Sáng tạo trong khai thác tư liệu

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong phóng sự văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 64 - 67)

NGHỆ THUẬT CỦA CÁC PHÓNG SỰ VỀ NÔNG THÔN

3.1.3. Sáng tạo trong khai thác tư liệu

Bên cạnh sự năng động trong tiếp cận hiện thực, các nhà phóng sự viết vềđề tài nông thôn còn thể hiện sự sáng tạo trong khai thác tư liệu. Có khi, họ thể hiện sự khôn ngoan trong thao tác nghề nghiệp, tinh vi trong nghệ thuật điều tra để có những tư liệu “sống”, nhưng cũng có khi dùng trí tưởng tượng sáng tạo để tái hiện tư liệu, thậm chí sử dụng cả những tư liệu mang tính mơ hồ, ước lệ…

3.1.3.1. Nắm bắt thông tin nhanh nhạy

Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Trần Ai, Trọng Lang, Phi Vân… đều là những nhà văn – nhà báo cho nên rất nhạy khi phát hiện những mối thông tin và rất khéo khi khơi gợi, khai thác những thông tin đáng tin cậy.

Người nắm bắt thông tin nhanh nhạy tiêu biểu nhất có thể kể đến là Nguyễn Trần Ai. Đang đi lấy tin cho bài báo nọ, vô tình gặp chắt Ch, câu chuyện thương tâm của chắt Ch làm nhà phóng sự Nguyễn Trần Ai ngay lập tức xoay đổi công việc. Từ chỗ viết tin cho tờ báo nọ, ông nghĩ ra một kế, “tìm ở trọ nhà một ông Lý, đội lốt một thầy giáo dạy tư...lần mò tìm kiếm trong cái màn xanh xanh bí mật kia một ít cảnh tượng đáng than khóc”[4, tr.22]. Và thế là ông chọn nhà lý S trong bối cảnh mùa gặt sưu thuế. Thời điểm, địa điểm tiêu biểu này là đầu mối quan trọng để những thói phù thu lạm bổ, sưu cao thuế nặng, tham nhũng cường quyền bộc lộ rõ chân tướng nhất. Và từđó, 13 chương phóng sự với những sự thật ở làng quê xứ Nghệđược phanh phui cùng với ngồn ngộn những tư liệu đáng tin cậy.

Cũng khám phá tệ tham nhũng, Vũ Trọng Phụng rất khôn ngoan khi chẳng thèm đi đâu xa mà chỉ nằm bên khay đèn của viên lục sự già, vì hắn là đầu mối của mọi thông tin lại chẳng thèm che dấu

hành vi xấu xa của mình. Được tạo hứng bởi “nàng tiên nâu” hắn xổ ra tất cả những mánh khoé của giới quan trường. Vũ Trọng Phụng ngay tức khắc “bám” vào đầu mối này để phanh phui các sự kiện.

Không chỉ nắm bắt thông tin nhanh nhạy, các nhà phóng sự còn thể hiện nghệ thuật khơi gợi để

khai thác nguồn thông tin dồi dào, đáng tin cậy. Chẳng hạn trong Loài động vật ngắn cổ(Túp lều nát), có lúc tác giả dỗ dành dịu ngọt chắt Ch. khi ông ta khóc lóc nóng giận với bộ mặt hung thần; có lúc hỏi han gia đình vườn ruộng để hiểu thêm tờ biên lai nhập nhèm ra sao, có lúc lại chỉ cho chắt Ch kế sách lần lữa không chịu nộp thuếđể lên quan nộp cho phân minh, từđó lần tìm ra manh mối của những thủ đoạn bỉ ổi mà bọn quan lại sắp đặt khá kỹ… Mỗi câu hỏi khéo léo của tác giả đều có mục đích khơi gợi, nắm bắt thông tin.

Cũng khéo léo như thế, trong Cơm thầy cơm cô, Vũ Trọng Phụng lấy làm lạ khi một đứa đi ở mất việc lại không muốn có việc làm, nên đã “khôn ngoan” thiết kế một cuộc “ve nhau” ở một vỉa hè, gần đống rác, “Và cặp uyên ương chúng tôi không biết kiểu cách vì trong khi nói chuyện, chúng tôi quyên khuấy đi mất không biết cả hai đã cứ để ống quần vén lên đến đùi! Bởi thế nên lời thú tội của cái Đũi, tôi có thể tin được là thành thực.” [62, tr.126]. Với nghệ thuật khơi gợi khéo léo, tác giả đã “rút” được rất nhiều thông tin quan trọng và đáng tin cậy về thế giới của những hạng “cơm thầy cơm cô”. Hoà nhập vào dòng người này, tác giả say sưa đóng vai nhân tình của cái Đũi, thậm chí có lúc cũng phải chim chuột rất tình nhằm khai thác những ẩn ức bên trong của nhân vật trong một hoàn cảnh hết sức tự nhiên, vì thế đã đem lại nguồn thông tin dồi dào, sống động về những người nông thôn ra thành thị:

Rồi tôi cảm thấy rằng muốn làm một nhà xã hội học, một nhà tâm lý học, một nhà triết học thì trước hết hãy đăng vào nghề cơm thầy cơm cô! Người phu xe biết hết mọi sựđộc ác của loài người hơn là một nhà học giả. Người bồi săm biết hết mọi sự dâm đãng của loài người hơn là một nhà giải phẫu học. Và một kẻđi ở thì cũng biết rõ những tình hình của loài người hơn là một văn sĩ tả chân. [62, tr.162].

Sự nhanh nhạy tiếp cận, khéo léo khi gợi mở thông tin, hoà vào đối tượng để tâm tình, giãi bày những ẩn ức một cánh tự nhiên đã giúp các nhà phóng sự thu được một lượng nguồn thông tin dồi dào, xác thực vềđời sống nông thôn Việt Nam. Từđó, để lại cho đời những tác phẩm không chỉ có giá trị về nội dung mà còn về nghệ thuật khai thác tư liệu và xử lý tư liệu.

3.1.3.2.Dùng trí tưởng tượng để phân tích và xâu chuỗi tư liệu

Nắm bắt thông tin tài tình, xử lý thông tin khéo léo, các nhà phóng sự còn dùng trí tưởng tượng để tái hiện và xâu chuỗi tư liệu. Đó là những lúc không thể dùng mắt thường để quan sát tìm ra bản chất của sự việc, mà cần năng lực nhận thức cuộc sống và kinh nghiệm cá nhân phong phú để phân tích lý giải. Nói như Puskin: “sự tưởng tượng chân chính đòi hỏi một sự hiểu biết thiên tài” [Tạp chí văn học số 4, tr.49].

Tất nhiên sự tưởng tượng phải phù hợp với logic cuộc sống. Vừa phải khoa học vừa phải có tính thẩm mỹ. Từ sự kiện trước mắt, nhà phóng sự tưởng tượng để gợi mở sự kiện, gợi cái đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra… rồi xâu chuỗi một cách hợp lý. Chẳng hạn, để cảnh báo về một chế độ mục rỗng, Nguyễn Đổng Chi tưởng tượng như một “túp lều sắp đổ”, một sự tưởng tượng đầy ngụ ý :

Các ngài thử lại gần mà xem. Này đây: những đường xà, cột trụ nhìn ngoài trông vẫn bóng loáng, đẹp đẽ đấy, nhưng ta thử ấn tay vào một tí có phải nó rúm ró như cạp bánh đa không? Chính là có vô vàn con mọt đã đục khoét thành rãnh, thành hang, xuyên tạc trong đó như một hầm mỏ. Rồi đến sát chỗ vách kia, các ngài sẽ trông thấy từng đường đất kéo dài lên đến tận nóc như những đường đê. Các ngài hãy dùng một cành cây bới nó ra xem. Thưa,

đấy là hàng trăm nghàn con mối. Đã hết đâu. Kìa, trên nóc lều, một vài con chuột thấy bóng người đang chạy trốn nháo nhác kia đấy. Những con mèo ở đây toàn là giống mèo nằm bếp nhác nhớn, mà có lẽ lại sợ chuột nữa (….) Túp lều ấy các ngài ôi! Chính là chỗ dân quê chui rúc làm ăn, chính là cái làng của nước mà các ngài đang quản trị.Vậy mà túp lều ấy nát. Cả

bọn dân trú ngụ ở trong, bọn dân thường năm vẫn nộp thuế cho các ngài sòng phẳng, đang muốn xin một sự thi ân.[4, tr.12-13].

Cũng sử dụng trí tưởng tượng tài tình để phân tích và xâu chuỗi tư liệu, “ông vua phóng sự Bắc kì” đã dùng tưởng tượng để gợi về cảnh con sen Đũi khiêu dâm cậu bé con chủ nhà: “hình như tôi thấy hiện rõ rệt trước mắt tôi cái cảnh tượng thảm hại một cậu bé 12 tuổi mà đã hứng tình trước hai cái đùi trắng nõn của một con sen vờ nằm ngủ say”, rồi sau đó tưởng tượng về tương lai và phân tích: “cậu học trò kia mai sau tất rồi hư thân, mà nếu có hư, chính là chỉ vì cha mẹ cậu ta đã ở ác với một con sen tinh ma quỉ quái”[62, tr.135]. Xâu chuỗi các sự kiện lại, tác giả phân tích lí giải rồi lên tiếng tố cáo xã hội nhố nhăng chốn Hà thành đã làm băng hoại nhân phẩm con người.

Nhiều chân dung nhân vật ít nhiều chứa đựng yếu tố tưởng tượng. Sự miêu tả nhân vật pha chút tưởng tượng làm cho nhân vật sinh động và gần với cuộc sống hơn. Nói như I. Gôncha rốp: “lối chụp trực tiếp từ cuộc sống sẽ dẫn tới một bản sao nhợt nhạt, thảm hại. Chỉ bằng con đường của tưởng tượng sáng tạo nó mới đến gần với cuộc sống.” [3, tr.304]. Bằng sự nhào nặn những tư liệu về người thật việc thật dựa trên vốn sống phong phú của chính mình, các nhà phóng sựđã biến “sự thật của hiện thực thành sự thật của nghệ thuật” [81, tr.127] làm cho những tư liệu trở nên có hồn hơn, lung linh hơn.

3.1.3.3. Dùng những tư liệu mơ hồ, ước lệ

Trong những phóng sự viết về nông thôn giai đoạn này, các cây bút phóng sự còn sử dụng

những tư liệu mơ hồ, ước lệ. Nếu Đồng quê kể về những câu chuyện ở một làng, một thôn nào đó có tên của từng địa danh con người cụ thể theo kiểu nói có sách mách có chứng thì trong Túp lều nát

nào mà tên làng thường viết tắt, thời gian thì ước lệ. Kiểu như“Tôi lọt vào nhà lý S, thôn M.V giữa lúc ông ta “búi” lên với mùa gặt sưu thuế” (Nguyễn Trần Ai), hay “cái làng Lão Việt nhà tôi có thể đại biểu cho tất cả hương thôn già cỗi của nước Việt Nam”(Ngô Tất Tố)Nói về nạn tham nhũng ở một huyện vào dịp Tết trong phóng sự Một huyện ăn Tết, Vũ Trọng Phụng cũng “chẳng nên nói rõ ra đây là cái tên của huyện ấy” vì “bất cứ chỗ nào, sựđời cũng đến vậy cả”. Thời gian cũng mơ hồ, không cụ thể, câu chuyện huyện ăn Tết được miêu tả vào “tháng Chạp năm ngoái”, nhưng “nó có thể cứ vẫn là câu chuyện của Tết năm nay, lại có thể sẽ là câu chuyện của Tết sang năm nữa”.

Cũng như vậy, khi miêu tả một quán cơm trong Cơm thầy cơm cô, nhà văn họ Vũ này cũng “không cần nói rõ hàng cơm nào, ở phố nào” nhưng lại miêu tả đúng cái mùi vị thâm căn cố đế của hàng vạn hàng cơm mạt hạng “mùi cá mè…mùi thịt trâu, thịt lợn thiu, mùi dưa khú”. Nói như TS Nguyễn Hoài Thanh, những cái mơ hồ kiểu như trên “không phải thiếu khả năng nắm bắt được đối tượng miêu tả, càng không phải là sự phóng bút ngẫu hứng, mà là sự mơ hồ, tự giác, chủđộng, nhằm nhận thức vấn đề một cách khái quát, nhằm đi sâu để nắm bắt cái bản chất bên trong của nó”. [81, tr.128]

Cách lựa chọn một số tư liệu mơ hồ, ước lệ là những “thao tác kỹ thuật” để các nhà phóng sự khắc hoạ vấn đề trên diện rộng một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong phóng sự văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)