a) Thể bốn, năm chữ
3.2.1. Ngôn ngữ đời thường
Ngôn ngữ đời thường trong ca dao xứ Nghệ chiếm một số lượng lớn. Theo thống kê chỉ trong mảng ca dao tình yêu xứ Nghệ đã có đến 1500 lời ca dao chứa đựng yếu tố ngôn ngữ đời thường, chiếm tỉ lệ khoảng 79%. Mặc dù đây đó trong ca dao người ta bắt gặp lời nói ví von hoặc có những câu vừa gần gũi đời thường vừa cách điệu :
“Đến đây thì ở lại đây Khi nào bén rễ xanh cây lại về”
Nhưng hầu như khi khảo sát ca dao người Việt các nhà nghiên cứu đều nhận ra chất giọng đời thường trong đại bộ phận lời ca dao. Khi khảo sát ca dao xứ Nghệ chúng ta có thể thấy đặc
điểm này còn đậm đặc hơn, mặc dầu thông thường ca dao tình yêu hay dùng lời nói ví von bóng bẩy. Chúng ta có thể gặp một lời tỏ tình không hề bóng gió kín đáo tí nào:
“ Có yêu thì yêu cho chắc
Đã trục trặc thì trục trặc cho luôn
Đừng như con thỏ đứng đầu truông Khi vui giỡn bóng khi buồn bỏ đi”
Lời tỏ tình này ít thấy trong ca dao xứ Bắc, nó có cái sỗ sàng nóng vội nhưng lại bộc trực thẳng thắn và mạnh mẽ của một tình cảm nồng hậu bởi người Nghệ không thích lối “ỡm ờ”, “lờ
đờ nước hến”, hay lối “vui ở, buồn đi”. Tình yêu là tình yêu. Tình yêu không phải trò chơi.
Điều này có lẽ ở đâu cũng vậy, nhưng với người xứ Nghệ ngôn ngữ đời thường đi vào ca dao
tình yêu một cách tự nhiên, gần với hiện thực, đôi khi còn hơi thô: “Đôi ta như thểđồng tiền
Đồng sấp, đồng ngửa, đồng nghiêng, đồng nằm.”
Có những lời ca dao giống như lời nói hằng ngày dứt khoắt chắc nịch dường như chất chứa cả hơi thở mặn mà của biển và cả cái nguyên sơ rắn rỏi của núi :
“Không thương không mến thì thôi
Đừng có đánh đổ nước sôi vào lòng” “Không thương nỏ nói khi đầu Làm chi dan díu giữa cầu mà buông”
Ngôn ngữ đời thường trong ca dao xứ Nghệ còn được thể hiện ở những lời nói chân thành có khi hơi thô, song đó cũng là một cách ghi nhận cuộc sống để rồi bộc lộ tình cảm của mình:
“Thân em như thể quả bù
Để cho ruồi nhặng nó bu khắp người”
Và ngay cả lời thề cũng vậy. Người Bắc thường thề dời non, lấp bể, thề “ghi lời vàng đá”: “Rủ nhau lên núi đốt than
Anh đi Tam Điệp em mang nón trình Củi than nhem nhuốc với tình, Ghi lời vàng đá, xin mình chớ quên”
Người xứ Nghệ thề nguyền gay gắt hơn, thề có thể làm thật được chứ không phải là lời thề bóng bẩy văn chương:
Ta cắt cổ con dê
Hai đứa ta ngậm huyết mà thề
Sống không làm được bạn, chết táng kề bên nhau”.
Có thế họ mới trách nhau ghê gớm khi phụ tình nhau:
“Anh nói với em như rìu chém đá,
Như rạ (rựa)chém đất, như mật rót vô (vào) lỗ tai Bây giờ em đã nghe ai
Áo ngắn em mặc, cởi áo dài ai mang”.
Con người xứ Nghệ là thế, yêu ghét rõ ràng, họ dám nói thẳng ý nghĩ của mình, bộc lộ thẳng thắn và quyết liệt. Cho nên khi tình yêu lỡ làng, họ đặt vấn đề xa nhau rất thẳng thắn và khô khan:
“Hoa đến kì thì hoa phải nở Đò đã đầy đò phải sang sông
Đến duyên em phải lấy chồng
Em yêu anh rứa đó có mặn nồng tùy anh”
Ca dao tình yêu xứ Nghệ cũng có những lời ví von bóng bẩy, nhưng có thể nhận thấy rằng sự ví von trong ca dao xứ Nghệ cũng gần gũi thân thương trong cuộc sống đời thường. Người Nghệ có ví von thì cũng tìm về với những hiện tượng bắt gặp hằng ngày trong cuộc sống đời thường của họ:
“Yêu ta thì nói với ta
Khi trăng đang tỏ khi hoa đang thì”
Hay là:
“Không thương không nói khi đầu Làm chi dan díu giữa cầu mà buông”
So với ca dao xứ Nghệ, ca dao xứ Bắc rất ít những lời mang ngôn ngữ đời thường. Âm điệu chung của ca dao xứ Bắc là tinh tế, trau chuốt và khá điêu luyện:
“Ngọn đèn thấp thoáng bóng trăng Ai đem người ngọc thung thăng chốn này”
Ca dao xứ Nghệ do có sự hoạt động mạnh mẽ của ngôn từ đời thường nên xuất hiện nhiều lời ca dao là những văn bản tạo hình không mang cấu trúc ẩn dụ:
Tay em cầm giấy phết một con diều Chờ cơn gió thổi, buổi chiều em thả chung”.
Nhìn tổng thể trong ca dao xứ Nghệ sử dụng nhiều ngôn ngữ đời thường. Nhưng mỗi chữ chắc nịch như đinh đóng cột, biểu thị một thái độ mạnh mẽ, rõ ràng. Những câu ca dao không
được mượt mà bay bướm ấy gây cho người đọc cảm hứng thẩm mĩ riêng của nó. Điều này
không chỉ ở ca dao, ở các thi sĩ bình dân mà với cả văn chương các nhà nho. Bùi Dương Lịch viết: “Văn chương người Nghệ An phần nhiều mặn mà cứng cỏi, ít bóng bẩy (hoa lệ). Vì rằng văn chương là tiếng nói của lòng, khí chất (con người) như thế, nên phát ra lối văn cũng như
thế. Bởi vì khí chất như thế không chuộng những sự hoa sức (bề ngoài) và ít lấy văn chương để
tự phụ” [123].
Tác giả Đại Nam Nhất Thống Chí viết: “ Học trò Nghệ An chuộng khí tiết, nhiều người hào mại, dụng chí chăm học, văn chương thì dùng lời lẽ cứng cáp, không cần đẹp lời”. Phạm
Đình Hổ trong ”Vũ trung tuỳ bút” cũng có nhận xét tương tự như vậy. Và có người đã viết “Thi
sĩở đây (ở Nghệ Tĩnh) không quen gọt rũa những câu văn êm nhẹ, những vế đôi tài tình, nhưng
đã được giọng văn rắn rỏi và tư tưởng mạnh mẽ hơn kéo lại” [167].
Thì ra đó là tính cách chung của con người xứ Nghệ, người bình dân cũng như kẻ trí thức khi sáng tác văn chương. Tuy nhiên sẽ rất thiển thận nếu cho rằng tất cả ca dao xứ Nghệ đều như vậy. Ở ca dao xứ Nghệ cũng không ít những bài ca dao kết hợp với ngôn ngữ thơ khá điêu luyện, tinh tế. Những lời ca dao trên thực sự làm phong phú, tạo ra đặc trưng riêng cho kho tàng ca dao xứ Nghệ…Có thể nói ca dao xứ Nghệ còn giữ được dáng vẻ nguyên sơ gần với tiếng nói hàng ngày, sự pha trộn tiếp biến có nhưng chưa đậm đặc như ca dao xứ Bắc.