Trong hát phường vải (HPV)

Một phần của tài liệu Đặc điểm ca dao xứ Nghệ (Trang 104 - 106)

a) Thể bốn, năm chữ

3.2.2.1. Trong hát phường vải (HPV)

Hát phường vải phục vụ mục đích trao gửi tâm tình trong đối ca nam nữ, lời hát phường vải ngắn gọn, súc tích, các hành vi biểu cảm, điều khiển cam kết … nổi lên hàng đầu so với các hành vi tái hiện. Giọng điệu thơ lục bát trong HPV chậm, tha thiết, tình tứ, từ ngữ chọn lọc, tính nghệ thuật, tính biểu trưng, giá trị thông tin bổ sung, ý nghĩa liên hội của từ, được ưu tiên khai thác. Các từ địa phương trong HPV được cân nhắc lựa chọn theo yêu cầu đó:

“Ăn chi cho má em hồng

Gội chi cho tóc như dòng nước xanh”

(HPV)

Đại từ nghi vấn “chi” trong phương ngữ Nghệ Tĩnh tương đương với “gì” trong vốn từ

toàn dân nhưng gía trị biểu cảm thì khác. Từ “chi” nghe gần gũi thân mật, gợi lên sự liên tưởng đến hoàn cảnh lịch sử, xã hội, tập quán văn hoá của con người quê hương xứ Nghệ. Có một lượng thông tin bổ sung nằm ngoài nghĩa nghi vấn của “chi” mà tác giả dân gian tập trung khai thác. Trong HPV ý nghĩa cụ thể, trực tiếp của từ địa phương cũng được chú ý:

“ Anh yêu em từ thuở mười ba Mẹ bồng em đi nhởi, anh bẻ hoa em cầm”

(HPV, Tr 207) Nghĩa của từ “nhởi” tương đương với “chơi” trong vốn từ toàn dân. Trong ngữ cảnh trên,

ở vị trí của “nhởi” không thể thay thế “chơi”. “Nhởi” mang thanh trắc, đáp ứng được luật bằng

trắc của thơ lục bát. Trọng âm câu dòng bát rơi vào “nhởi” và trong giai điệu HPV, âm tiết có

âm vực thấp nhất, âm sắc trầm nhất rơi vào vị trí của “nhởi”. Trong sự hài hoà về âm và nghĩa

với vốn từ toàn dân, nó góp phần tạo nên giá trị tu từ:

“Nếp ngâm mà đậu chưa chà, Lòng em nói rứa còn mẹ già nói sao ?

Nếp ngâm thì đậu cũng xay, Lòng em nói rứa mẹ thầy cũng ưng”

(HPV, tr 249) Nếu chỉ để thoả mãn các yêu cầu về kết cấu như đối với từ “nhởi” ở trên, hoàn toàn có thể thay thế “rứa” bằng “thế” hoặc “vậy”. Nhưng ở đây tác giả dân gian lựa chọn sắc thái biểu cảm phục vụ cho các hành vi điều khiển, biểu cảm. “ Thế”, “vậy” có thể lịch sự hơn nhưng cũng “khách sáo” hơn. “Rứa” dễ thương và thân mật hơn. Bên trao lời hiểu rõ tình cảm, hoàn cảnh, vị thế xã hội của đối tượng giao tiếp nên mới chọn lời trao “lòng em nói rứa”, bên đáp lời cũng thừa nhận “lòng em nói rứa”. Cách nói này hợp với lời nói và hiện thực. Nếu thay “rứa” bằng “thế” hoặc “vậy” thì sự ăn khớp với hiện thực sẽ giảm sút so với “rứa” trong tâm thức của người xứ Nghệ.

Các nghệ nhân HPV cũng rất cân nhắc khi sử dụng từ địa phương sao cho các giá trị ngữ âm và ngữ nghĩa của nó hoà phối với các từ toàn dân từ Hán Việt tốt nhất, làm tăng hiệu quả biểu đạt của lời thơ trong hoàn cảnh giao tiếp mà nó xuất hiện :

a) “ Thương mình mình nỏ biết cho,

Cầm bằng gánh nặng mà dò đường trơn”

(HPV, Tr 264) b) “ Dao vàng lắt rọt tằm rơi,

Không đau không xót bằng lời em than”

(HPV, Tr 221) c) Mời chàng mại mại không vào

Bán mua chi đó, làm cao rứa chàng”

“Nỏ” tương đương với “ không”, nhưng “ nỏ” chỉ xuất hiện ở (a) mà không xuất hiện ở (b). Ngược lại “không” xuất hiện ở (b) mà không xuất hiện ở (a). Từ “nỏ” ngoài nghĩa là “không” còn có sắc thái hờn giận, trách móc mà ngữ cảnh câu thơ (a) đòi hỏi. Ở câu (b), là sự xót xa, lòng thương cảm. “Lắt rọt” biểu đạt trạng thái tình cảm đau xót hơn “cắt ruột”. Các từ địa phương “mại mại” (mãi mãi), chi (gì), rứa (thế), ở câu (c) làm nổi bật sắc thái dân dã khiêm

tốn đối lập với thái độ “làm cao” của đối tượng giao tiếp. “Mại mại” còn là sự chơi chữ, nó

đồng nghĩa với mãi mãi. Thanh ngã xứ Nghệ được phát âm thành thanh nặng nên “mại mại” từ địa phương cùng đồng âm với mại (mua) và mãi (bán) từ Hán Việt. Từ “mại mại” tạo giá trị tu từ cho câu ca.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ca dao xứ Nghệ (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)