Những nạn nhân của những hủ tục lạch ậu

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong phóng sự văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 42 - 44)

NỘI DUNG HIỆN THỰC VÀ CẢM HỨNG TƯ TƯỞNG TRONG CÁC PHÓNG SỰ VỀ NÔNG THÔN

2.1.3.2. Những nạn nhân của những hủ tục lạch ậu

Nếu như Ngô Tất Tố có thể được coi là “nhà văn của nông dân” thì trước hết vì ông có Việc làng. Qua Việc làng, bức tranh xám màu về nông thôn Việt Nam cứ hiện dần một cách rõ nét, làm nên gam màu chủ đạo xám ngoét trong bức tranh ấy chính là những hủ tục lạc hậu. Và nạn nhân trực tiếp của những hủ tục ấy không ai khác chính là những người nông dân tối tăm, nghèo khổ.

Viết về nông thôn, Trần Tiêu, Tô Hoài, Bùi Hiển…đều có thể coi là những cây bút tiểu thuyết phong tục tập quán sắc sảo. Tuy nhiên các hướng tiếp cận hiện thực của các nhà văn này còn hạn chế về tầm khái quát xã hội. Ngô Tất Tố không thuộc hướng viết đó, Việc làngTập án cái đình là một hiện tượng đột xuất. Khơi nguồn cảm hứng từ nền văn hoá lâu đời của Việt Nam – Văn hoá đình làng,

nhưng Ngô Tất Tố nhìn nông thôn ở góc độ khác: góc độ của những hủ tục. Bằng vốn hiểu biết về văn hoá phong tục người Việt phong phú, bằng cái nhìn sắc bén đối với sự việc, hiện tượng, ông đã thể hiện gánh nặng tinh thần của người dân quê trước lệ làng đồng thời vạch ra bản chất những hủ tục chốn đình trung: tất cả chỉ là những trò lừa bịp! Còn người dân quê lại ngây thơ cung kính thực hiện những tục lệ đó một cách chân thành. Đó là cảnh chuẩn bị đám ma cụ Thượng, cảnh một đám vào ngôi của thằng con bác Cả Mão, lễ thượng điền, hạđiền, lễđuổi đánh thành hoàng, cuộc thi giết lợn…

Không biết từ đâu ra, và tự bao giờ, dân làng Việt Nam lại có những hủ tục kì quái như: tục ăn vạ, tục vào ngôi, đánh đuổi thành hoàng, thi giết lợn…Sự vô lý đến tàn nhẫn của những hủ tục lạc hậu đã nhấn chìm bao người nông dân vào cảnh khốn cùng. Biết bao thảm kịch xảy ra: hủ tục đã biến một bà “lý cựu” từđịa vị bà chủ của một gia đình khá giả nhờ tằn tiện chắt bóp trở thành “một bà vú già” đi làm thuê để lấy tiền trả nợ chức lý cựu đó; hủ tục đã cướp đi nốt cả mái nhà tranh xiêu vẹo của những gia đình nghèo hèn khốn khó. Vì phải lo “một cỗ oản tuần sóc”, người chủ gia đình đã phải dỡ nhà bán lấy củi giữa lúc trời mưa to khiến bọn trẻ co ro cúm rúm không còn chỗ trú thân. Hủ tục đã biến đứa con thành kẻ bất hiếu khi bà mẹ già đau ốm không được một lời hỏi han chăm sóc bởi con trai bà còn bận lo lắng chăm chút “đôi gà thờ” cho lễ lên lão của mình...

Nghiêm trọng hơn, trong Một tiệc ăn vạ, hủ tục còn cướp đi cả mạng sống của người nông dân. Trong phóng sự này, tác giả miêu tả tình cảnh của lão Sửu – một nông dân hiền lành, thật thà, nhờ chăm chỉ làm lụng mà có bát ăn bát để. Một ông Trùm trong làng có ý vay lão Sửu ít thóc. Bà Sửu từ chối vì thừa biết cho vay tức là “có vay mà không có trả”. Tên trùm đem lòng thù oán và vu cho lão Sửu chửi làng. Lão Sửu bị làng ăn vạ. Tiệc ăn vạ diễn ra ngốn của Lão Sửu hơn trăm bạc. Buổi sáng ăn uống linh đình, buổi chiều lão Sửu uất ức thắt cổ chết.

Người nông dân quanh năm đầu tắt mặt tối, lo làm lụng và dành dụm để có một chút tiền cho hậu sự của mình khi đã về già. Song tai hoạ của những gánh “việc làng” luôn rình rập họ bởi có khi “chỉ sửa một ván xôi mới mà mất cơ nghiệp”. Cuộc đời của lão Khuông Việt (Lớp người bị bỏ sót) “từ

thuở mười bảy tuổi đầu, không chơi không ngày nào, trừ ra những ngày đau ốm…thậm chí lao lực…chỉ vì một gánh tệ tục đè ép, đến nỗi không ngóc đầu lên được. Bây giờ sắp chết, gánh tệ tục ấy vẫn còn đè ép chưa tha”, tiếng kêu cứu cuối cùng trong giờ hấp hối “Tôi là người chết oan!” là một minh chứng hùng hồn cho sự áp bức của chính quyền thực dân phong kiến bằng cách tròng vào cổ họ gánh nặng của những lệ làng, hủ tục.

Đó đây còn biết bao những cảnh đời điêu đứng vì hủ tục. Phương pháp bảo cử mầu nhiệm là phóng sự nhỏ trong Túp lều nát kể rất rõ sự trói buộc của hủ tục. “Lệ làng ban ra là phải tuân theo. Không thôi làng truất ngôi, truất phần (….) Ai không có tiền, một là phải đi bán ruộng, vay nợ mà làm, một là bỏ làng đi nhập tịch xứ khác.” [4, tr.67]. Bao nhiêu người tan cửa nát nhà vì đình đám:

Chạy tiền đã khốn rồi. Trong cuộc vui mà có rượu chè cờ bạc lại khốn thêm một bậc. Rồi còn phần phò lấy về không lẽăn một mình. Lại phải biếu xén lôi thôi một nước nữa. Cho nên sau những ngày đình đám, mặt anh dân anh nào anh nấy méo như cái bị. Bọn hào lý cốt sinh chuyện để cho dân đóng góp mà đánh chén. [4, tr.68].

Khá nhẹ nhàng và có tính hài hước, Trao thân con khỉ mốc trong tập phóng sự Đồng quê của Phi Vân là câu chuyện về những hủ tục phiền phức của một đám cưới. “Làm cha mẹ, ai cũng muốn cho con nó được nên vợ nên chồng, đằng này họ mảng bo bo mấy cái hủ tục bắt bẻ từng chút, đòi hỏi từ cái lễ mọn, đã thèm rồi mới chịu gả con gái” [89, tr.17]. Chưa hết, đến đám rước dâu, phải đi mấy ngày mới tới nhà gái, lại còn phải chịu không ít thủ tục rầy rà, nhà gái còn vặn vẹo đủđiều. Sợ rước dâu trễ phải chịu ngược thêm mấy con nước nữa, nhà trai bực mình chịu không nổi “bắt” cô dâu xuống xuồng giựt chuông mở máy, để lại sau lưng tiếng khóc rống lên nhưđám ma, tiếng vỗ bàn ầm ĩ của ông Tộc trưởng, tiếng kì kèo đòi hỏi sừng sộ: “Còn lễ…trao thân gửi mình sao không làm hử?”. Nhà trai hí hửng thoát trận, trả lời cộc lốc: “Trao thân… con khỉ mốc!”. Những hủ tục rầy rà, phiền phức đã làm cho đám cưới thêm nhốn nháo, nhặng xị và hài hước.

Một phần của tài liệu Đề tài nông thôn trong phóng sự văn học Việt Nam 1930- 1945 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)