Kháo sát thực tế dạy học Ngữ văn 6 theo quan điểm tích hợp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa ngữ văn 6 trung học cơ sở (Trang 42 - 46)

Chương 2: TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 2.1 Ch ất lượng tích hợp trong SGK Ngữ văn

2.2.2. Kháo sát thực tế dạy học Ngữ văn 6 theo quan điểm tích hợp

Khảo sát thực tế dạy học Ngữ văn 6 theo quan điểm tích hợp được ghi nhận thông qua việc quan sát 24 tiết dạy của 10 GV Ngữ văn ở 3 trường THCS trong tỉnh An Giang. Việc đánh giá thực tế dạy học của GV căn cứ trên phiếu dự giờ mà chúng tôi thiết kế. Nội dung đánh giá tiết dạy tương thích với nội dung đã được nêu trong phiếu khảo sát. Mỗi chỉ tiêu được đánh giá ở bốn mức độ (Không, Ít, khá, nhiều).

Chỉ tiêu đánh giá trong phiếu dự giờ

STT Nội dung

1 Mức độ tích hợp giữa ba phân môn trong một giờ dạy 2 Mức độ tích hợp đọc – hiểu với Tiếng Việt và Làm văn 3 Sử dụng văn bản mẫu cùng cụm bài trong giờ Tiếng

Việt

4 Sử dụng văn bản mẫu cùng cụm bài trong giờ Làm văn 5 Tích hợp và khả năng gây hứng thú trong học tập đối

với HS

6 Giải pháp để có thể thực hiện tích hợp trong giờ dạy

b. Tiến trình khảo sát

Nội dung dự giờ là các bài học SGK Ngữ văn 6 trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2009 đến 3 năm 2010. Quá trình thực hiện dự giờ, ghi nhận thực tế dạy học của GV được tiến hành như sau:

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát việc thực hiện quan điểm tích hợp trong thực tế dạy học của GV Ngữ văn 6 THCS

Người viết trao đổi trực tiếp với tổ trưởng bộ môn về các tiêu chí dự giờ được trình bày trong phiếu dự giờ

Người viết kết hợp với tổ trưởng dự giờ

Người viết ghi nhận và đánh giá theo phiếu dự giờ

Nội dung Không Ít Khá Nhiều Mực độ tích hợp giữa ba

phân môn trong một giờ dạy 12,5% 37,5% 16,7% 33,3% Mức độ tích hợp đọc – hiểu

với Tiếng Việt và Làm văn 9,0% 18,2% 45,5% 27,3% Sử dụng văn bản mẫu cùng

cụm bài trong giờ Tiếng Việt 14,3% 14,3% 42,8% 28,6% Tích hợp và khả năng gây

hứng thú trong học tập đối với HS

16,7% 20,8% 25% 37,5%

Giải pháp để có thể thực

hiện tích hợp trong giờ dạy 4,7,% 20,8% 8,3% 29,2%

Ghi chú: Tổng số tiết dự: 24 tiết Trong đó: Văn bản đọc – hiểu: 11 tiết

Tiếng Việt: 7 tiết Làm văn: 6 tiết

Bảng 2.3 cho thấy trong thực tế dạy học của GV, mức độ tích hợp giữa ba phân môn ở mức nhiều cũng chỉ có 33,3 %. Trong giờ đọc - hiểu văn bản mức độ tích hợp với hai phân môn còn lại chỉ chiếm 27,3 %. Việc sử dụng văn bản mẫu cùng cụm bài trong giờ dạy Tiếng Việt ở mức nhiều cũng chỉ 28,6 %, trong đó có 14,3 % là hoàn toàn không sử dụng văn bản mẫu trong cùng cụm bài. Việc khai thác văn bản đọc – hiểu cùng cụm bài để cung cấp kiến thức kĩ năng cho giờ học Làm văn ở mức nhiều chỉ chiếm 33,3 %. Không sử dụng ngữ liệu từ văn bản đọc – hiểu trong giờ Làm văn chiếm đến 16,7 %. Để tạo ra khả năng tích hợp giữa ba phân môn ở mức nhiều cũng chỉ có 29,2 %. Những con số này tương phản với nhận xét của GV về chất lượng tích hợp trong SGK Ngữ văn 6.

Thật vậy, đối chiếu hai kết quả, chúng ta thấy có một sự khác biệt tương đối lớn giữa sự am hiểu và thực tiễn dạy học Ngữ văn theo quan điểm hợp. Sự khác biệt này một lần nữa khẳng định tính thiếu nhất quán và thiếu sâu sắc của GV trong cách tiếp cận tích hợp trong

SGK Ngữ văn mới. Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt đó. (chỉ số so sánh bảng đối chiếu này ở mức nhiều và khá)

Bảng 2.4: Sự khác biệt giữa mức độ am hiểu và thực tiễn dạy học Ngữ văn 6 theo quan điểm tích hợp

Nội dung Mức độ am hiểu%

Thực hiện % Mức độ tích hợp giữa ba phân môn trong

một giờ dạy 93,2% 50%

Trong giờ đọc – hiểu văn bản, mức độ

tích hợp với Tiếng Việt và Làm văn. 87,6% 72,8% Sử dụng văn bản mẫu cùng cụm bài

trong giờ Tiếng Việt 86,6% 71,4% Sử dụng văn bản mẫu cùng cụm bài

trong giờ Làm văn 92,1% 50%

Tích hợp và khả năng gây hứng thú trong

học tập đối với HS 92,1% 62,5% Giải pháp để có thể thực hiện tích hợp

trong giờ dạy 55,1% 37,5%

Bảng 2.4 cho thấy trong thực tế khả năng thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp thấp hơn so với mức độ am hiểu về tích hợp trong SGK Ngữ văn 6.

Sự khác biệt giữa mức độ am hiểu và thực tiễn dạy học giữa dạy làm văn với văn bản đọc – hiểu là (42,1 %), nhất quán với sự khác biệt giữa mức độ am hiểu và thực tiễn giữa dạy văn bản đọc – hiểu với dạy Tiếng Việt là (15,2 %). Sự khác biệt giữa dạy học tích hợp với khả năng gây hứng thú cho HS, và giải pháp để có thể thực hiện tích hợp trong giờ dạy học mức độ trên lệch cũng tương đối cao lần lượt là: 29,6 % và 17,6 %.

Chương 3: ĐỀ XUẤT HƯỚNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 6

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa ngữ văn 6 trung học cơ sở (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)