Thiết kế bài dạy học

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa ngữ văn 6 trung học cơ sở (Trang 123 - 125)

II. Các kiểu nhân hóa

B. Thiết kế bài dạy học

Hoạt động 1: Hình thành khái niệm nhân hóa

Vẫn cho HS dùng ngữ liệu trong SGK, tr.56 khổ thơ của Trần Đăng Khoa. Bổ sung thêm bài tập nhanh:

“Con đỉa vắt qua mô đất chết

Và người ngửa mặt ngóng trời cao” (Xuân Diệu) “Núi cao bởi có đất bồi,

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu” (ca dao) “Đường nở ngực. Những hàng dương liễu nhỏ Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm” (Tố Hữu)

Cho HS xác định các sự vật được gán cho hành động con người.

GV chốt lại: Những sự vật, con vật…được gán cho hành động thuộc tính, hành động cảm nghĩ…của con người …được gọi là phép nhân hóa.

HS đọc vài lần mục ghi nhớ (SGK. tr.57) Hoạt động 2: Hướng dẫn phân loại các kiểu nhân hóa

HS trả lời các câu hỏi sau khi đã tìm hiểu kĩ nội dung mục II.1.2. a. Các loại từ: lão, bác, cô, cậu…thường dùng để gọi ai?

c. Các từ ơi, hỡi,nhỉ, nhé…thường dùng để xưng hô với ai ? HS trả lời

GV cách dùng như trên gọi là pháp nhân hóa Vậy, như thế nào là nhân hóa?

HS đọc nội dung ghi nhớ (SGK, tr.58)

GV chốt lại: Nhân hóa có thể thực hiện bằng nhiều cách. Mỗi cách được gọi là một kiểu nhân hóa. Có 3 kiểu nhân hóa cơ bản.

Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện tập như SGK

Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI

A.Kết quả cần đạt

1. Cách tả người, hình thức, bố cục của một đoạn, một bài văn tả người. 2. Kĩ năng quan sát. Lựa chọn, trình bày khi viết bài văn tả người. 3. Tích hợp với phần văn ở văn bản “Buổi học cuối cùng”.

Dự kiến về phương pháp, biện pháp, hình thức giờ học - Phân tích mẫu, quy nạp

- Học theo nhóm, trong tâm: mục 1

B. Thiết kế bài dạy học

Hoạt động 1: Dẫn vào bài

Hoạt động 2: Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người GV chiếu trên màn hình 3 đoạn văn (Theo SGK, tr. 59-60)

HS đọc mỗi đoạn 3 lần, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi trong bài tập 2 (a,b,c) HS đọc mục ghi nhớ (SGK, tr.61)

GV nhấn mạnh thêm:

Quá trình tả người gồm các bước:

Xác định múc đích và đối tượng: Tả ai?Tả làm gì? Tả chân dung hay tả người trong hành động? Lựa chọn chi tiết, hình ảnh phù hợp.

Lựa chọn cách thức trình bày Bài văn tả người gồm ba phần Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập

7.4. Phương án dạy học “Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp” của tác giả GS.TS. Lê A (chủ biên), Nxb Đại học sư phạm, năm 2007. biên), Nxb Đại học sư phạm, năm 2007.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa ngữ văn 6 trung học cơ sở (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)