Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO XỨ NGHỆ 3.1 Các thể thơ và sự vận dụng trong ca dao xứ Nghệ
3.1.2.2. Sự vận dụng thể hỗn hợp trong ca dao xứ Nghệ
Thể hỗn hợp được cấu tạo từ sự kết hợp một cách khá tự do các thể thơ khác nhau trong một tác phẩm. Đây là thể thơ được sử dụng nhiều thứ hai (sau thể lục bát) trong ca dao xứ Nghệ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu: tính cách bộc trực, ngang tàng, phóng khoáng của người Nghệ Tĩnh rất phù hợp với sự tự do, không bó buộc bởi niêm luật, vần điệu, độ dài ngắn của thể hỗn hợp.
Cuộc sống của con người vốn dĩ phong phú và phức tạp; tâm hồn, cảm xúc của con người cũng lắm cung bậc mà nhiều khi một cấu trúc hình thức ồn định không thể diễn tả hết được những biến thái tinh vi, những trạng thái đa dạng của nó. Những hoàn cảnh sống ấy, những tâm trạng tình cảm ấy nhiều khi đã tràn ra khỏi những bó buộc của thể thơ, dòng thơ… để tạo nên những lời ca tự do, phóng túng:
“Năm xưa anh đứng cội cây sung Em đứng cội cây dừa
Nước mắt em chảy xuống như mưa
Ướt một cái quần cái áo Cái quần anh vắt chưa ráo
Cái áo anh vắt chưa khô Giừ thầy mẹ em đem gả bán nơi mô Nỏ bỏ công anh băng Hán vượt Hồ tìm em”
Sự kết hợp của các dòng thơ trong bài ca dao trên không tuân theo quy tắc, niêm luật của một thể thơ nhất định nào cả mà nó tự do tuân trào theo dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Cảm xúc ấy không thể ép vào trong khuôn khổ của cặp thơ trên sáu dưới tám mà nó đã tràn ra thành hai câu chín tiếng và mười tiếng để nhân vật trữ tình có thể nói cho thỏa thích, cho vơi
bớt những cay đắng, uất ức đang chất chứa trong lòng. Thể thơ tự do đã hết sức hữu dụng trong trường hợp này.
Sự kết hợp của thể hỗn hợp nhiều khi còn là sự liên kết giữa cặp lục bát và những câu thơ tám chữ:
- “Thương ai em nói lúc đầu
Để cho thầy mẹăn trầu một nơi - Ăn trầu người ta như chim mắc nhạ
Uống rượu người ta như cá mắc câu Anh yêu em không nói khi đầu Làm chi giang dở giữa cầu bắc ngang”
Nếu như cặp lục bát mở đầu bài ca dao tạo được cảm giác nhẹ nhàng trong lời trách móc của chàng trai thì hai câu thơ tám chữ tiếp theo với cách ngắt nhịp 4/4 và cách gieo vần trắc lại đưa đến cho ta ấn tượng vế hoàn cảnh đầy khó khăn, trở ngại mà cô gái đã vướng phải. Độ dài của dòng thơ như trải rộng thêm những trở ngại ấy. Nó đã tạo thành một bức tường chắc chắn ngăn cách chàng trai và cô gái. Cặp lục bát biến thể xuất hiện cuối bài đã nói lên được lời chê trách của người con gái trước sự muộn màng trong tình yêu của người con trai. Xuất hiện nhiều hơn trong thể thơ hỗn hợp là sự liên kết giữa thể lục bát và thể song thất. Chẳng hạn:
“Mấy lâu ao ước ước ao Tiện đây mận mới hỏi đào một khi
Vì đào nên mận ra đi
Đào còn mê mẩn việc gì xa xôi
Đào thấy mận, đào ngồi lơ lửng Mận thấy đào, mận đứng mận trông
Ước khi nào đào vợ, mận chồng
Đào yêu mận mến, mặn nồng cảđôi”
Những trường hợp này đúng như nhận xét của Nguyễn Xuân Kính: “Thường bên cạnh nhịp điệu uyển chuyển của những cặp lục bát, vần trắc và tiết tấu theo nhịp 3/4 của các cặp song thất có khả năng nhiều hơn trong việc diễn tả những tình cảm khúc mắc, những nỗi đau khổ uất ức, những trở ngại hoặc nỗi éo le của người dân lao động” [109].
Như vậy, về hình thức cơ bản ta thấy thể hỗn hợp trong ca dao Nghệ không hề bị ràng buộc bởi số câu, số chữ, niêm, đối. Nó là sự kết hợp một cách tự do các thể thơ khác nhau trong
cùng một tác phẩm. Nhưng sự tự do trong liên kết ấy không xuất phát từ sự kém cỏi, sự non nớt về mặt nghệ thuật của tác giả dân gian mà ngược lại, đó là sự sáng tạo, là sự bứt phá ra khỏi những ràng buộc khe khắt của luạt thơ để có thể thể hiện được một cách tự do, phóng túng, chính xác những cung bậc tinh tế của tình cảm và sự phong phú của hiện thực. Chính bởi sự kết hợp tự do ấy mà thể hỗn hợp có được những câu thơ với độ dài ngắn khác nhau và cách ngắt nhịp gieo vần khác nhau (dù với cùng số lượng âm tiết như nhau) bởi vì mạch thơ ở dạng này không bị chi phối bởi quy luật nào mà mở rộng theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang một cách phóng khoáng, còn nhịp điệu thì thường gắn với đối tượng trực tiếp miêu tả hơn là gắn với nhịp
điệu vốn có. Những đặc điểm ấy đã phục vụ đắc lực cho thể hỗn hợp trong việc biểu hiện nội
dung. Không những thế nó còn góp phần làm cho những nội dung ấy được thể hiện hiệu quả hơn, sâu sắc hơn.
Tóm lại, thể hỗn hợp xứ Nghệ với cách kết hợp một cách tự do, linh hoạt các thể thơ, với sự uyển chuyển, sinh động của trường độ câu thơ, với cách gieo vần phóng túng, với nhịp điệu mới mẻ, sáng tạo… đã góp phần lớn trong việc thể hiện những cảm xúc tinh tế trong tâm hồn con người và những nội dung đa dạng của hiện thực. Bằng cách kết hợp giữa thể lục bát với thể 4, 5 chữ, thể hỗn hợp của ca dao Nghệ đã làm phong phú thêm hình thức thể hiện của thể thơ tự do trong ca dao Việt Nam. Với những ý nghĩa ấy, thể hồn hợp đã có một vị trí quan trọng trong ca dao xứ Nghệ. Nó là thể thơ không thể thiếu với tính cách Nghệ, con người xứ Nghệ.