Cuộc sống lao động và hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu Đặc điểm ca dao xứ Nghệ (Trang 33 - 38)

Mảnh đất Nghệ Tĩnh là nơi nuôi dưỡng biết bao con người làm rạng danh đất nước, nơi đã sáng tạo nên một kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú. Một trong những cái nôi để làm nên những câu hát lời ca, những viên châu ngọc lấp lánh ấy chính là cuộc sống lao động của người dân xứ Nghệ. Đó là nơi bộc lộ trí tuệ tài năng của người dân xứ Nghệ, những con nguời làm nên biết bao điều kì diệu trên mảnh đất “mưa quay, nắng đốt”.

Có lẽ do vị trí địa lí đặc biệt và khí hậu vô cùng khắc nghiệt nên ở đây người dân đã phải

đấu tranh, vật lộn với cuộc sống để mưu sinh bằng những nghề khác nhau. Đây là nơi hình

thành và phát triển rất nhiều làng nghề đặc biệt. Đến Nghệ Tĩnh, từ miền ngược đến miền xuôi,

đâu đâu cũng thấy một không khí lao động sôi nổi, người dân cần cù chịu thương chịu khó,

xoay chuyển trăm bề với khí hậu vô cùng khắc nghiệt:

Sớm đi cấy lúa, chiều về hái dâu. Có gương không kịp rẽđầu Có cau không kịp têm trầu mà ăn

Thân em khó nhọc trăm phần Hết đi ruộng đậu lại lần ruộng dưa

Vội đi quên cả cơm trưa Vội về quên cả trời mưa ướt đầu”

Họ nghĩ trăm phương nghìn cách, trăm nghề nghìn nghiệp để vượt qua khó khăn. Lên rừng lấy củi, xuống biển đánh cá, căng buồm ra khơi…Từ bao giờ chẳng biết, những nghề nghiệp của người dân xứ Nghệ đã đi vào ca dao, được nhắc nhiều trong ca dao, tạo nên một đặc điểm của ca dao vùng này.

Chu du một vòng xứ Nghệ, nơi núi non gập ghềnh hiểm trở, nơi “địa linh nhân kiệt”, nơi

sơn thủy hữu tình, ta nghe tiếng thoi đưa dệt vải, tơ lụa nghe lách cách quanh năm ở Xuân Hồ, Xuân Liễu, Tầm Tang, Nam Kim, Hoành sơn, Nam Đàn,… Ta thấy nghiêng nghiêng vành nón làng Ngang, làng Thọ Toán, chợ Liệu,… ta thấy nong nia, thùng mủng, rổ rá do những người thợ lành nghề đan lát ở Ngọc Đình, Làng Sen, Xuân La,… Rồi nghề làm đường mật ở Thanh Đàm, Lương Giai, nghề làm vàng giấy ở Vân Sơn, Nghi Lễ, San Nam,… nghề làm dầu bông, dàu lạc ở Đan Nhiệm, nghề làm đồ gốm ở Nam Thái, nghề trồng dâu nuôi tằm ở Long Môn, Nhạn Tháp, Đông Sơn, nghề làm thợ mộc, thợ chạm nổi tiếng ở Nam Hoa Hạ và Nam Hoa Thượng; nghề đúc nồi nổi tiếng ở Bố Ân, Bố Đức; nghề rèn ở Hà Nam, Quy Chính, nghề làm gạch ngói ở Hữu Biệt, nghề đóng thuyền ở Vạn Lộc, Hoành Sơn, nghề làm tương ngọt ở Tự Trì; cào hến, nấu hến, quẹt hàn ở Thanh Đàm, Tuần Lã, nghề nuôi lợn nái ở Nam Kim…

Nhìn vào bức tranh nghề nghiệp hết sức đa dạng đó mới thấy sự tài giỏi, cần cù, chịu khó xoay sở của người dân xứ Nghệ. Nghề nghiệp phong phú bao nhiêu, lời ca tiếng hát càng đa dạng bấy nhiêu. Hơi thở của người dân được gửi gắm cả vào ca dao. Tại xứ Nghệ trước đây có khoảng 100 nghề, làng nghề thủ công cổ truyền. Trong số đó có nghề xuất hiện xa xưa, lâu đời, có nghề mới ra đời gần đây, có nghề phát triển liên tục trong quá trình lịch sử, có nghề tàn lụi. Trong nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp trước đây, các nghề, làng nghề thủ công cổ truyền ấy đã tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu đời sống hằng ngày của nhân dân. Không ít nghề, làng nghề đã đi vào ca dao, tục ngữ, dân biết mặt, nước biết tên, trở thành di sản của văn hóa dân gian.

Ca dao xứ Nghệ đề cập khá nhiều đến các nghề thủ công. Nghề đục đá (Quỳnh Lưu), nghề luyện sắt, nghề rèn (Diền Châu), nghề gốm (chợ Bộng – Yên Thành), nghề đúc đồng (Diễn Châu), nghề làm muối (Quỳnh Lưu), nghề làm thợ nề (Yên Thành), nghề thợ mộc (Quỳnh Lưu), nghề đóng thuyền (Cửa Lò), nghề dệt vải (Nam Đàn)…

Qua ca dao, người dân xứ Nghệ thể hiện tình yêu và sự quý trọng đối với lao động nghề nghiệp của mình:

“ Anh về chăm việc thú quê, Phận em con gái cứ nghề vải bông”

Hay:

“Xin đừng bắc bậc mà chê

Cái nghề đục đá cũng nghề vinh quang”

Trong hát ví Nam Đàn, một chàng trai đã hát:

“Thiếu chi thợ mộc, thợ xe Mà em mượn mấn đi ve thợ rèn”

Cô gái đáp lại thật kiêu kì, nêu bật phẩm giá của người lao động: “Thợ rèn trên búa dưới đe

Thợ rèn có nghĩa ta ve thợ rèn”

Chàng trai lại tiếp lời:

“Thợ rèn trên búa dưới đe Thiếu chi nho sĩ em ve thợ rèn”

Cô gái vẫn một lòng son sắt với anh thợ rèn, coi thợ rèn là người làm nghề thủ công có ích vào loại bậc nhất trong xã hội:

“Núi cao thì gọi bằng lèn

Gia Long, Minh Mạng cũng cần tới thợ rèn nữa em”

Qua lời hát đối đáp đó, ta càng thấy được nghề nghiệp còn là một trong những phương tiện để các chàng trai cô gái thử tài đố trí, thậm chí tìm bạn kết tóc xe tơ.

Cũng có khi nghề nghiệp đi vào lời ca như một lời chế giễu: “Mấy ông đục quánh đã tài Khố thì một thước, con ngài đen thui”

Nhưng vẫn có những cô gái tỏ lòng gắn bó một cách chí tình, thiết thực, không màu mè, bóng gió:

“Hỡi anh gánh quánh đàng xa, Cho em theo với, cửa nhà em lo”.

Những người làm nghề đục quánh biết cái nghề của mình vô cùng vất vả khó nhọc, chưa sáng đã phải vào lèn, cả ngày quần quật với đá đất quặng, với cái nắng chang chang bỏng da rát thịt của ngày hè oi ả, cái rét nhức nhối của ngày đông ủ dột nên họ nói thật:

“Nho Lâm than quánh nặng nề

Sức em đương được thì về Nho Lâm”.

Song đã yêu, đã cảm thông với cái nghề than quánh, gò mình bên núi non, quấn quật bên ống bễ, cô gái này có sợ gì, bởi vì cô ta biết giá trị của quánh, đặc biệt là giá trị của hai bàn tay con người làm ra quánh:

“Nho Lâm than quánh nặng nề

Những ông làm quánh kém chi học trò. Quánh này xây dựng cơđồ,

Nhà Lê, nhà Nguyễn cũng dùng quánh đểđiểm tô sơn hà”.

Những lời ca dao ấy vừa như lời tâm sự của cô gái, lại là tình cảm thật lòng yêu mến, mỗi nghề một giá trị riêng, một đóng góp riêng. Đừng khen chê phân biệt, bởi những nghề tưởng như hèn kém ấy, lại góp phần “tô điểm sơn hà xã tắc”. Có lẽ chỉ trong ca dao ta mới thấy hết được những nét đẹp của những cô gái, của những chàng trai trong cuộc sống sinh họat lao động của họ.

Cũng như là một lời hát về nghề thợ mộc:

“Thiếu chi thầy kí ,thầy đề

Mà ôm thợ mộc thợ nề em ơi”.

Nhưng cô gái đã đã đáp lại những lời thật bốp chát, thật thẳng thắn, như cái tính nóng thẳng “gió lào” miền Trung vậy:

“ Có phúc thợ mộc, thợ nề

Vô phúc lấy phải thầy kí, thầy đề, thầy thông”.

Qua những lời ca dao ấy, ta thấy người dân xứ Nghệ đã gửi gắm vào ca dao tình cảm của mình đối với nghề, với công việc.

Biết bao vùng đất nổi tiếng về nghề nọ nghề kia được bà con truyền tụng với lòng tự hào về quê hương và tình yêu nghề tha thiết:

Quỳnh Đôi tơ lụa dễ mà sánh đôi” “Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa Cái nghề thợ mộc nhất là Thái Yên”

“Ai qua Phượng Kỷ, Tràng Sơn Gạch vôi nghề cũ đâu hơn chốn này”

“Mời về Trù, Ú mà coi

Tiếng nghề nồi đất mấy đời đồn xa” “Dương Phổ là đất tơ tằm, Em về Dương Phổ em nằm em ăn”

Còn biết bao nơi khác như: “Đất Hồ Liệudệt vải, đất Bố Đức đúc nồi, đất Chợ Bộng vắt bình vôi, đất Mĩ Chiêm bày tôi đan nong nia, mủng rá”, “Thợ rèn Trung Lương, mỹ nghệ

Phượng Cương,thợ cưa Chân Lộc, thợ mộc Xa Lang, thợ làm nốc ở Trung Kiên”…cũng rạng

rỡ trong ca dao dân ca.

Những lời ca dao về nghề thủ công ở xứ Nghệ rất phong phú. Nó trở thành một phần rất quan trọng trong ca dao xứ Nghệ nói riêng và ca dao Việt Nam nói chung. Qua ca dao, ta không chỉ hiểu về nghề thủ công mà con người xứ Nghệ đã làm, mà còn hiểu được đời sống tâm hồn của họ. Chính những tâm hồn ấy đã đi vào ca dao, làm nên vẻ đẹp của ca dao xứ Nghệ.

Có một điều đáng chú ý là ở những bài ca dao nói về những nghề nghiệp như thợ săn, chăn vịt, đi buôn, dệt vải…chúng ta vẫn thấy có âm hưởng vui, thi vị hóa nghề nghiệp của mình. Còn ở nghề biển hầu như không có cái vui ấy. Phải chăng vì các ngư dân hiểu được nghề biển của họ chỉ biết nay mà không biết mai. Biết ra khơi là bao hiểm nguy đang chờ đợi họ. Đời sống của ngư dân đầy cực khổ, sống đó, chết đó đã đành, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Cái cơ cực đó đi vào trong ca dao như một lời than:

Đồn anh đi biển cũng lanh

Quần áo không có chạy quanh chạy quàng. Cái áo anh mang, chằm năm bảy tấm

Rận anh lắm lắm, em nghĩ ra rồi. Trời hỡi là trời, ra khơi gió thổi,

Cá chìm cá nổi, cá chạy đi đâu”

Vượt trên mọi khắc nghiệt của thiên nhiên, những ngư dân còn thể hiện niềm tự hào về đất biển, về tình cảm đậm đà sâu sắc, đặc biệt là trong tình yêu nam nữ: “Lắng nghe nàng nói cũng màu

Một chạp rùng kéo cá rầu lành canh. Lắng nghe nàng nói cũng xinh Một chạp gõ lại giao đanh cá mòi,

Ai ơi đứng lại mà coi,

Thợ chèo, bạn ngoáy ngoài khơi cũng tình”

Người dân xứ Nghệ vượt qua gian khó xây đắp quê hương bằng nhiều nghề khác nhau. Trong đó có thể nói nghề dệt vải là một trong những nghề rất quan trọng, vì nó góp một phần lớn vào kho tàng ca dao xứ Nghệ nhờ những điệu hò, câu hát được các cô gái dệt vải sáng tạo nên bên khung cửi. Chính nghề dệt vải là cái nôi sinh ra một đặc sản của xứ Nghệ là hát phường vải. Nghề dệt vải ở nhiều nơi, nhưng phải kể đến Nam Đàn, nơi mà nghề dệt vải phổ biến, nơi mà truyền thống hát phường vải nề nếp, quy cách nhất :

“Thanh Chương là đất cày bừa Nam Đường bông vải hát hò thâu canh”

Dân Nam Đàn dệt vải thâu đêm. Bên khung cửi, họ tụ tập thành phường và hát hò: “Tần Tấn rắp ranh

Vì chưng kéo vải mời sinh ra phường Nguyệt dạ canh trường ,

Dăm ba o ngồi lại, Trước là nghề bông vải,

Sau đàn hát vui cười Cuộc thanh lịch vui chơi…”

Những lời ca ấy vang lên trong đêm tối, xây đắp nên biết bao tâm hồn và trí tuệ con người. Không chỉ là một cái nghề, dệt vải còn là cội nguồn của ca dao, dân ca xứ Nghệ.

Tóm lại, kho tàng ca dao xứ Nghệ đầy những bông hoa đầy hương sắc. Những bài ca dao chỉ về nghề nghiệp của người dân xứ Nghệ không nhiều nhưng nó đã góp phần tô điểm cho bức tranh toàn cảnh về đời sống con người xứ Nghệ giúp ta hiểu thêm về gia tài ca dao bất hủ, về đời sống sinh hoạt của những người dân trên mảnh đất Hồng Lam.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ca dao xứ Nghệ (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)