Khuynh hướng vận động và biến đổ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam docx (Trang 30 - 33)

- Thực hiện tốt biện pháp khoán tín dụng:

1.3.Khuynh hướng vận động và biến đổ

Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến gắn liền với nguyên lý về sự vận động, phát triển. Sự liên hệ, tác động qua lại của các sự vật, hiện tượng tất yếu dẫn tới sự vận động, biến đổi và phát triển của chúng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của phép biện chứng là nghiên cứu toàn diện, bao quát sự vận động, phát triển khách quan ấy của các một sự vật, hiện tượng nói chung và của hoạt động kinh tế - xã hội trong mối liên quan đến tín dụng nói riêng, để tìm ra bản chất và qui luật phổ biến của quá trình đó mà tác động cho có hiệu quả.

Triết học cũng chỉ ra rằng, khái niệm "Vận động" và khái niệm "Phát triển" không đồng nhất với nhau. Sư vận động, biến đổi của các sự vật, hiện tượng là vô cùng tận, có nhiều khuynh hướng và kết quả cụ thể khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất, điều kiện tồn tại và sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Có sự vận động từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn, đó là sự vận động theo hướng tiến

lên. Lại có sự vận động dẫn tới sự thoái hoá, biến chất, dẫn tới sự tan rả, sự tiêu diệt của các sự vật, hiện tượng, đó là sự vận động theo xu hướng thụt lùi, đi xuống.

Quá trình của hoạt động tín dụng NHNo&PTNT với phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng vận động và phát triển không nằm ngoài qui luật trên.

Trước hết như đã nêu, tín dụng đầu tư vốn vào phát triển nông nghiệp, nông thôn làm cho tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội, nói chung bộ mặt nông thông phát triển toàn diện, cũng như hộ tham gia vào sản xuất, kinh doanh ngày càng nhiều, càng mở rộng về nhu cầu phát triển... Từ đó, mà yêu cầu ngày càng cao của thị trường, của kinh tế, xã hội, của các hộ sản xuất, kinh doanh nói chung hộ nông dân nói riêng lại đặt ra nhu cầu vốn tín dụng với qui mô và số lượng ngày càng lớn hơn, nhiều hơn nhằm không ngừng thoả mãn yêu cầu mới đặt ra. Như: Đời sống vật chất và tinh thần yêu cầu càng cao hơn, hiện đại hơn, về điện, đường, trường, trạm, dịch vụ bưu chính viễn thông v.v... của nhân dân.

Bản thân nội tại của tín dụng cũng nằm trong khuynh hướng vận động và biến đổi mà chúng ta cần phải biết nắm bắt để hiểu được, dự phòng được những khả năng chuyển hoá có thể xảy ra của vốn nói chung và vốn tín dụng nói riêng mà điều hành có hiệu quả nhất quá trình vận động vốn.

- Vốn tín dụng ngắn hạn có thể chuyển hoá hành trung dài hạn.

Chẳng hạn với tín dụng cho vay ngắn hạn nhưng trong quá trình vận động có thể do người sử dụng vốn tác động chuyển hoá vào vốn trung, dài hạn. Ví dụ: Vay mua nguyên liệu, hàng hoá, chi phí... Nhưng nguồn vay lại sử dụng vào xây dựng chuồng trại, xây ao hồ, làm vườn cây lâu năm... Hoặc khi bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ tiền thu được lẽ ra phải dùng trả nợ, thanh toán... thì lại dùng mua máy móc thiết bị.

- Vốn tín dụng trung, dài hạn có thể chuyển hoá thành ngắn hạn.

Cũng như nêu trên, ở đây khách hàng vay vốn trung, dài hạn nhưng có thể do yêu cầu phát sinh khách quan hoặc chủ quan mà sử dụng vào ngắn hạn như mua nguyên liệu, hàng hoá, chi phí... Ngoài ra, sự vận động vốn thu được từ nguồn khấu hao người ta lại dùng mua nguyên liệu, vật tư... đưa vào sản xuất mà lẽ ra để trả nợ trung, dài hạn hoặc để mua sắm máy móc, thiết bị, cải tiến kỹ thuật.

- Khuynh hướng vận động và biến đổi sự vật trong xã hội nói chung và vốn nói riêng còn ở dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Về mặt vốn qua cơ chế tín dụng,

thanh toán, dịch vụ... ta cần hiểu thêm nhiều biến đổi, chuyển hoá tích cực, còn có những chuyển hoá tiêu cực như tẩy, rửa tiền, tham ô, móc ngoặc ... qua việc thanh toán, chuyển, gửi tiền v..v

- Tháng 11 năm 2006 chúng ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Đây là một giai đoạn lịch sử vừa mang tính cơ hội vừa là thử thách đối với Đảng và Nhà nước, cũng như mọi thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ, kể cả đối các hộ sản xuất ở nước ta. Vì vậy tín dụng NHNo&PTNT cần phải lưu tâm tới khuynh hướng vận động này, có những chủ trương, chính sách, kế hoạch đầu tư cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra.

- Cũng từ thực trạng đó, thị trường không chỉ có một NHNo&PTNT, mà ngày càng có nhiều NHNTM khác, kể cả trong và ngoài nước phát triển thêm, cụ thể từ tháng 6 năm 2003 sau khi có quyết định thành lập khu kinh tế mở Chu Lai của Thủ tướng Chính phủ tại địa bàn huyện Núi Thành đã có thêm các chi nhánh NHĐT, NHCT, NHCS, NH Đông á. Điều đó đặt NHNo&PTNT &PTNT vào yêu cầu phải nâng cao sức cạnh tranh bằng cách củng cố và tăng cường từ nhân lực, vật lực, tài lực nhằm đảm đương được nhiệm vụ trong giai đoạn mới, phục vụ càng ngày tốt hơn, chất lượng ngày càng cao hơn mọi yêu cầu về tín dụng, dịch vụ, cũng như các tiện ích khác cho khách hàng.

Từ những khuynh hướng vận động và biến đổi đó, người quản lý vốn có những đối sách thích hợp qua việc phân tích sự vận động trên, tìm ra những điều hợp lý và bất hợp lý, hiệu quả và lãng phí, tích cực và tiêu cực v.v... của các đối tượng sử dụng nhằm giúp vai trò NHNo&PTNT tác động có hiệu quả hơn đối với sự nghiệp đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ngoài ra, khuynh hướng vận động và biến đổi còn đặt ra yêu cầu nhiều mặt của nền kinh tế, xã hội ngày càng cao, đòi hỏi bản thân ngân hàng thương mại phải vận động, trang bị mọi mặt nghiệp vụ chuyên môn, nhân lực, tài lực ngày càng phát triển nhằm nắm bắt thời cơ và vượt qua thách thức trong quá trình đổi mới và phát triển đáp ứng đòi hỏi chất lượng ngày càng khắt khe của nền kinh tế thị trường.

Chương 2

Thực trạng hoạt động tín dụng

của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

ở huyện Núi Thành thời gian qua

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam docx (Trang 30 - 33)