Thiết kế bài dày học

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa ngữ văn 6 trung học cơ sở (Trang 121 - 123)

II. Các kiểu nhân hóa

B. Thiết kế bài dày học

Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra

Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, kể tóm tắt, tìm hiểu ngôi kể, nhân vật và bố cục của truyện 1. Đọc và kể tóm tắt theo bố cục

- Giọng đọc chậm, xót xa và cảm động, day dứt. - Lời nói của thầy Ha-men cần đọc thật dịu dàng buồn

- Có thể kể theo ngôi thứ nhất như trong văn bản, nhưng có thể kể theo ngôi thứ 3. - GV đọc và kể đoạn đầu và đoạn cuối

- Chú ý cách phát âm chính xác các từ và ngữ phiên âm

- HS đọc mục chú thích trong SGK nắm vững về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của câu chuyện. GV kiểm tra một vài từ khó trong chú thích

GV giải thích thêm từ “Cáo thị” là thông báo dán trên tường, ngoài đường, ngoài chợ. 2. Tìm hiểu ngôi kể và nhân vật chính:

- Chú bé Phrăng vừa đóng vai trò người kể chuyện, vừa là nhân vật chính - Nhân vật thầy giáo Ha-men là nhân vật chính – trung tâm của truyện - Truyện kể, tả đậm sắc trữ tình.

Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết 1. Nhân vật chú bé Phrăng

a.Quang cảnh và tâm trạng chú bé Phrăng trên đường tới trường (Lướt nhanh)

b.Quang cảnh ồn ào trước bảng cáo thị như ngầm báo hiệu điều gì không bình thường, chẳng lành. (Lướt nhanh)

- Phrăng ngượng nghịu, xấu hổ bước nhẹ vào lớp trong sự im lặng của trường của lớp - Lạ lùng khi thầy không trách, mắng mà nói chuyện nhẹ nhàng

- Ngạc nhiên hơn vì trang phục của thầy

c. Tâm trạng Phrăng khi chú lại một lần nữa không thuộc bài

HS đọc lại đoạn tả tâm trạng của Phrăng khi không thuộc bài và giải thích vì sao Phrăng có tâm trạng ấy?

d. Tâm trạng của Phrăng từ lúc vào lớp đến tiết học:

- HS thảo luận, phân tích về đoạn tả cảnh viết tập, cảnh tiếng chim bồ câu gù khẽ, tiếng bọ dừa bay…nhằm dụng ý gì?

- Cảnh cụ Hô-de đánh vần theo lũ trẻ tác động như thế nào tới thái độ và tình cảm của Phrăng và cả mọi người?

- Tóm lại chúng ta có thể khái quát như thế nào về diễn biến tâm trạng suy nghĩ của nhân vật Phrăng

2. Nhân vật thầy giáo Ha-men (trọng tâm)

- HS thảo luận, tìm lời giải đáp từng khía cạnh của câu hỏi số 5 SGK, tr.55

- GV nêu thêm vấn đề nghệ thuật tả chân dung qua ngoại hình, trang phục, lời nói, cử chỉ và hành động.

Định hướng:

a.Trang phục: Trang dành cho những buổi lễ hay tiếp thanh tra b.Thái độ đối với HS: Dịu dàng, chỉ nhắc nhở không trách phạt c.Giảng bài: Như trút nỗi niềm, tâm sự tự thấy mình có lỗi với HS

d.Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men nói với HS là hãy yêu quý giữ gìn trau dồi tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc mình.

Tìm thêm những so sánh trong đoạn văn? So sánh nào có ý nghĩa nhất?

e.Hình ảnh thầy giáo Ha-men trong những phút cuối cùng của buổi học cuối cùng. GV hỏi: Cuối tiết học, có những âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý? Ý nghĩa của những âm thanh, tiếng động đó?

Định hướng:

- Tiếng chuông đồng hồ nhờ thờ điểm 12 giờ - Tiếng chuông cầu nguyện

- Tiếng kèn bọn lính Phổ… Ý nghĩa: - Thời gian trôi mau,

- Hòa bình và chiến tranh, tự do và nô lệ cùng hiện lên ở làng nhỏ - Mơ ước cuộc sống thanh bình

- Chuẩn bị cho hành động bột phát của thầy giáo Ha-men

Thử giải thích nghĩa từ “Tái nhợt”? Hình ảnh thầy giáo đứng trên bụt người tái nhợt nói lên điều gì? Tại sao Phrăng cảm thấy thầy lớn lao đến thế?

Câu viết trên bảng của thầy có ý nghĩa gì?

Định hướng: Khẳng định niềm tin vào tương lai tự do, lòng yêu nước nồng nhiệt của nhân dân Pháp. Nước Pùháp muôn năm!

Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết

Tiếng Việt: NHÂN HÓA

A. Kết quả cần đạt

1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững khái niệm nhân hóa; Các kiểu nhân hóa

2. Tích hợp với phần văn ở văn bản “ Đêm nay Bác không ngủ” với phần làm văn ở “Luyện nói về văn tả người”

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa ngữ văn 6 trung học cơ sở (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)