Chương 2: TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 2.1 Ch ất lượng tích hợp trong SGK Ngữ văn
2.1.2. Những vấn đề cần trao đổi thêm
Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn 6 đã làm nên diện mạo của sự đổi mới trong nền giáo dục. Tuy nhiên, bất kì một sự thay đổi nào cũng không tránh khỏi những nhược điểm, những bất cập có thể xảy ra. Sự nhận xét, đóng góp cho bộ SGK Ngữ văn 6 cũng chính là người đồng hành mong muốn góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng trong giáo dục. Với việc dạy học Ngữ văn, tích hợp không chỉ đơn giản là tích hợp ba phân môn
Văn, Tiếng Việt, Làm văn thành môn Ngữ văn mà còn (và cần) phải được triển khai trên nhiều bình diện khác nữa. Nhưng ở đây, chúng tôi giới thuyết khảo sát SGK Ngữ văn 6 trên bình diện tích hợp ngang và tích hợp dọc. Chỉ trên hai bình diện đó đứng từ góc độ một người trực tiếp sử dụng SGK Ngữ văn 6 chúng tôi thấy vẫn còn một số điều cần trao đổi thêm như sau:
Mục lục của SGK Ngữ văn 6 tập I là:
Bài Nội dung Trang
1 Con Rồng, cháu Tiên
Bánh chưng, bách giầy (Tự học có hướng dẫn)
Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
5 9 13 15 2 Thánh Gióng Từ nượn
Tìm hiểu chung về văn tự sự
19 24 27
…. …. …
Mục lục của SGK Ngữ văn 6 tập II là:
Bài Nội dung Trang
18 Bài học đường đời đầu tiên
Đọc – hiểu văn bản
Phó từ
Tìm hiểu chung về văn miêu tả
3 10 12 15 19 Sông nước Cà Mau
Đọc – hiểu văn bản
So sánh
Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả 18 22 24 27 … … …
Cấu trúc mục lục tập I và tập II không nhất quán nhau. Mục lục của tập I, các phân môn được sắp xếp riêng lẻ và độc lập nhau. Mục lục của tập II, dường như có một tiêu đề chung cho cả cụm bài. Ví dụ: bài 18 có tiêu đề là Bài học đường đời đầu tiên, bài 19 có tiêu đề là Sông nước Cà Mau… Sau tiêu đề chung đó có 3 phần nhỏ tương ứng với ba phân môn: Đọc – hiểu văn bản, Tiếng Việt, và Làm văn. Điều này, ngầm hiểu rằng ba phân môn này phải gắn kết chặt chẽ với nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau theo quan điểm tích hợp để cho phù hợp với tiêu đề chung đó. Có nghĩa là, các phân môn Tiếng Việt và Làm văn đều sử dụng ngữ liệu từ văn bản văn học để khai thác và hình thành kĩ năng cho HS. SGV Ngữ văn 6 đã từng hướng dẫn: “Dạy bài Vượt thác ở SGK Ngữ văn 6 tập hai, cần triệt để khai thác mối liên hệ mật thiết giữa văn bản và hai vấn đề đang dạy ở phần Tiếng Việt và Tập làm văn là phép so sánh và phương pháp tả cảnh vì trong bài đó, Võ Quảng đã tả cảnh rất hay và sử dụng phép tu từ so sánh rất thành công.” [25]. Nhưng theo quan sát của chúng tôi , có khá nhiều đơn vị bài học chưa thực hiện đúng theo yêu cầu của quan điểm tích hợp nêu trên, có thể liệt kê ra các bài như: Bài 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 14, 15, 16, ở tập 1; Bài 22, 25, 26, 27, 29, 30 ở tập 2.
Ví dụ:
Bài 4: Ngữ văn 6 tập 1, tr.39 - 49 Văn bản văn học: Sự tích Hồ Gươm
Làm văn:* Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
*Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
*Viết bài tập làm văn số 1 – Văn kể chuyện (làm ở nhà)
Bài này đã từng được Võ Minh Châu trong (phongdiep.net) nhận xét như sau: “Phần Văn là “Sự tích Hồ gươm”, phần Tập làm văn: “Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự”. Đọc kỹ 10 trang trong SGK viết cho bài này chẳng hề liên quan gì đến văn bản “Sự tích Hồ Gươm” mà hướng học sinh vào một bài mẫu khác của Quỳnh Cư viết về Tuệ Tĩnh”.
Cụm bài này không có phân môn Tiếng Việt . Trong khi đó, phân môn Làm văn lại chiếm cả ba bài, điều này chưa đúng với cấu trúc một bài học theo quan điểm tích hợp. Để có kiến thức về chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự SGK đã chọn bài nói về danh y Tuệ Tĩnh của Quỳnh Cư cho HS tìm hiểu. Có lẽ, ngữ liệu từ văn bản Sự tích Hồ Gươm không phù hợp để cung cấp kiến thức về Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
Bài 5: Ngữ văn 6 tập 1, tr.49 - 58 *Văn bản văn học: Sọ Dừa
*Tiếng Việt: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
*Làm văn: Lời văn, đoạn văn tự sự
Võ Minh Châu trong (phongdiep.net), với bài số 5 này cũng đã nhận xét: “Phải chăng trong “Sọ Dừa” không tìm được một từ nào có “Nhiều nghĩa” hay sao mà người biên soạn phần Tiếng Việt lại chọn bài thơ “Những cái chân” của Vũ Quần Phương yêu cầu học sinh tra từ điển tìm các nghĩa của từ “Chân”.
Phần Tiếng Việt dạy “hiện tượng chuyển nghĩa của từ” cũng không liên quan đến tác phẩm văn.
Phần Tập làm văn nói là “Tích hợp” nhưng cũng chẳng nhắc gì đến văn bản “Sọ Dừa” mà toàn lấy những đoạn văn ở đâu đâu đưa vào.”
Trong giờ học văn bản văn học, có năm câu hỏi đọc – hiểu văn bản nhưng nhìn chung năm câu hỏi này chỉ xoay quanh làm rõ văn bản Sọ Dừa mà chưa có câu hỏi nào thể hiện quan điểm tích hợp với hai phân môn còn lại.
Trong giờ Tiếng Việt để tìm hiểu Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
hầu như không hề sử dụng bất cứ một ngữ liệu nào từ phần văn bản văn học Sọ Dừa. Ngữ liệu được dùng đó là bài Những cái chân của Vũ Quần Phương, ngay cả bài tập cho HS thực hành cũng lấy từ văn bản khác và cho HS tìm hiểu về nghĩa của từ “bụng”. Có lẽ, ngữ liệu từ văn bản Sọ Dừa không phù hợp để học về từ nhiều nghĩa, và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. SGK hoàn toàn có thể lấy ví dụ từ văn bản Sọ Dựa về hiện tượng chuyển nghĩa của từ như: “Cuối mùa ở, Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ”. [26, tr.51] Cho HS tìm hiểu từ “hỏi” trong câu nói trên là nghĩa chuyển hay nghĩa gốc.
Đến phần Tập làm văn Lời văn, đoạn văn tự sự, SGK không sử dụng ngữ liệu từ văn bản đã học mà lấy từ văn bản trước đó bài Sơn Tinh, Thủy Tinh. Nhưng qua quan sát cho thấy văn bản Sọ Dừa vẫn phù hợp để cung cấp kiến thức về cách giới thiệu nhân vật qua lời văn và đoạn văn.
Ví dụ: “Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một nhà phú ông. Họ hiền lành, chịu khó nhưng đã ngoài năm mươi mà vẫn chưa có con.”
Và đoạn “Chẳng bao lâu, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa bé không chân không tay, tròn như một quả dừa […] bà đành để lại nuôi và đặt tên là Sọ Dừa” [26, tr.49] (Dùng câu văn với từ là và từ có, kể theo ngôi thứ ba). Hai đoạn văn này hoàn toàn có thể thay thế hai đoạn văn lấy từ văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh đó là: “Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương
nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng” và đoạn “Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ …Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém…Người ta gọi chàng là Thủy Tinh….”. [26, tr.31]
Nếu SGK nhận thấy văn bản Sọ Dừa không phù hợp để làm đoạn văn Ngữ liệu mà văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh phù hợp thì hoàn toàn có thể sắp xếp lại để mang màu sắc tích hợp rõ ràng hơn.
Bài 6: Ngữ văn 6 tập 1, tr.61 - 69 * Văn bản: Thạch Sanh
* Tiếng Việt: Chữa lỗi dùng từ
* Làm văn: Trả bài tập làm văn số 1
Tương tự các bài khác, phần văn bản văn học cũng chỉ đáp ứng yêu cầu khai thác văn bản mà chưa có yêu cầu tích hợp với Tiếng Việt hay Làm văn.
Phần Tiếng Việt, để cung cấp HS kiến thức về lặp từ SGK lấy ngữ liệu từ bài Cây tre Việt Nam, văn bản này sang chương trình học kì II mới được học. Kiến thức về sự lẫn lộn các từ gần âm, SGK cũng chưa có sự khai thác ngữ liệu từ văn bản ngữ liệu vừa học. Vậy nên chăng để bài Chữa lỗi dùng từ này sang học kì II, và xếp chung với phần văn bản có bài
Cây tre Việt Nam.
Bài 8: Ngữ văn 6 tập 1, tr.80 - 87 *Phần văn: Cây bút thần
*Tiếng Việt: Danh từ
*Làm văn: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
Đối với bài Danh từ để rút ra khái niệm thế nào là danh từ, danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật SGK đã dùng ngữ liệu lấy từ văn bản Em bé thông minh. Trong khi văn bản
Cây bút thần cũng có rất nhiều ngữ liệu có thể đáp ứng yêu cầu trên.
Tương tự, phần Tập làm văn về ngôi kể và lời kể trong văn tự sự có thể lấy ngữ liệu từ văn bản Cây bút thầnnhưng ở đây, SGK lại chọn hai đoạn văn từ văn bản Em bé thông minh
và Bài học đường đời đầu tiên. Nhận thấy văn bản Cây bút thần có thể sử dụng để làm ngữ liệu để cung cấp kiến thức về ngôi kể và lời kể, chẳng hạn: “Mã Lương nghe được rất nhiều điều tàn ác của nhà vua đối với dân nghèo, nên em rất căm ghét vua, không muốn vẽ. Vua bắt em vẽ một con rồng, em liền vẽ một con cóc ghẻ. Vua bắt em vẽ con phượng, em vẽ con gà trụi lông. Hai con vật đó vừa xấu xí vừa bẩn thỉu, nhảy nhót tứ tung bên cạnh nhà
vua…Vua tức giận, cho quân lính đến cướp cây bút thần trong tay Mã Lương rồi nhốt em vào ngục”.[26, tr.82] Qua đoạn văn này HS hoàn toàn có thể xác định được ngôi kể và nhận ra đoạn văn trên đã sử dụng ngôi thứ ba trong cách kể.
Bài 10: Ngữ văn 6 tập 1, tr.100 -111
*Văn bản: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo
*Tiếng Việt: Danh từ (tiếp theo) *Làm văn: Luyện nói kể chuyện
Phần Tiếng Việt bài Danh từ, kiến thức chủ yếu bài học này là nhận diện danh từ chung và danh từ riêng nhưng ngữ liệu để cung cấp kiến thức cho hai loại danh từ này không được SGK lấy từ ba văn bản trong cùng cụm bài.
Bài 11: Ngữ văn 6 tập 1, tr.114 -119 *Văn bản: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
*Tiếng Việt: Cụm danh từ
*Làm văn: Trả bài tập làm văn số 2; Luyện tập xây dựng bài văn tự sự - Kể chuyện đời thường
Tiếng Việt cung cấp cho HS kiến thức về cụm danh từ và cấu tạo của cụm danh từ , nhưng ngữ liệu để cung cấp cho kiến thức này được SGK lấy từ văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng và văn bản Em bé thông minh, kể cả phần luyện tập cũng không thấy ngữ liệu từ văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, SGK khai thác lại các văn bản: Thạch Sanh, Sự tích Hồ Gươm, Sơn Tinh, Thủy Tinh. Nếu thấy sự kết hợp giữa Cụm danh từvà văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là không thỏa đáng, về nguyên tắc tích hợp nó sẽ đòi hỏi: Hoặc có thể thay thế một văn bản văn học khác, hoặc phải cấu trúc lại nội dung kiến thức Tiếng Việt và Làm văn trong cụm bài đó cho phù hợp hơn.
Bài 14: Ngữ văn 6 tập 1, tr.141-149 *Văn bản: Con hổ có nghĩa
*Tiếng Việt: Động từ; Cụm động từ
*Làm văn: Trả bài tập làm văn số 3
Trong phần đọc – hiểu, câu hỏi số 2 tr.144 “Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng truyện “con hổ có nghĩa” mà không phải là “Con người có nghĩa”? Trong câu hỏi này đã có yếu tố tích hợp với phân môn Tiếng Việt, nhưng rất tiếc đây chỉ là sự tích hợp nửa vời, bỏ lửng. Giá như, tác giả SGK làm sáng tỏ thêm: “Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là
biện pháp gì? Nêu một số ví dụ và tác dụng của nó trong câu chuyện này”? Thêm vào một phần câu hỏi để HS thấy rằng với biện pháp nghệ thuật nhân hóa đã làm cho câu chuyện thêm hay và tăng sức thuyết phục. Hình ảnh con vật được nhân hóa thành con người, với dụng ý con vật còn có nghĩa huống chi là con người. Với cách nói này sẽ có trọng lượng hơn là nói: Con người thì phải sống có nghĩa.
Phần Tiếng Việt HS học hai bài liên tiếp về động từ và cụm động từ, hầu như tất cả các ngữ liệu để tìm hiểu thế nào là động từ, cụm động từ và kể cả phần luyện tập , SGK không hề áp dụng ngữ liệu từ văn bản cùng cụm bài. Quan sát văn bản Con hổ có nghĩa có thể nói đây là một văn bản mà ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là động từ, sử dụng nhiều động từ để có thể diễn tả những hành động khẩn trương, quyết liệt và những biểu hiện đầy tình cảm của con hổ đối với con người như: Nghe tiếng gõ cửa, lao tới cõng bà,chạy như bay, đang lăn lộn cào đất… vậy mà ngữ liệu trong văn bản này không được sử dụng để cung cấp kiến thức về động từ và cụm động từ.
Bài 15: Ngữ văn 6 tập 1, tr.150 - 156. *Văn bản: Mẹ hiền dạy con
*Tiếng Việt: Tính từ và cụm tính từ
*Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì
Phân môn Tiếng Việt, để cung cấp kiến thức về tính từ và cụm tính từ ngữ liệu lấy từ văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi và những văn bản lấy từ bên ngoài SGK của tác giả như: Tô Hoài, Thạch Lam, Hoàng Phủ Ngọc Tường. Phần bài tập lấy ngữ liệu từ văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng. Theo chúng tôi, để HS xác định đâu là tính từ thì chắc chắn trong văn bản Mẹ hiền dạy con có thể cung cấp ngữ liệu được. Chẳng hạn như: “Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng; Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần; Rồi sau thành một bậc đại hiền. Thế chẳng là nhờ có cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao?”. [26, tr.150-151]
Bài 16: Ngữ văn 6 tập 1, tr.162 -168.
*Văn bản: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
*Tiếng Việt: Chương trình địa phương – Rèn luyện chính tả
*Làm văn: Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện
Đối với những cụm bài mà có phần Tiếng Việt là chương trình địa phương, Làm văn là hoạt động ngữ văn, việc tích hợp giữa các phân môn gây khó khăn cho người biên soạn SGK. Phần Làm văn là thi kể chuyện có thể nói đã tích hợp khá tốt với phân môn Văn phía
trước. SGK yêu cầu HS kể lại những câu chuyện đã được học và đã tâm đắc nhất. Việc HS có tâm đắc văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào HS, nhưng chắc chắn HS sẽ kể lại được những mẩu chuyện mà mình đã được học.
Trong cụm bài này, phân môn Tiếng Việt khó mà tích hợp được với phần văn bản phía trước, nhưng ít ra có thể cho HS viết chính tả một đoạn trong văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. GV có thể nhận thấy có nhiều từ khó trong đoạn văn sau: “Ngài thường đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị . Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh. Bệnh nhân đến chữa tới khi khỏe mạnh rồi đi. Cứ như vậy, trên giường