- Giai đoạn 2005 đến nay:
3.2.3.2. Tiếp cận thông tin phục vụ công tác thẩm định
Trong công tác tín dụng, số lượng và chất lượng của thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc thẩm định dự án, phương án vay vốn. Tuy nhiên trong thực tế thông tin tín dụng vẫn chhưa được NHNo&PTNT khai thác triệt để. Do thiếu thông tin nên có thể bỏ qua những dự án có hiệu quả hoặc cho vay những dự án dễ xãy ra rủi ro tín dụng.
Điều đó do ngân hàng vẫn chưa đánh giá hết tầm quan trọng của thông tin tín dụng nên chưa có các biện pháp thu thập, khai thác, xử lý một cách đầy đủ và hiệu quả nhất. Đôi khi không chủ động tìm hiểu các nguồn thông tin mà chỉ chờ nhận thông tin cung cấp từ phía khách hàng.
Hầu hết các dự án vay vốn ngân hàng được lập bởi khách hàng thuê tư vấn lập, nó
mang nặng ý muốn chủ quan để làm cho dự án có tính khả thi cao nhằm thuyết phục ngân
hàng giải ngân. Vì vậy, khi thẩm định dự án đầu tư ngân hàng không chỉ dựa vào thông tin một chiều do khách hàng cung cấp gói gọn trong dự án mà phải tập trung nắm bắt, xử lý thông tin đa chiều về mọi lĩnh vực liên quan đến dự án.
Về mặt ngân hàng thì hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro còn hạn chế, chưa cập nhập thường xuyên và đầy đủ, các bộ phận thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin tại các chi nhánh chưa được quan tâm đúng mức.
Chúng ta cần tập hợp thông tin phục vụ cho công tác thẩm định theo sơ đồ quản lý thông tin như sau:
Sơ đồ 3.1: Thông tin phục vụ công tác thẩm định
Tổng hợp thông tin phục vụ thẩm định Thông tin do khách hàng cung cấp Thông tin do ngân hàng tự thu thập được Các báo Hồ sơ Hồ sơ Hồ sơ Số hồ sơ tài Thông tin từ Thông tin Phi Thôn tin qua Qua tạp chí
Thông tin do khách hàng cung cấp:
Đây là nguồn thông tin chủ yếu phục vụ công tác thẩm định của ngân hàng, tuỳ theo khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất hay doanh nghiệp mà các hồ sơ và báo cáo cung cấp cho ngân hàng theo những yêu cầu khác nhau. Ban đầu do khách hàng cần sớm được vay vốn nên cung cấp đầy đủ cho ngân hàng, tuy những tài liệu và thông tin cung cấp không phải lúc nào cũng chính xác, do đó ngân hàng phải chủ động về khai thác nguồn thông tin từ nhiều phía.
- Thông tin do ngân hàng thu thập:
Ngoài nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, để tiến hành thẩm định một cách đầy đủ ngân hàng cần nắm bắt các thông tin qua những kênh khác như:
+ Nguồn thông tin từ hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro của NHNo&PTNT Việt Nam (CIH) và của NHNN Việt Nam (CIC). Mặc dù NHNo&PTNT Quảng Nam đã tham gia nối mạng với NHNo&PTNT Việt Nam nhưng hầu như chưa chú trọng khai thác nguồn thông tin này. Để khai thác tốt nguồn thông tin này NHNo&PTNT cần phải: Trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, nối mạng liên kết giữa bộ phận tín dụng các chi nhánh với nhau để thu thập, xử lý thông tin kịp thời và nhanh chóng hơn; bố trí cán bộ chuyên trách công tác khai thác, lưu giữ, cập nhật, phân tích thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.
Để đảm bảo cập nhật những thông tin từ hệ thống này, NHNo&PTNT Việt Nam cần đổi mới qui trình, thủ tục cung cấp thông tin tại trụ sở chính theo hướng đơn giản về thủ tục, có thể cho phép khai thác trực tiếp trên mạng.
+ Một số thông tin phi tài chính từ khách hàng như khả năng tổ chức quản lý sản xuất, trình độ năng lực của chủ dự án, kinh nghiệm, truyền thống v.v... ngân hàng chỉ có thể thu thập qua giao tiếp trực tiếp với khách hàng và thông qua xã hội.
+ Thu thập thông tin qua các cơ quan chức năng như: phòng, sở tài chính, thuỷ sản, nông nghiệp v.v... cũng là những đầu mối thông tin quan trọng để nắm bắt đựơc vấn đề giá cả, khả năng tác động của dự án đến môi trường, xã hội, đến nông nghiệp, nông thôn v.v... + Ngoài ra NHNo&PTNT còn tham khảo cả những thông tin từ tạp chí, báo chí, tập san chuyên nghành,từ mạng internet về các mặt triển vọng sản phẩm, giá cả, tiềm năng, thị trường từng vùng, trong và ngoài nước v.v...