Song thất lục bát biến thể

Một phần của tài liệu Đặc điểm ca dao xứ Nghệ (Trang 87 - 88)

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO XỨ NGHỆ 3.1 Các thể thơ và sự vận dụng trong ca dao xứ Nghệ

3.1.3.2. Song thất lục bát biến thể

Chúng tôi quan niệm song thất lục bát biến thể là những bài ca dao mang hình thức của thể song thất lục bát nhưng số lượng âm tiết không nhất thiết là 7-7-6-8 mà có thể co giãn, nhưng vẫn đảm bảo được khuôn hình về vần của thể thơ. Song thất lục bát biến thể chiếm số lượng lớn nhất trong các dạng của thể thơ này (song thất lục bát chính thể, song thất lục bát biến thể và lục bát gián thất): có 37 bài ca dao được viết theo dạng biến thể của song thất lục bát. Tỷ lệ lớn gần gấp ba lần song thất lục bát chính thể. Hiện tượng biến thể song thất lục bát có thể xảy ra ở cặp song thất (bảy chữ) theo hướng tăng thêm một âm tiết :

“ Gạo Đô Lương không ai vo mà trắng Nước sông Lường không ai lóng (lắng) mà trong

Đôi ta làm bạn thong dong Duyên em ai tạc mà lòng anh say”

(8/8/6/8) Tăng một âm tiết là hiện tượng phổ biến nhất trong biến thể dòng bảy chữ (15/18 trường hợp tăng âm tiết). Ngoại lệ, số âm tiết ở cặp song thất có thể tăng lên đến 10:

“ Thiếp với chàng như tam túc với yêu lượng Chàng đối với thiếp như sĩ tượng với pháo xe

Yêu nhau giữ trọn lời thề

Tương tư trong dạ đi về nhớ thương”

Ngoài ra có hiện tượng biến thể xảy ra ở cặp lục bát và cũng theo chiều hướng tăng âm tiết:

“Anh nghe em đau đầu chưa khá Anh băng ngàn bẻ lá anh xông Biết mần răng cho đó vợđây chồng

Để mồ hôi ra thì anh chận, ngọn gió nồng anh che”

(7/7/8/12)

“ Đường đi ra thì gặp giặc giã

Đường rẽ ngã thì gặp vua quan Cô quạnh thân em không chú bác họ hàng

Đi theo chàng có đặng hỡi chàng chàng ơi”

(7/7/9/9)

“Lên đường quan thấy đá ba lát

Đi ngang cầu dưới cát trên vôi Hai ta đi khứ về hồi

Thiệt tình thương không bạn, đường xa xôi ta chớ nề”

(7/7/6/11) Đặc biệt có khi hình thức biến thể còn có mặt ở cả cặp song thất lẫn cặp lục bát:

“Ngọn cờ phất ngọn phi lau cũng phất Nồi đồng sôi nồi đất cũng sôi

Hai đứa ta duyên nợ thề bồi

Dù xa nhau đi nữa cũng tại ông trời mới xa”

(8/7/7/11) Song thất lục bát biến thể có mặt trong mọi đề tài của ca dao xứ Nghệ. Nó chiếm một số lượng lớn trong thể song thất lục bát. Nó có hình thức thể hiện khá độc đáo trong sự kết hợp hài hòa giữa biến thể dòng thất với biến thể lục bát. Đó là nét riêng của song thất lục bát biến thể xứ Nghệ. Đồng thời, với dung lượng tác phẩm ngắn (chỉ gồm bốn dòng thơ) song thất lục bát biến thể xứ Nghệ cũng tìm được sự tương đồng với thể song thất lục bát của ca dao Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ca dao xứ Nghệ (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)