- Giai đoạn 2005 đến nay:
3.1.1. Tín dụng ngân hàng phải vì mục tiêu hiệu quả kinh tế xã hộ
Đứng về phía ngân hàng đây là đây là quan điểm có tính chất bao trùm, chi phối mọi hoạt động về đầu tư tín dụng.
Hoạt động tín dụng ngân hàng phải an toàn, hiệu quả và bền vững. an toàn sở dĩ có được là do tính hiệu quả kinh tế mang lại. Còn về mặt xã hội, đối với các đối tượng, dự án đầu tư phải hướng tới khai thác phát huy cho được hiệu quả nhằm vừa phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hôi, vừa mang lại lợi nhuận cho người thực thi dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, vừa tác động trở lại tính an toàn, hiệu quả và bền vững của tín dụng ngân hàng.
Theo đó, tín dụng ngân hàng có nhiệm vụ:
- Thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh, nâng cao tính hiệu quả cả trước, trong và sau khi đầu tư, kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tốt các mặt khác như: công bằng xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái trên địa bàn.
- Góp phần phát triển và đa dạng hoá các ngành nghề, các loại hình tổ chức sản xuất ở nông thôn, nhất là tác động đến thị trường lao động, để từ đó người lao động được đào tạo nghề nghiệp, chuyên môn hoá cụ thể. Nhờ vậy người lao động có kỹ năng, tay nghề phù hợp, đáp ứng được yêu cầu về sản xuất, kinh doanh ở từng làng, xã . Tín dụng ngân hàng cũng trên cơ sở này sẽ mở rộng các qui mô, đầu tư theo chiều sâu để từng bước phát triển công nghiệp ở giai đoạn cao.
- Quá trình đầu tư tín dụng ngân hàng vào phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ góp phần thu hút lực lượng lao động nhàn rỗi ở nông thôn và cả lao động có kỹ năng, kỹ thuật trình độ cao từ thành thị. Đồng thời quá trình đó tạo ra cho người nông dân được tiếp cận và thích nghi từng bước với tác phong công nghiệp, hợp tác chặt chẽ với nhau trong guồng máy sản xuất hàng hoá, dịch vụ có sự quản lý và điều hành vĩ mô của nhà nước.