Thủy chung thắm thiết

Một phần của tài liệu Đặc điểm ca dao xứ Nghệ (Trang 52 - 58)

Tính cách tình cảm của con người xứ Nghệ thể hiện rõ rệt và đầy đủ nhất trong ca dao nói về tình yêu nam nữ, về hôn nhân và gia đình. Cũng như ca dao các vùng trong cả nước, những bài ca dao của xứ Nghệ là những lời ướm hỏi, những câu giao duyên tế nhị, những lời thề nguyền gắn bó, những lời xe kết diết da, những lời nhớ nhung và những trách móc ai oán, những nỗi niềm tủi nhục và những trách móc đắng cay, nói lên những mối tình éo le, ngang trái, dang dở… với mọi nỗi giận hờn, lo lắng, đau xót nhưng dạt dào sức sống. Tất cả đều trong sáng lành mạnh và với bản sắc riêng của con người xứ Nghệ.

Tình yêu được cụ thể hóa bằng hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, tồn tại muôn thuở ở quê hương :

“Bao giờ Hồng Lĩnh đá mòn Hoành Sơn mây phủ dạ còn nhớ anh”

Và được mở ra bao la, thành tình yêu quê hương, đất nước: “Trời xanh biển rộng mênh mông Yêu anh yêu cả ruộng đồng nuớc non”.

“Tâm hồn thi sĩ” của người đang yêu lộ rõ khi hẹn hò, chờ đợi người yêu: “Sáng trăng ngồi gốc cây mai

Bóng mình lại tưởng bóng ai tìm mình”

“Cành lê thấp thoáng sau nhà

Bóng trăng dọi lại, anh tưởng là bóng em”.

Chàng trai cô gái Nghệ Tĩnh nói lên tình yêu nồng thắm, thiết tha của mình bằng những hình tượng gần gũi, thân quen giản dị:

“Thương em khi cấy lúa ra Lúa bỏ lá hẹ lúa ra đòng đòng

Thương em khi mới lọt lòng Khi ăn cơm mớm mẹ bồng trên tay”

Tình yêu lứa đôi của các chàng trai cô gái xứ Nghệ thơ mộng, lãng mạn, nhưng nó cũng luôn gắn liền với lao động:

Ham chi người đẹp mà thưa công làm”

Hay:

“Anh không yêu em quần là áo lượt Anh không yêu em gương lược suốt ngày

Anh yêu em cái cuốc liền tay Cái vai liền gánh miệng hay vui cười”

Trong ca dao tình yêu như đi qua ba bước: Tỏ tình, nhớ thương và quyết định. Đây là lời ướm hỏi, tỏ tình:

“Bây giờ anh hỏi người ngoan

Em về thưa với thầy mẹ anh muốn dan díu tình” “Hỏi nàng thử có chồng chưa

Hay là chưa có anh thưa vài lời”.

Hình tượng đôi trai gái yêu nhau hiện lên hồn nhiên, tươi vui, sống động và thật đáng yêu. Đặc biệt là ở những câu tỏ tình. Họ đang rất trẻ, khỏe và sung sức. Tình yêu chắp cánh cho tâm hồn họ. Họ tuyệt đối hóa, lí tưởng hóa người yêu và tình yêu. Và vì thế trong ca dao tỏ tình, không có chàng trai cô gái nào xấu, tất cả đều đẹp và tươi sáng lạ thường:

“Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh em đứng một mình cũng xinh”

(Ca dao Việt Nam)

“Hoa thơm thơm lạ thơm lùng

Thơm gốc thơm rễ người trồng cũng thơm”

(Ca dao Việt Nam) Khi tình yêu của họ được cất cánh thì tất cả đều trở nên đẹp đẽ và có ý nghĩa. Đây là tâm trạng của người con trai Nghệ Tĩnh khi trái tim rung lên nhịp đập yêu thương:

“Đêm khuya trăng tắt sao mờ

Ra ngồi bên giếng đợi chờ người thương…”

Nụ hôn cũng là hương vị ngọt ngào trong tình yêu của họ:

“Diết da da diết quá chừng

Tính yêu ấy cũng có khi mãnh liệt như sét đánh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Thương em ruột nát da vàng

Cá dưới sông ngơ ngẩn, cây trên ngàn héo hon” “Thấy anh như thấy mặt trời

Chói chang khó ngó trao lời khó trao”

Tình xứ Nghệ không mau nhưng bén rồi thì sâu lắng thiết tha, mãnh liệt. Đây là lời thề thốt, niềm mơ ước về tình yêu:

Đôi ta như thể con tằm

Cùng ăn một lá, cùng nằm một nia”.

Nhưng trong tình cảm, họ có một thái độ rất rạch ròi và dứt khoát: “Có yêu thì yêu cho chắc

Có trục trặc thì trục trặc cho luôn.

Đừng như con thỏ đứng đầu truông Khi vui giỡn bóng khi buồn bỏ đi”.

Và cuối cùng là tình yêu mãnh liệt không trở lực nào có thể ngăn được: - “Dầu ai khoét mắt chặt tay

Cũng lẫn hơi hướm đường này với anh” - “Dao phay kề cổ, súng nổ bên tai Chết thì mặc chết chứ tay không buông nàng”

- “Hai tay cầm tám gươm vàng

Thác đi thì thác buông chàng không buông” - “ Yêu nhau đem quách nhau đi Công cha nghĩa mẹ sau này hãy hay”

- “Thương cha thương mẹ có khi Thương anh lúc đứng, lúc đi lúc ngồi”

- “Thương cha thương mẹ có hồi Thương anh lúc đứng, lúc ngồi lúc đi”.

Lời thề của tình yêu như rìu chém đá, như rạ chém đất, dỡ bỏ tất cả, nếu cần sẵn sàng chết vì yêu :

Sống không lấy được chắc(nhau) chết hai hồn táng chung” - “Anh mà không lấy được nàng

Thì anh tự vẫn giữa gia đàng nhà em” - “Mẹ cha có cản đường Bắc

Thì ta rẽ ngoặt đường Nam Mẹ cha có cản đường Nam Thì ta rẽ sang đường Bắc,

Ví dù có trục trặc cả đường Bắc đường Nam Thì xúm tay ta nhen lửa đốt cả xóm làng ta đi”

Đã yêu nhau thì “đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều”, đã đính ước với nhau thì “đem

quách nhau đi, công cha nghĩa mẹ sau thì hãy hay”. Yêu nhiều khi đến mức liều lĩnh, cực đoan.

“Cha mẹ dù có chặt chân, khoét mắt khoét mày cũng trốn theo anh”… Phải chăng đó là cái quyết liệt của những con người vốn bao năm chịu đựng gió tây nam, chống lại những cơn bão tố, thác lũ và hiên ngang cầm gươm súng chống kẻ thù xâm lược. Khi ngỏ lời yêu thì ướm hỏi thẳng thắn, khi mơ ước thì đó là những điều cụ thể không xa xôi, và khi quyết tâm thì cái quyết tâm ấy cũng vô cùng mãnh liệt.

Có thể dẫn ra hàng trăm câu nói về tình yêu trong sáng nhưng da diết mặn nồng như những câu cuối cùng của cuộc hát ví sau đây:

- “Ra về nước mắt trông chừng

Ngóng truông truông rậm, ngóng rừng rừng xanh

- “Ra về sương xuống đầm vai Ngoảnh nhìn trở lại bóng ai tờ mờ”

- “Ra về răng được mà về Ởđây tay gối đầu kề nỏ hơn.”

Nói như nhà thơ Xuân Diệu: “Chỉ riêng một chuyện ra về, đã bao nhiêu trùng trùng điệp

Rồi thế là nối tiếp nhau tất cả năm bảy “ra về”[67] “có lẽ là lưu lại của hàng vạn đôi trai gái của núi Hồng sông Lam tiễn biệt nhau trong năm, sáu, bảy, tám trăm năm, tầng tầng lớp lớp không dứt ra được”[136]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đó cũng là hai tấm lòng cố kết nhau, luồn quyện lấy nhau để thách thức, để thi gan với những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến. Phải chăng đó là những “tuyên bố” công khai giữa xã hội cả về quyền tự do luyến ái, tự do hôn nhân mà trong đó chất trữ tình chiến đấu, thái độ cương quyết sống bên nhau được thể hiện bằng ngôn ngữ chắc nịch, dứt khoát, tựa như một lời đoán quyết minh bạch, danh dự, thiêng liêng giữa thanh thiên bạch nhật về quyền sống của con người “Con người Nghệ Tĩnh là như thế đó: Mãnh liệt sâu sắc nhưng trầm lặng kín đáo: con người rất giàu tình cảm nhưng không bộc lộ ồn ào, hời hợt, không dàn trải mà sâu kín bền bỉ, con người giản dị, thiết thực, rất chân tình, thẳng thắn, cứng cỏi, rắn rỏi, giàu nghị lực, con người có cái chí mạnh tâm hồn. Mọi cung bậc tình cảm được thể hiện trong ca dao tình yêu: những yêu thương, hờn giận, xa cách, nhớ nhung, ước vọng … cứ hòa quyện vào nhau dìu dịu như những dòng nước mát lành chảy vào lòng người đằm thắm và sâu lắng. Ca dao tình yêu xứ

Nghệ cũng có những cung bậc tình cảm ấy song nó luôn ở đỉnh cao của các trạng thái tình cảm. Vì vậy ca dao xứ Nghệ đi vào lòng người ở những nét góc cạnh không kém phần ấn tượng của nó”[70].

Rõ ràng, tình yêu của người xứ Nghệ như ngọn núi lửa. Nó ầm ỉ, nung nấu, sục sôi trong lòng, song ngoài mặt vẫn điềm tĩnh, trầm lặng. Cái trầm lặng của hỏa diệm sơn chưa đến ngày phụt lửa, cái trầm lặng của mặt nước biển hồ trong những ngày im gió nhưng dưới đáy vẫn cuộn dậy những đợt sóng ngầm, hay nói cách khác, cái trầm lặng của một trận giao chiến trước giờ khai hỏa. Đó là cái trầm lặng của con người cảm nhiều, nghĩ nhiều, hành động nhiều. Họ không để ai đụng đến hạnh phúc của mình, ngay cả cha mẹ :

“Cơm đơm hai bát, bát ăn bát để Đũa so hai đôi, đôi đứng đôi nằm Dù thầy mẹđập chín thục một trăm

Đập rồi lại dậy, quyết tâm lấy chàng”

Giáo sư Đặng Thai Mai đã nói: “Nhân dân xứ Nghệ nổi tiếng về khá nhiều khuyết điểm, tâm lí cũng như một số đức tính can đảm đến sơ xuất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan và tằn tiện đến cá gỗ” nhưng “kì thực đời sống tình cảm của con người ở đây đối với tự

nhiên, với con người, với cái đẹp của lý tưởng, tuy không bộc lộ một cách ồn ào, hời hợt, nhưng lại có phần suy nghĩ, điềm tĩnh, sâu sắc và bền bỉ, cảm động đến thiết tha” [130].

Đó là một số nét về tình yêu của con người xứ Nghệ qua nội dung trữ tình của hát phường vải. Trong hát phường vải ngoài tình yêu đôi lứa còn có tình yêu cha mẹ, anh em, bà con làng xóm, yêu quê hương đất nước, yêu cảnh vật thiên nhiên… Tất cả đều nói lên tình cảm phong phú mãnh liệt của con người Nghệ Tĩnh.

Tóm lại, con người xứ Nghệ cần cù lao động, tiết kiệm, chịu thương chịu khó. Họ sống giàu tình cảm, thẳng thắn, giàu nghị lực. Đây là những con người “chí mạnh tâm hùng”. Người

xứ Nghệ làm rạng danh cho quê hương bởi truyền thống học hành khoa bảng, bởi tình yêu nước nồng nàn sâu sắc. Đó là tác giả những dòng ca dao ngọt ngào tha thiết như dòng sữa mẹ, xây đắp nên biết bao tâm hồn thi sĩ. Chính qua ca dao xứ Nghệ ta đã hiểu sâu sắc thêm người xứ Nghệ, mà nói như đánh giá của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, là “vốn quý của địa phương và của cả nước”.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ca dao xứ Nghệ (Trang 52 - 58)