Những tệ nạn xã hộ

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong phóng sự văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 30 - 37)

NỘI DUNG HIỆN THỰC VÀ CẢM HỨNG TƯ TƯỞNG TRONG CÁC PHÓNG SỰ VỀ NÔNG THÔN

2.1.2.1. Những tệ nạn xã hộ

Cũng như các nhà văn đương thời, những cây bút phóng sự viết về nông thôn cũng hướng ngòi bút của mình vào việc khám phá những tệ nạn xã hội nhức nhối, những vấn đề xã hội thương tâm. Bằng nhãn quan sắc sảo và ngòi bút hiện thực năng động, táo bạo, các họđã lật tung những vấn đề xã hội thuộc hàng quốc nạn lúc đó là tệ nạn tham nhũng, nạn sưu cao thuế nặng, chếđộ hào cường, nạn phù thu ăn chặn, và cả nạn tôi đòi con ở… Từng mảng đời sống xã hội cứ hiện dần lên trong trang viết của các nhà phóng sự hợp thành bức tranh rộng lớn, phong phú và rất đậm nét.

Trước hết là nn sưu cao thuế nng khiến người nông dân phải sống trong cảnh lay lắt, éo le được nhà văn, nhà nghiên cứu văn học và sử học Việt Nam Nguyễn Đổng Chi dưới bút danh Nguyễn Trần Ai Mộng Thương thư trai Hà Tĩnh thể hiện khá sinh động cụ thể trong tập phóng sự Túp lều nát

(1937). Tập phóng sự gồm bài tựa và 13 chương. Dưới ngòi bút phóng sự sắc sảo của Nguyễn Trần Ai, bức tranh quê vùng nông thôn Nghệ Tĩnh hiện ra vô cùng ảm đạm, trong đó người nông dân như một “loài động vật ngắn cổ”. Chỉ nguyên nạn sưu cao thuế nặng cũng đủ đẩy người nông dân vào bước đường cùng.

Mùa gặt của Hương Lý không phải như người nông dân gặt lúa ở ngoài đồng mà là “gặt sưu thuế giữa dân gian”:

…họ chỉ ngồi yên một nơi, thỉnh thoảng phe phẩy chiếc quạt giấy, rít vài hơi thuốc lào, hoặc nốc vài chén rượu (…) mấy người chung nhau một quản bút, một cái cùm nhỏ, con roi mây, cái thước tay và một chiếc kẹp tay (…) tự dưng có người giắt bạc giấy, xu, hào…mà đưa đến tận nhà[4, tr.25].

Nguyễn Trần Ai đã dựng lại một cách trung thực, sâu sắc cảnh những người nông dân đi nộp thuế: trong giấy hội bổ của ông Nhiêu chỉ có 1 đồng 50 hào mỗi mẫu, nhưng ông Lý nói thách 5 mẫu 3 sào lên đến 10 đồng 07 hào, rồi những tiếng cò kè mặc cả bớt một thêm hai giữa thầy Lý với ông Nhiêu; kế tiếp là cảnh thằng đĩ Ba, thằng xã Trung không đủ tiền nộp thuế liền bị mấy tên phu tuần xiết cày, bừa, lưới, vó, và cả cái vại nhỏ; đằng kia lại là cảnh một anh dân quê có thẻ bần (thẻ sưu của hạng người nghèo phải nộp 1 đồng 8 hào một năm) nhưng chỉ có 8 giác bèn đem thân đến chịu tội. Khủng khiếp nhất là cảnh chúng khảo của: Hương kiểm lấy chiếc kẹp ngũ trảm kẹp giữa các ngón tay người nông dân tội nghiệp rồi nắm kẹp lại. Tiếng la thét giãy giụa choi chói như cắt cổ, tiếng rên xiết, tiếng rú thảm thương… người đọc rởn gai ốc. Các ông hương chức thì ngồi ung dung bốn bên dỗ dành cho đến lúc lòi thuế. Đúng là một quân cướp ngày!

Một người dân nữa không cha mẹ, vợ con, nhà thì trên không tranh dưới không phên nhưng bị liệt vào hạng tráng nên không có tiền nộp, hắn phải trốn ra chợ Đình làm thuê để…kiếm ít tiền về nộp thuế. Lục túi hắn có 3 hào, ông Lý đút vào tráp rồi bắt hắn làm việc không công cho Lý S hai tháng.

Thì ra sự thu thuế cho nhà nước ở làng đây, than ôi! Không còn là cái nghĩa thu thuế nữa. Nó là một sự mua bán. Thách lên cao để cho kẻ khác trả xuống thật rẻ mạt rồi cứ nhích lên từng nấc dần dần. Nó lại là một việc tra khảo cho lòi của ra nếu như không tìm được đồđạc xiết lấy

đem về. Con roi mây, cái cùm, cái kẹp đều là những vật ép người cho lòi tiền thuế.[4, tr.30].

Tinh vi hơn là nhưng thứ thuế trá hình nấp sau những hủ tục, những luật lệ vô lý trong Việc làng

của Ngô Tất Tố. Giai cấp thống trị đã duy trì ở làng quê nhiều kiểu bóc lột: có hình thức trắng trợn (sưu thuế, địa tô, cho vay nặng lãi, khoanh vùng cắm đất làm đồn điền…), có kiểu bóc lột nấp sau các hủ tục, hương ước của từng vùng, lại có hình thức làm tiền nấp sau các bức màn Tôn giáo và mê tín dị

đoan. Những thứ thuế trá hình đó bọn phong kiến địa phương đánh vào đầu những kẻ thấp cổ bé họng ở nông thôn. Không tuân theo, không chịu khuất phục trước uy thế của chúng tức là không tuân theo lệ làng, lập tức bị làng ngả vạ. Chúng cứ việc “mua lợn, mua gạo đem ra điếm làng mà ăn. Phí tổn bao nhiêu, người có lỗi phải chịu”. (Một tiệc ăn vạ)

Các cây bút phóng sự đã khám phá bóc trần những tệ nạn xã hội trầm kha, nguy kịch và tiềm ẩn những bức xúc của người dân. Sẽ không còn là nghĩa vụ nộp thuếđể xây dựng đất nước với ý nghĩa thiêng liêng của nó nũa, nạn sưu cao thuế nặng với những biến thái tinh vi đã trở thành nổi ám ảnh ghì nặng cuộc sống người nông dân đến mức không thể vùng vẫy được.

Bên cạnh sưu cao thuế nặng là nn phù thu ăn chn. Phù thu tức là thu trội lên và phân bổ thuế khoá một cách nhũng lạm, quá mức. Túp lều nát không chỉ miêu tả cảnh những người nông dân phải chịu nạn sưu cao thuế nặng mà họ còn phải chịu bao nhiêu kiểu bóc lột trá hình khác: nạn phù thu lạm bổ vào mùa thu thuế (Loài động vật ngắn cổ), lệ làng khi nhà có giỗ chạp, ma chay; nạn ăn chặn khi có tiền phát chẩn (Mạnh lệ quân nước Nam); đến tiền chồng gửi về cho vợ cũng bị cướp trắng…Thậm chí một người dân nghèo có đứa con gái bị hãm hiếp, được xử bồi thường có năm đồng cũng phải đãi bọn tuần đã có công bắt, cơm nước cho bọn hương chức trong làng, lý trưởng ăn chặn nên chỉ còn hơn 1 đồng, trong khi đứa con gái ấy bị mang bệnh nặng, cần tiền để chữa chạy. Câu chuyện càng trở nên bi thảm hơn khi dưới mắt những người nông dân nghèo khổ, họ cứ yên trí rằng gia đình người bị nạn ấy có những 5 đồng để tiêu Tết!

Nhưng có lẽấn tượng sâu nhất trong lòng người đọc là cảnh ăn chẩn trong Mạnh lệ quân nước Nam(Túp lều nát). Làng ông Lý đang phát chẩn cho dân bị bão lụt. Ông Lý lãnh 220 đồng cho phần đất cai trị của mình với số dân trong phủ là 250 người, ông giữ kín chỉ phát cho mỗi nhà một người. Để nuốt trôi phần còn lại vào bụng mình, ông Lý phải làm “trò ảo thuật”: kêu bọn ăn mày, ăn xin ở làng bên đi nhận thay, có thằng đi lãnh chẩn đến ba lần, ông khai làng có đến 70 đàn bà goá. Nực cười hơn là bà Lý cũng vào cuộc, bà đóng ba lần là kẻăn xin rách rưới, hôi thối khác nhau, thậm chí giả trai để đi lãnh chẩn!

Để phù thu được nhiều, bọn quan lại cường hào biến hoá rất nhiều cách mà chỉ có trời mới thấy! : “Họ xướng lên rằng: “Điền bất cập hạ”, như một làng có 200 mẫu trong sổ bộ mà họ nói ruông thực chỉ có 150 hay 160 mẫu chằng hạn. Thế là 150 hay 160 mẫu cõng thuế cho 200 mẫu”(điền bất cập hạ tức là diện tích thực của ruộng ít hơn diện tích trong sổ trước bạ)[4, tr.44]; “họ nhận tiền rồi chưa kịp viết biên lai họ liền trở mặt tắp lự, bảo là chưa nạp.(…) Đi nạp thuế mà ta thấy họ bổ “nhất tam tòng nhị” hoặc nhất luận một số bao nhiêu đó, thế là họ phù thu rồi đó”. (nhất tam tòng nhị tức là loại một và loại ba chia ra cứ bình quân mà nộp) [4, tr.45] và còn nhiều trò “lắt tắt, lỉ tỉ”, khó dò khó kiện khác…

Túp lều nát đã khám phá ra một điều khá mới mẻ: những thủđoạn phù thu, ăn chặn trắng trợn bẩn thỉu, tinh vi không chỉ tồn tại ở viên quan này hay lý trưởng kia mà của cả bộ máy chính trị thối nát thời thuộc địa. Lũ quan lại như “bầy gà ăn quẩn cối xay” – một bầy gà thảm hại, một cối xay cũ nát để rồi chúng lại đem cung phụng cho những ông chủ thực dân.

Bên cạnh nạn phù thu ăn chặn, một vấn đề nổi cộm cũng không kém phần nhức nhối của xã hội thuộc địa là t tham nhũng tràn lan. Tham nhũng trở thành một “công lệ” của giới quan nha.

Lần theo bước chân của bọn cai lệ trong Một huyện ăn Tết, Vũ Trọng Phụng đưa ta đến câu chuyện của viên lục sự già bên khay bàn thuốc phiện diễn ra trước ngày giáp tết để từ đó lật lên toàn bộ bản chất tham nhũng của bộ máy thống trị thực dân phong kiến. Từ trên “sa bàn chỉ đạo” của viên lục sự già - con người “biết đục khoét thành thánh”- những mệnh lệnh đục khoét được ban ra, dưới sự chỉ huy của cai cơ, lũ lính lệ trống dong cờ mở tiến vào trận quét dưới sự bảo hộ của ngọn gói quyền uy là bộ “luật bất thành văn”. Cả làng quê nhốn nháo, nhặng xị vì cơn lũ tham nhũng. Lũ hương lý, kì hào và những chức sắc sở tại sợ xanh mặt như cá nằm trên thớt. Người đọc chứng kiến liên tiếp những thủ đoạn “cướp ngày” tinh vi, trắng trợn của chúng. Lý trưởng mất tiêu bữa rượu, phó lý bị hạch chầu thuốc phiện, rồi còn phải lo lót tay đút chân sao cho mọi chuyện êm thấm. Những thủ đoạn xoay tiền của lũ cai lệ diễn ra thuần thục thành kỹ xảo. Người nhận hối lộ và kẻ hối lộđã quá hiểu nhau, bởi lẽ họđều sống dựa vào nhau và cùng được bao bọc bởi cái “luật bất thành văn” ấy:

Thì ra cách tổ chức xã hội kim thời, thật vậy, kể đã là chu đáo đến tột bậc. Xã hội thì như một bộ

máy tinh tế, mà cá nhân là những cái bánh xe, nếu một cái quay thì bao nhiêu cái khác cũng phải quay theo, nếu một cái hỏng thì toàn bộ cũng phải ngừng lại…Chẳng một ai lại có thể đứng ra ngoài công lệ: cá lớn nuốt cá bé...(Một huyện ăn Tết).

Nhìn sâu vào cơ quan đầu não của một chếđộ, ta thấy không chỉ các nhà đương chức, đại diện cho công lý mà còn lũăn theo như nho Kh., thầy thông, thầy kí chúng cũng tranh thủ tìm cơ hội ngày tết để tống tiền. Những thủ đoạn bậc thầy được biểu diễn trong khi cật vấn Chánh Cờ, khi ngon ngọt nhã nhặn với cụ Bá. Những thao tác của nho Kh. thật uyển chuyển, thuần thục để hướng tới cái đích: hạch tiền. Toàn bộ guồng máy nhà nước từ dưới lên trên đều mang căn bệnh tham nhũng kinh niên, có tính cố hữu. Lũ “cướp ngày” được xã hội bảo lãnh ấy thống nhất trong cơ chế vận hành và cả trong phương thức phân phối. Ăn chia rõ ràng:

Họ phải trích ra một nửa đểđem lên tỉnh nộp ông quản cơ. Thường ra, số tiền ấy đã thành lệ, như

một điều trong sổ dự toán. Ông quản cơ tỉnh sẽ nhân danh cả cái giới lính cơ dùng cái số tiền kia

để mua lễ vật để biếu các quan trên, cụ Bố, cụ Thượng, ông Đồn. Sự thăng chức nhanh hay chậm của các cá nhân hoặc cảđoàn thểảnh hưởng ở cái lễ to hay nhỏ [63, tr.551].

Rõ ràng, tham nhũng trở thành quốc nạn, là vấn đề thời sự không chỉ một thời, một quốc gia mà của mọi thời, mọi quốc gia như chính tác giả viết: “Nó có thể vẫn cứ là câu chuyện tết năm nay, lại có thể

là câu chuyện tết sang năm nữa”. [63, tr.544].

Quyền lực và đồng tiền đã có sức mạnh vạn năng, làm băng hoại đạo đức xã hội, tác oai tác quái làm biến đổi lương tâm con người. Cũng từ nỗi bức xúc ấy, Nguyễn Trần Ai trong Mồ hôi và mồ hôi

[3, tr.41] vạch trần cái hành trình “lên chức” và “nuôi chức” của những Lý trưởng:

Chỉ một cái việc đi lo lót làm chức tổng lý đã tốn nhiều tiền rồi. Thế tất sau khi nhậm chức họ phải quay lại đập vào lưng dân để bù vào chỗ đã thiếu hụt (…) mỗi năm đến vụ sưu thuế, người lý trưởng đương chức phải có 10 đồng đãi các cố lão hào mục và 20 đồng đãi các ông cựu Lý trưởng (…) Ngoài số tiền ruột thuế biên trong bài, còn nào là tiền chè là Chánh, Phó tổng, phái quan, phòng thu, tiền lãnh bài, tiền trình bổ, tiền kiểm soát, tiền kim găm, giây buộc, tiền đăng nạp…Cái gì cái gì ở trên người ta cũng động chạm đến tiền, mà dưới lại càng cần phải có tiền để cho trôi chảy công việc. Số tiền ấy lấy vào đâu, chẳng phải rút trong mồ hôi dân quê ra thì còn ở đâu nữa?[4, tr.47].

Hiện thực về tệ nạn tham nhũng không chỉ tràn lan ở chốn thành thị mà đã len lỏi vào chốn thôn quê, như lũ sâu mọt, chúng ngày ngày đục khoét cuộc sống khốn cùng của những người dân nghèo khó. Từ trong máu thịt, chếđộ thực dân đế quốc đã bật tung gốc rễ, lộ rõ toàn bộ bản chất xấu xa của nó, đúng như Nguyễn Đổng Chi dự báo : “Có một túp lều sắp đổ”!

Khốc liệt không kém tệ tham nhũng là nn hào cường. Cổ nhân có nói: “Hào cường chi tệ khốc ư

nhất Tần” (tệ hào cường còn khốc hại hơn chế độ của nhà Tần) quả không sai! Trong Việc làng, Ngô Tất Tố đã vạch mặt chỉ tên bọn cường hào, lý dịch với những thủ đoạn hết sức tàn ác và đê tiện. Sau luỹ tre xanh, chúng là một thứ vua con, tha hồ tác oai tác quái, đặt ra rất nhiều luật lệ, phép tắc dã man và vô lý để bóc lột nông dân đến tận xương tuỷ. Biết bao thảm kịch xảy ra: có người phải dỡ nhà bán lấy củi để lo một cỗ oản tuần sóc, có người sau khi lo chức Lý cựu cho chồng phải bỏ làng đi ở vú, có người quá uất ức vì bị làng “ngã vạ” đã thắt cổ tự tử….

Cùng với Việc làng, phóng sự Túp lều nát của Nguyễn Trần Ai là bộ sưu tập những bức tranh về nạn hào cường. Cảnh quan lại hào cường tác oai tác quái hiếp đáp dân ngu với những “ngón nghềđộc chiêu”, những trò nhũng lạm tinh vi mà bẩn thỉu đã làm người đọc sửng sốt. Chúng sẵn sàng sửa tờ trát để hưởng lợi: “nếu trát có điều gì ích lợi cho dân thì nó dấu biệt để cho sự ích lợi ấy qua tay nó hưởng, có ích vừa vừa thì nó sửa lại cho dân rối trí. (…) Rồi còn như trát về bắt khai môn bài thì nó vác đi đòi tiền bọn có nghề nghiệp chưa chán lại còn đem đến doạ dẫm ăn tiền cả của các mụ hàng nước nũa” [4, tr.50]. Ngoài ra còn vô số thủ đoạn bóc lột, vắt kiệt của cải của dân như cảnh bán thuế non; viết “nhượng lưu” trong khế bán để vô can, trốn tội; rồi cảnh “chức sắc bất đắc cải chánh”: mới 35, 36 tuổi mà thông đồng với Lý trưởng khai tăng 25 năm thành ông già 60 tuổi đểđược “xuất nhiêu”,

được miễn sưu. Chúng ngầm mưu với nhau tẩm tờ giao ước của làng, phá lề luật để có cơ hội tung hoành bóc lột...

Người đọc khá lý thú với phóng sự nhỏ Tổng lý, một bức hàng rào giữa dân và chính phủ trong

Túp lều nát của Nguyễn Đổng Chi. Từ lời kể của thầy Lý trẻ, tác giả đứng ở một góc nhìn khác để nói về nạn hào cường: góc nhìn từ bên trong gan ruột của chúng để tự chúng bộc lộ nguyên hình bản chất. Chuyện kể về thầy Lý T có bằng Primaire. Với chút Tây học, thấu hiểu được nổi khổ của dân, anh nghe lời dân làng ra ứng cử chức lý trưởng với hy vọng làm theo lẽ phải bảo vệ quyền lợi cho dân. Nhưng ngay tức thì, anh nhận lời đe doạ của Phó tổng; “Làm Lý trưởng đi để sửa soạn cho tao trị”. Anh hăng hái không thâu lễ vật, sửa sang đường sá, kiếm tiền quyên góp may áo cho bọn trẻ…Nhưng tâm huyết ấy luôn bị hăm he. Làng có đến 25 ông hào, quan có, lý hương có, Cửu bát có. Bọn chúng hùa lại, ra sức tìm cái để kiện anh. Cuối cùng T nhận ra rằng: “Chỉ có hai con đường: một là đóng bè với họđể vét bọn dân; hai là từ chức đi rồi chạy ra ngoài thị thành, kiếm một chức việc gì mà làm, làm

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong phóng sự văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)