Vận dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam docx (Trang 60 - 65)

- Giai đoạn 2005 đến nay:

3.2.2.1. Vận dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay

Thời gian qua, các NHNo&PTNT đều áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay phổ biến như: Thế chấp tài sản, cầm cố và bảo lãnh đối với các nợ vay phát sinh.

Tuy nhiên, làm như thế đã nảy sinh nhiều khó khăn, cũng như những yêu cầu mà đòi hỏi thực tế phải giải quyết, dẫn đến NHNo&PTNT phải vận dụng linh hoạt và nhạy bén các hình thức khác như: cho vay tín chấp hoặc thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Để tạo điều kiện thuận lợi, nhất là cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng và các tổ chhức doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh nói chung, NHNo&PTNT phải triệt để vận dụng cơ chế đảm bảo tiền vay của chính phủ, NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam vào thực tiễn. Cụ thể:

a . Hình thức cho vay không có đảm bảo bằng tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.

Theo quy định hiện hành của chính phủ, NHNN Việt Nam và theo Quyết định số 72/QĐ-HĐQ- TD ngày 31/03/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, qui định 1261/ NHNo&PTNT-TD ngày 15/04/2004 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT

Việt Nam việc cho vay không có đảm bảo được mở rộng đối với hầu hết các đối tượng và thành phần kinh tế, do tổ chức tín dụng quyết định, khi khách hàng đáp ứng được các điều kiện sau:

+ Khách hàng xếp loại A: Sẽ được cho vay, bảo lãnh không có đảm bảo bằng tài

sản toàn bộ hay một phần vốn vay. Được áp dụng mức lãi suất cho vay, phí dịch vụ... ưu đãi.

+ Khách hàng xếp loại B: Bắt buộc phải áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay bằng

tài sản. Có thể được xem xét hưởng một phần ưu đãi mức lãi suất cho vay, phí dịch vụ.

+ Khách hàng xếp loại C: Không được tăng dư nợ, hạn chế cho vay tiếp, hoặc phải

giảm thấp dần dư nợ. Bắt buộc phải áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản. Không được hưởng mức lãi suất cho vay, phí dịch vụ ưu đãi theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

Tuy nhiên, trong thực tế các NHNo&PTNT chưa chủ động và tích cực vận dụng các hình thức này, nhất là khi xem xét, thẩm định đầu tư cho những dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh được tăng cường và mở rộng đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất đạt điều kiện xếp loại A, nhằm tháo gỡ khó khăn do thực trạng chưa đáp ứng yêu cầu ngay của khách hàng vay, làm cho tín dụng tích cực hơn, qui mô được mở rộng hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả và chất lượng cho cả ngân hàng và khách hàng.

Cách xếp loại được đánh giá trên các tiêu chí sau đây:

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

* Chỉ tiêu 1: Doanh thu so với năm trước liền kề:

TT Ngành Loại A Loại B Loại C

1 Ngành nông, lâm, thuỷ sản công

nghiệp khai thác mỏ (trừ dầu khí)công nghiệp cơ khí

Tăng từ 5% trở lên Tăng dưới 5% và giảm không quá 3% Giảm từ 3% trở lên

2 Ngành công nghiệp chế biến,

sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước sạch, xây dựng, khai thác dầu khí, vận tải, kho bãi,

Tăng từ 7% trở lên Tăng dưới 7% và giảm dưới 3% Giảm từ 3% trở lên

thông tin liên lạc, thương

nghiệp, du lịch, khách sạn và các ngành khác.

* Chỉ tiêu 2: Lợi nhuận thực hiện và tỉ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu.

Loại A Loại B Loại C

- Doanh nghiệp có lãi

- Tỉ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu tăng hơn so với năm trước liền kề

- Doanh nghiệp có lãi

- Tỉ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu bằng hoặc thấp hơn so với năm trước liền kề

Doanh nghiệp lỗ

* Chỉ tiêu 3: Tỷ suất tài trợ.

Tổng suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn x 100

Loại A Loại B Loại C

Tỉ suất tài trợ > 8% 8% tỉ suất tài trợ 3% 3% > tỉ suất tài trợ

* Chỉ tiêu 4: Nợ quá hạn (chỉ tính nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng) và khả năng

thanh toán nợ đến hạn. Hệ số thanh toán nợ đến hạn =

Tổng giá trị TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn gồm cả dài hạn đã đến

hạn

x 100

Loại A Loại B Loại C

Thoả mãn 2 điều kiện 1. Không có nợ quá hạn 2.Hệ số. Khả năng thanh toán nợ đến hạn > 1

Thoả mãn 2 điều kiện 1. Nợ quá hạn dưới 181 ngày, có khả năng thanh toán.

2. Hệ số khả năng thanh

Chỉ cần thoả mãn một trong hai điều kiện sau. 1. Có nợ quá hạn trên 181 ngày.

toán nợ đến hạn từ 0,5

đến 1

toán nợ đến hạn < 0,5

* Chỉ tiêu 5: Tình hình chấp hành các qui định pháp luật hiện hành

Loại A Loại B Loại C

Không có vi phạm pháp luật hiện hành

Doanh nghiệp có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm pháp luật hiện hành nhưng chưa đến mức xử phạt hành chính

Doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các qui định của pháp luật hoặc người quản lý điều hành doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của doanh nghiệp đến mức bị truy cứu tráchh nhiệm hình sự.

Căn cứ vào kết quả từ chỉ tiêu trên để phân loại A,B,C cho từng doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp xếp loại A

Doanh nghiệp xếp loại B Doanh nghiệp xếp loại C

Cả 5 chỉ tiêu đều xếp loại A

Là doanh nghiệp không được xếp loại A hoặc C

Chỉ cần xảy ra một trong các điều kiện sau:

- Có từ 3 chỉ tiêu xếp loại C trở lên.

- Chỉ tiêu 2 xếp loại C

- Đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại vay trên mức không phải đảm bảo tài sản.

* Xếp loại: Căn cứ tình hình quan hệ tín dụng trong 2 năm gần nhất liền kề của hộ

gia đình, cá nhân, chủ trang trại để phân loại khách hàng như sau:

Khách hàng xếp loại A Khách hàng xếp loại B Khách hàng xếp loại C

hạn nợ gốc, lãi vay và phí (nếu có) - Không có phát sinh nợ quá hạn (gốc và lãi) - Không có vi phạm pháp luật ngày (kể cả nợ quá hạn đã thu hết) - Không có vi phạm pháp luật hạn trên 181 ngày. - Có vi phạm pháp luật

Ngoài ra, trong lĩnh vực cho vay phát triển nông nghiệp các chi nhánh NHNo&PTNT nghiên cứu và vận dụng vào thực tế hợp lý và hiệu quả chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam tại công văn số 1507/ NHNo&PTNT - TD ngày 29/5/2003 đã nêu “Khi thực hiện cho vay hộ nông dân, chủ trang trại... đến 30 triệu đồng không áp dụng

biện pháp bảo đảm bằng tài sản. chi nhánh không phải thông qua hội đồng tín dụng”. b. Hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Tình hình thực tế tại địa phương trong những năm qua, vấn đề vận dụng hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay là hết sức cần thiết, nhất là trong lĩnh vực phát triển nền kinh tế mũi nhọn về nghề cá tại huyện nhà. Trong lĩnh vực này theo chủ trương của nhà nước là khuyến khích thực hiện đánh bắt xa bờ, trong khi theo thói quen và khả năng về tàu, lưới các phương tiện nghề cá khác của ngư dân hạn chế, nên việc thực hiện đánh bắt gần bờ chiếm đa số. Để vừa thực hiện chủ trương của nhà nước, vừa đưa nghề cá phát triển với quy mô ngày càng cao, hiệu quả hơn, nhiều ngư dân thực hiện đầu tư vào đóng mới tàu, mua sắm máy móc lớn hơn, đủ công suất phục vụ đánh bắt xa bờ, dài ngày. Tuy nhiên, khi vay vốn ngân hàng, tài sản thế chấp về nhà cửa là không đảm bảo, hầu hết ngư dân ở vùng quê biển, nhà cửa cũng không mấy khang trang, to lớn, giá trị đất ở thấp... Để khắc phục khó khăn đó, NHNo&PTNT cần phải tích cực tác động, phối hợp với các dự án đầu tư mà mình nghiên cứu, thẩm định khả năng có hiệu quả từ chủ đầu tư về kinh nghiệm, tay nghề v.v... để áp dụng hình thức cho vay bảo đảm bằng chính tàu, máy vay vốn để tham gia mua sắm.

Theo qui định tại văn bảng 3251/ NHNo&PTNT-TD ngày 06 tháng 10/2003 thì:

Mức cho vay tối đa bằng 75% so với giá trị tài sản hình thành từ vốn vay. Riêng giá trị

Điều quan trọng đối với NHNo&PTNT là đảm bảo khả năng quản lý được tài sản hình thành. Trong thực tế tàu thuyền là phương tiện có đăng ký sở hữu. Vì vậy, ngân hàng phối hợp chặt chẽ với địa phương và thường xuyên theo dõi tình hình khai thác đánh bắt đối với các hộ có vay vốn. Qua theo dõi cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay, hiệu quả tín dụng đem lại là khả quan, chỉ trừ những trường hợp bất khả kháng do thiên tai xảy ra.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam docx (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)