân con khỉ mốc, Cành tre cũ, cặp giò xưa, Các trò ơi, thầy phen này thọ tử, Đạo phù thần, Hận nghìn đời… (Đồng quê – Phi Vân); Đền con, Từ miếng thịt đến công lý, Tội ác, “Ăn” trên thây ma, Giá của những bằng cấp… (Làm dân - Trọng Lang)... Những nhan đề vừa có tính cụ thể vừa hấp dẫn, lôi cuốn kiểu như vậy đã kích thích sự tò mò của người đọc.
Những cách mở đầu gây ấn tượng của các phóng sự cũng là những nam châm có sức “hút” người đọc. Đề tài nông thôn được khai thác với nhiều tài năng và phong cách đa dạng, vì thếứng với mỗi phong cách đa dạng đó là những cách mởđầu khác nhau.
Ngô Tất Tố ưa lối kể chuyện dân gian truyền thống theo kiểu “ngày xửa ngày xưa” nên thường bắt đần bằng điểm nhìn thời gian: “Hôm ấy, một ngày về cuối mùa đông…” (Lớp người bị bỏ sót),
“Bây giờ đã quá trưa…” (Cái án ông cụ). “Hôm nay vừa đầy tám ngày..”(Hạt gạo xôi mới)... Cách mở đầu này có vẻ như công thức, máy móc, giản đơn. Có đến 12 trong 16 chương được mở đầu theo kiểu này, nhưng với tài nghệ dẫn dắt khéo léo, Ngô Tất Tố lại nhẹ nhàng đưa người đọc cuốn hút vào những câu chuyện kểđầy thú vị mà không hề có cảm giác đơn điệu, nhàm chán. Nhưng đến Tập án cái
đình, cụ Tố lại chọn những cách mở đầu không kém phần li kỳ hấp dẫn. Ai làm nên tội được mở đầu bằng một lời phán xét quyết liệt: “Không thể tha hắn, nếu chúng ta nói đến chuyện cái đình.”. Với cách mở dầu táo bạo này, Ngô Tất Tốđã gây sự chú ý cho người đọc ngay từ trang đầu tiên.
Khác với Ngô Tất Tố, Nhà văn họ Vũ lại không chịu bó buộc vào trật tự thời gian. Mở đầu phóng sựCơm thầy cơm cô là màn hoá trang vui nhộn của anh bồi giả danh – nhân vật Tôi, rồi sau đó anh ta thâm nhập vào một quán cơm vô danh, và từđó các chương mục cứ gọi nhau, thúc nhau xuất hiện lần lượt theo một logic chặt chẽ mà tự nhiên. Nguyễn Đổng Chi lại khá ấn tượng khi mở đầu phóng sựTúp lều nát là tiếng chửi gớm ghiếc đầy uất hận : “Mả cha vạn họ nhà bay…”(Loài động vật ngắn cổ). Ngược lại với phong cách mạnh mẽ của Nguyễn Đổng Chi là Phi Vân, nhà văn đồng quê rặt
ròng Nam Bộ sinh ra từ mảnh đất Bạc Liêu này lại mở đầu thiên phóng sự của mình rất tự nhiên bằng lời mời nhẹ nhàng mà quyến rũ: “Bạn hãy cùng tôi du lịch một vòng xuống các miệt “hóc bò tó”, “chó
ăn đá, gà ăn sỏi” để tìm những cái lạ lùng..” (Các trò ơi, thầy phen này thọ tử - Đồng quê)
Những cách mở đầu khi thì rất tự nhiên, nhưng có khi lại rất ấn tượng đó như có một “ma lực” cuốn hút người đọc nhập ngay vào câu chuyện, rồi sau đó được tác giả dẫn dắt đi theo những tình huống hết sức bất ngờ mà thú vị. Sự linh hoạt, sáng tạo trong cách đặt Tít và cách mở đầu phóng sự làm cho các phóng sự luôn mới mẻ và giàu sức cuốn hút. Nó thể hiện phần nào bản lĩnh, dũng khí và trí tuệ sắc bén của các nhà phóng sự.
3.2.2.2. Cai Tôi trần thuật biến hoá, đa năng
Không chỉ bị hút bởi các tiêu đề và các cách mở đầu khá ấn tượng, người đọc còn bị lôi cuốn bởi sự biến hoá đa năng của cái Tôi trần thuật. Trong phóng sư, cái Tôi trần thuật đóng vai trò hết sức quan trọng, vừa là nhân chứng khách quan, vừa là người thẩm định khách quan đồng thời cũng là người kết nối các dữ liệu, tình tiết, chi tiết thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Không chỉ dẫn truyện, nhân vật Tôi còn phải định hướng nhận thức cho bạn đọc, vì thế nhà phóng sự phải cẩn trọng khi nhập cuộc và chịu trách nhiệm về bài viết của mình trước dư luận. Cũng như các phóng sự giai đoạn 1930 – 1945, phóng sự viết vềđề tài nông thôn giai đoạn này thể hiện một cái Tôi trần thuật có tính chất lưỡng thể,
đa năng biến hoa. Ở phóng sự này, cái Tôi nhân chứng – người trần thuật tham dự vào câu chuyện, dẫn người đọc đi suốt thiên phóng sự, nhưng ở phóng sự khác, cái Tôi nhân vật – người kể chuyện
được nhân vật hoá đã trực tiếp xông xáo, hội nhập vào thế giới nhân vật của tác phẩm.
Trong thiên phóng sựViệc làng. Ngô Tất Tố luôn đóng vai trò nhân chứng (cái Tôi nhân chứng) lần lượt dẫn dắt người đọc đến gặp từng nhân vật (nhân chứng) để chứng kiến sự kiện. Qua những sự kiện, những hành động của nhân chứng để thể hiện mục đích khám phá hiện thực của mình. Từ đó người đọc hiểu rõ bản chất của những hủ tục chốn thôn quê một cách sâu sắc và đáng tin cậy. Cái Tôi trần thuật đa năng biến hoá được thể hiện sinh động nhất là ở phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Có khi là
người trần thuật nguỵ trang sắm vai một tay anh chị trong giới Cơm thầy cơm cô, có khi lại là người trần thuật được uỷ nhiệm thành kẻ “phiếm du” xem một huyện ăn Tết như thế nào… Sự nhập cuộc này không phải là chuyện dễ dàng, chu đáo như Tam Lang còn bị Vũ Ngọc Phan bắt lỗi là con người to béo nặng nề đó “cầm càng xe sao được”. Và chính Tam Lang cũng có lúc xấu hổ thấy mình “như một thằng trần truồng đi ra ngoài phố”. Còn nhân vật Tôi trong phóng sự của nhà văn họ Vũ này thì rất tự nhiên trong ăn mặc, thành thạo trong đi đứng, suồng sã thân mật trong nói cười, thậm chí chim chuột y như thật!
Thực ra, tất cả đều là cái Tôi nhân chứng – người trần thuật tham dự vào câu chuyện dẫn dắt người đọc đi suốt toàn thiên phóng sự. Điều thú vị là do sự xông xáo, nhiệt tình tham dự một cách sâu sắc, toàn diện vào diễn biến của truyện kể nên cái Tôi nhân chứng đó “nhập” vào tác phẩm trở thành
cái Tôi nhân vật. Người kể chuyện được nhân vật hoá này gia nhập vào thế giới nhân vật một cách xông xáo, tham gia tổ chức tác phẩm. Sự nhập vai tài tình của nhân vật Tôi đã đem lại cho phóng sự của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Phi Vân, Nguyễn Trần Ai… một lối kể chuyện hấp dẫn. Tác giả bỗng nhiên trở thành người trong cuộc, tiếp cận, tìm tòi, khám phá sự kiện một cách trực tiếp, nhìn nhận vấn đề một cách rất thấu đáo và soi rọi thấu bản chất vấn đề.
3.2.2.3. Cách dẫn dắt câu chuyện linh hoạt, uyển chuyển
Bên cạnh sự biến hoá đa năng, tài tình của cái Tôi trần thuật là nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện linh hoạt, uyển chuyển với nhiều phong cách và giọng điệu khác nhau. Đây là phong cách kể của truyện ngắn, tiểu thuyết được các nhà phóng sự vận dụng sáng tạo trong tác phẩm phóng sự của mình. Chính nghệ thuật kể chuyện linh hoạt này đã lý giải vì sao mỗi phóng sự chỉ xoay quanh miêu tả một vấn đề và kéo dài hơn chục mẫu chuyện và hàng chục trang sách mà người đọc không cảm thấy đơn điệu, nhàm chán. Các tác giảđã sáng tạo ra kiểu nhân vật người kể chuyện: nhân vật Tôi. Nhân vật này là người dẫn dắt các tình tiết và tổ chức các tình huống một cách linh hoạt với cách ăn nói hóm hỉnh và những lời bình luận sắc sảo đã làm tăng thêm rất nhiều hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm.
Nhân vật Tôi thường dẫn dắt câu chuyện theo kiểu vừa đi đường vừa gợi chuyện để các nhân vật khác cùng kể với mình. Chẳng hạn trong Mồ hôi và Mồ hôi(Túp lều nát), Nguyễn Trần Ai khéo để cho Phó tổng và tri B say sưa kể về những thói phù thu lạm bổđầy tinh vi của bọn lý trưởng. Họ hăng say kể với tâm trạng tỏ vẻ thông hiểu tất cả mọi sự đời. Có những lúc sợ câu chuyện “chết yểu” giữa chừng, tác giả phải nuôi dưỡng câu chuyện bằng cách khéo léo hỏi một số câu mang tính chất khơi gợi rất thông minh. Đây chính là những “mánh khoé” hết sức cần thiết khi khai thác tư liệu đồng thời cũng là cách làm cho câu chuyện trở nên sinh động, lôi cuốn. Hay trong Dĩ dật đãi lao (Túp lều nát), tác giả luôn nghĩ ra những kế rất diệu để cho chú H tự “cung khai” nỗi oan ức của mình đồng thời dẫn dắt câu chuyện thêm sinh động, lôi cuốn. Kiểu như: “Tội vạ như thế mà chú không kêu oan à?”, “Có lẽ ông Lý và hương chức có giấy kêu oan mà quan trên không xét chăng?”...
Sự “khôn ngoan” khi dẫn dắt tình tiết còn thể hiện trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Phóng sự của ông đầy ắp tư liệu và sự kiện. Cái hay là ông biết tạo ra độ kết dính các tư liệu và sự kiện đã được chọn lọc tới mức điển hình đó để tạo nên những ấn tượng thẩm mỹ mạnh mẽ và hấp dẫn đối với người đọc. Người đọc bị hút vào tác phẩm, từ đó nảy sinh nhu cầu muốn khám phá và thưởng thức nghệ thuật. Chẳng hạn, để dẫn dắt các tình tiết và tổ chức các tình huống trong Cơm thầy cơm cô một cách linh hoạt, Vũ Trọng Phụng đã sáng tạo nhân vật Tôi khá độc đáo. Nhân vật Tôi đó vừa không phải là Vũ Trọng Phụng, vừa là chính Vũ Trọng Phụng, bởi nhân vật này có cách ví von rất ác, bất ngờ, ăn nói hóm hỉnh có duyên, những lời bình thông minh sắc sảo. Ông có lối kể chuyện hoạt bát, tự nhiên, có khi như cùng trò chuyện, cùng tranh cãi với cả người đọc một cách thoải mái và vui vẻ.
Cũng như vậy với Một huyện ăn Tết, tác giả không cần dụng công tiến hành theo lối thực địa mà chỉ cần bám sát viên lục sự già bên khay bàn thuốc phiện, từ cửa miệng của con người biết “đục khoét thành thánh” ấy, chỉ cần vài câu dẫn dắt, gợi hỏi khéo léo, được tung hứng bởi “nàng tiên nâu”, tác giả có thể thu thập một mớ tư liệu sinh động, đáng quí và câu chuyện tham nhũng cứ thế được lộn trái ra trần trụi, phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật không đường chối cãi.
Sự dẫn dắt khéo léo tài tình của nhà phóng sựđã kéo độc giả say sưa theo những câu chuyện mà mình chứng kiến. Do có sự định hướng tư tưởng và sự sáng tạo nghệ thuật nên những câu chuyện không rời rạc, tản mạn, tẻ nhạt mà ngược lại chúng có sự liên kết theo định hướng chung của chủđề.
Những cuộc phỏng vấn đàm đạo của người trần thuật với các nhân vật diễn ra với những câu hỏi dẫn dắt khéo léo và và những câu trả lời tiếp nối khiến ngôn ngữ nhân vật cuộn xoắn, kết chuỗi tạo sinh khí và sức lôi cuốn độc giả. Và sau những cuộc hội thoại ấy, câu trả lời vẫn chưa hoàn tất mà còn mở ngỏ cho người kể chuyện, nhân vật và người đọc cùng nghiền ngẫm, chiêm nghiệm về lẽ đời, về thời cuộc, về con người hôm qua và hôm nay.
3.2.2.4. Nhiều nhân vật cùng tham gia thuật kể
Đối với thể phóng sự, chủ yếu tác giả kể lại những gì mình chứng kiến một cách khách quan. Nhưng để cho câu chuyện thêm phần tự nhiên, sinh động, có khi các nhân vật được tác giả khéo léo“uỷ quyền”giao cho nhiệm vụ kể về nhân vật khác. Chẳng hạn, trong phóng sự Cơm thầy cơm cô
của Vũ Trọng Phụng, tác giả để cho các nhân vật cướp lời nhau kể về những xấu xa của gia chủ của mình. Và thế là tác giả “rút lui vào hậu trường” để cho các nhân vật thoả sức “biểu diễn”, những câu chuyện lạ lùng, thật nhơ bẩn, thật chướng tai lại hiện lên một cách tự nhiên, khiến người đọc không chút nghi ngờ về tính chân thật của nó.
Điều thú vị là không chỉ kể về nhân vật khác, có khi nhân vật tự lại tự kể về mình. “Cuốn tiểu thuyết của con sen Đũi” trong Cơm thầy cơm cô chủ yếu là do nó tự bạch. Từ thuở ở quê gia đình gặp hoạn nạn đến cảnh đi ở với bao nỗi khổ nhục, rồi chuyện nó bị hiếp, chuyện nó khiêu dâm hai đứa con chủ nhà để trả thù và ước mơ trở thành bà phán, bà kí đều là những lời nó tự kể… Cuộc đời của cụ Thượng Lão Việt trong Lớp người bị bỏ sót (Việc làng) cũng là lời tự bạch trong cơn hấp hối. Từ thuở 17 đã cày sâu cuốc bẫm, buôn bán ngược xuôi đến chuyện thằng con phải để nó dốt nát, rồi những món nợ vì hủ tục kéo dài từđời ông sang đời con…Tất cảđều hiện lên qua lời bộc bạch xót xa của chính cụ Thượng Lão Việt, còn tác giả chỉ đóng vài trò như độc giả chứng kiến những câu chuyện của cụ với tâm trạng vừa ngậm ngùi thương xót vừa ngạc nhiên sửng sốt. Câu chuyện của cụ cứ hiện ra tự nhiên mà không hề có một câu khơi gợi nào. Nhờ vậy, tính xác thực của thông tin được đảm bảo, vai trò chủ quan của nhà phóng sự không “lấn sân” sang quá trình thuật kể của chính nhân vật.
Trong khi tác giả thuật kể hoặc các nhân vật tham gia thuật kể, ta thấy xuất hiện các cuộc đối thoại ngắn. Những cuộc phỏng vấn đàm đạo của người trần thuật với các nhân vật diễn ra với những
câu hỏi dẫn dắt khéo léo và những câu trả lời tiếp nối khiến ngôn ngữ nhân vật cuộn xoắn, kết chuỗi tạo sinh khí và sức lôi cuốn độc giả. Và sau những cuộc hội thoại ấy, câu trả lời vẫn chưa hoàn tất mà còn mở ngỏ cho người kể chuyện, nhân vật và người đọc cùng nghiền ngẫm, chiêm nghiệm về lẽđời, về thời cuộc, về con người hôm qua và hôm nay.
Với cách dẫn dắt khéo léo này, nhân vật Tôi từ bỏ vị trí người kể chuyện truyền đạt những thông tin đã biết trước trở thành người cùng với độc giả của mình kiếm tìm sự thật. Nhân vật Tôi và các nhân vật tự kểđều có quyền bình đẳng ngang hàng nhau. Nhờ sự dẫn dắt khéo léo mà nhân vật Tôi đưa câu chuyện đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Lối kể chuyện này không làm cho người đọc thụ động ngồi nghe mà cuốn hút vào câu chuyện, cùng tác giả khám phá những điều mới mẻ. Cách để cho nhân vật tự kể chuyện về mình và kể chuyện về nhân vật khác cũng khiến cho không gian và thời gian của câu chuyện như rộng ra, bao quát hơn, cụ thể hơn. Hiện thực cuộc sống nhờ vậy đã bước vào trang