Tâm trạng Phrăng khi vào

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa ngữ văn 6 trung học cơ sở (Trang 62 - 69)

- Trên đường: Nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị.

b.Tâm trạng Phrăng khi vào

lớp học

cùng của tôi!...Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!...”

Từ nuối tiếc sang hối hận xấu hổ và tự giận mình

Câu hỏi 14: Trước tâm trạng ấy, trong suy nghĩ bé Phrăng có thay đổi gì kể ra ?

HS: Cậu thấy những quyển sách vừa nãy hãy còn chán ngán đến thế, mang nặng đến thế giờ như những ngừơi bạn cố tri mà đau lòng phải từ giã.

- Quên cả lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.

- Thấy mình hiểu bài, chăm chú lắng nghe.

Vì bấy giờ cậu chỉ còn biết có thương thầy mà thôi “Tội nghiệp thầy!”

Câu hỏi 15: Cho HS giải thích từ “cố tri” có nghĩa là gì?

HS: Cố tri là người bạn quen biết đã lâu. (cố: cũ; tri: quen, biết)

Câu hỏi 16: Vậy Phrăng gọi những cuốn sách, những quyển ngữ pháp, quyển thánh sử là bạn cố tri mà cậu phải đau lòng từ giã, vậy trong suy nghĩ của Phrăng đã có sự thay đổi rất lớn, đó là thay đổi về điều gì?

HS: Bấy giờ Phrăng đã hiể u ra được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và thiết tha mong muốn được học nó nhưng rất tiếc đã không còn kịp nữa,

- Cảm thấy nuối tiếc, ân hận vì sự lười nhác trong học tập của mình.

- Xấu hổ và tự giận mình vì không chịu học thuộc các quy tắc về phân từ.

dù trong cậu đã có sự nhận thức sâu sắc muốn học thật tốt, thật nhiều. Phrăng hối hận nhận ra sự quý giá khi nó sắp mất đi rồi. Sống tên đời cũng thế, đừng để ta rơi vào tâm trạng phải hối tiếc hãy trân trọng những gì ta đang có, cụ thể việc đi học.

Câu hỏi 17: Để thấy được toàn bộ diễn biến tâm trạng của Phrăng tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?

HS:

- Dùng câu cảm thán, câu hỏi tu từ, hình ảnh so sánh đối lập thể hiện tâm trạng hối tiếc “Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!... Mà tôi thì mới biết viết tập toạng!Vậy là sẽ chẳng bao giờ học nữa ư? phải dừng ở đó ư ?...”

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý thành công khi miêu tả diễn biến tâm trạng của Phrăng, bằng những từ ngữ chân thật, lột tả tâm trạng quen thuộc của con người đó là lúc bình thường thấy việc đi học là nhàn chán, buồn tẻ nhưng đến khi sắp mất đi rồi thì mới nhận ra sự quý giá của nó mới bắt đầu ân hận, hối tiếc thì mọi việc đã muộn rồi.

GV: Nhân vật vừa gieo vào lòng Phrăng sự ân hận, hối tiếc vừa có sự thán phục yêu thương, cũng là người mang linh hồn của dân tộc đó là thầy giáo Ha-men.

Câu hỏi 18: rơ-đanh-gốt là gì?

HS: Một kiểu áo lễ phục, cài chéo.

→Hiểu ra được ý nghĩa

thiêng liêng của việc học

tiếng Pháp, tha thiết muốn được học.

2.Thầy Ha-men trong buổi

Câu hỏi 19: Diềm lá sen là như thế nào?

HS: Diềm bằng đăng ten hoặc sa mỏng đính vào cổ áo trong khi mặc lễ phục.

Câu hỏi 20: Chúng ta đã biết kiểu áo Rơ-đanh-gốt và tính chất của nó, vậy trong buổi học cuối cùng này thông qua trang phục của thầy Ha -men tác giả muốn nói lên điều gì?

HS: Phát biểu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trang phục: Áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen, trang phục chỉ dành cho buổi phát thưởng, tiếp thanh tra.

- Trang phục trang trọng lịch sự

- Nhằm cho thấy tính chất trang trọng thiêng liêng của buổi học cuối cùng

Câu hỏi 21: Trong buổi học cuối cùng, thầy có cách đối xử như thế nào đối với HS? Dẫn chứng cụ thể? Em có nhận xét gì về thái độ đó?

HS:

- Học sinh đi trễ thầy không giận dữ mà nói rất dịu dàng “Thầy nhìn tôi chẳng giận dữ và bảo tôi thật dịu dàng: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con”

- Học sinh không thuộc bài thầy không la mắng, không phạt

“thầy không mắng con đâu, con bị trừng phạt thế là đủ rồi…”

- Thầy tự nhận trách nhiệm về mình “ Mà trong tất cả chúng ta ai cũng có

- Trang phục: Trang trọng lịch sự, thể hiện sự thiêng liêng của buổi học.

“mặc áo rơ-đanh-gốt, màu xanh lục diềm lá sen”

- Thái độ : Dịu dàng không mắng không trừng phạt, rất ân cần với các em.

phần tự chê trách, thầy cũng không có gì để trách mình ư?”

- Thầy muốn truyền thụ hết kiến thức cho các em trong buổi học cuối cùng này “chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng đến thế. Cứ như thể trước…….chúng tôi”

Câu hỏi 22: Theo thầy Ha-men điều gì trong cuộc sống này giúp ta g iữ vững độc lập dân tộc? Chỉ ra đoạn văn đó? Thầy Ha-men thể hiện tình cảm gì qua lời nói đó?

HS:

- Ngôn ngữ sẽ giúp ta giữ vững độc lập dân tộc

“đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: Phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm giữ được chìa khóa của chốn lao tù…” - Đối với thầy Ha-men tiếng Pháp là ngôn ngữ đẹp nhất, thầy rất yêu quý, trân trọng tiếng mẹ đẻ, vì nó có thể giúp ta giữ vững độc lập dân tộc, là chìa khóa chốn lao tù. Bằng tình yêu ngôn ngữ đã ẩn chứa bên trong là tinh thần yêu nước sâu đậm, và thầy còn muốn thông qua buổi học này kêu gọi mọi người hãy giữ gìn và bảo vệ tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của dân tộc mình.

- Những lời nói về học tiếng Pháp:

Yêu quý, tự hào, trân trọng và ca ngợi tiếng Pháp.

GV: Cho HS đọc lại đo ạn cuối “ Bỗng đồng hồ nhà thờ…đi đi thôi”

HS:Đọc to

Câu hỏi 23: Cuối tiết học, có những âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý? Nêu ý nghĩa của âm thanh, tiếng động đó?

HS: Có những âm thanh và tiếng động sau:

- Tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm báo 12 giờ.

- Tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa. - Tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về.

Ý nghĩa:

Chấm dứt buổi học, chấm dứt việc học bằng tiếng Pháp. Chuẩn bị cho những hành động của thầy Ha -men. Tự do và nô lệ cùng hiện lên ở một ngôi làng nhỏ.

Câu hỏi 24: Giải thích nghĩa của từ tái nhợt ?

HS: Tái nhợt là tái mét, da nhợt nhạt, bệch ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi 25: Hình ảnh thầy Ha -men đứng tên bục, người tái nhợt đi nói lên điều gì?

HS: Thể hiện tâm trạng cực kì xúc động của thầy trong buổi học cuối cùng.Vì ngày mai thầy phải ra đi, vĩnh biệt ngôi trường yêu dấu suốt 40 năm.

Câu hỏi 26: Câu viết cuối cùng trên bảng của thầy có ý nghĩa gì?

HS: Cầm phấn dằn mạnh hết sức viết

- Hành độn g, cử chỉ lúc buổi học kết thúc.

+ Đứng trên bục thầy tái nhợt đi.

+ Cầm hòn phấn dằn mạnh viết thật to “NƯỚC PHÁP MUÔN

thật to “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM” Thầy trút hết nỗi lòng của mình vào câu khẩu hiệu nhằm khẳng định niềm tin vào một tương lai tươi sáng đất nước lại được tự do, qua đó thể hiện tình yêu nước nồng nàng của thầy.

Câu hỏi 27: Trong câu chuyện còn có những nhân vật khác, họ có thái độ như thế nào?

HS:

- Bác Oát-stơ: “đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm”

- Cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vần cũ sờn mép, mở rộng trên lòng, cụ chăm chú, giọng run run vì xúc động. - Mọi người chăm chú viết, im phăng phắc

- Trò nhỏ cặm cụi, vạch nét sổ, đọc đồng thanh.

Câu hỏi 28: Thái độ của họ thể hiện điều gì?

HS: Tất cả đều có thái độ trân trọng, yêu quý tiếng mẹ đẻ. Từ đó cho thấy họ là những con người yêu nước, thể hiện bằng việc làm cụ thể là yêu ngôn ngữ của dân tộc mình.

Câu hỏi 29: Một chân lí quan trọng đã được khẳng định trong câu chuyện này, đó là chân lí nào? Thể hiện qua câu văn nào?

HS: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô

NĂM”

=>Lòng yêu nước sâu sắc thể hiện cụ thể bằng tình yêu tiếng nói của dân tộc.

lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm giữ được chìa khóa của chốn lao tù…”

Nói lên giá trị cũng như sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc, trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đó là tài sản vô cùng quý giá, khi đất nước bị ngoại xâm, nếu còn giữ được tiếng nói của dân tộc mình thì còn khả năng giữ độc lập, nếu mất đi tiếng nói thì cả dân tộc sẽ có nguy cơ bị diệt vong. Sức sống của dân tộc nằm trong tiếng nói của mình. Mỗi một dân tộc, đất nước có tiếng nói riêng, ngôn ngữ riêng, nếu mất đi tiếng nói, mất đi ngôn ngữ, mà dùng tiếng nói hoặc ngôn ngữ của dân tộc ngoại xâm thì dân tộc đó có còn không?

GV: Đó chính là giá trị tư tưở ng mà câu chuyện muốn gửi gắm đến chúng ta.

Câu 30: Qua câu chuyện này em học được gì từ nhân vật Phrăng ?

HS: Phát biểu tự do

GV: Định hướng và sửa chữa

Câu hỏi 31: Qua câu chuyện này yếu tố nội dung nào còn động lại trong em?

HS: Phát biểu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa ngữ văn 6 trung học cơ sở (Trang 62 - 69)