Tình cảm phong phú mãnh liệt 1 Yêu nước nồng nàn

Một phần của tài liệu Đặc điểm ca dao xứ Nghệ (Trang 47 - 51)

2.3.3.1. Yêu nước nồng nàn

Truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng, có ý chí nghị lực phi thường là những nét tính cách của con người xứ Nghệ.

Người xứ Nghệ yêu nước thể hiện qua tình yêu quê hương, tự hào về quê hương của mình:

“Làng ta đồng ruộng mênh mông Có người cày cấy, có sông nước về”

Hay:

“Làng ta phong cảnh hữu tình Khen trời khéo đẻ ra mình ra ta”

Tình cảm của họ phơi phới lâng lâng với làng quê núi non hùng vĩ:

“Non Hồng ai đắp mà cao Sông Lam ai bới, ai đào mà sâu”

Một hàng bảy ngọn như hình ngôi sao”

Yêu nước, người dân xứ Nghệ cần cù lao động, chịu thương chịu khó học hành, đem bàn tay khối óc vun đắp cho quê hương:

Đi ra thiên hạ mà coi

Không đâu bằng đất Quỳnh Đôi nữa mà Trai học hành bút nghiên thi cử

Gái chăm nghề tơ lụa vá may”

Yêu nước, người dân xứ Nghệ rất dũng cảm đấu tranh lại những thế lực bóc lột, chà đạp lên đời sống người dân:

“Trời bòn đất rút không bằng chúa hút vú vơ ”

Vì bị đàn áp bóc lột, nên bên cạnh nỗi xót xa điêu đứng là lòng căm ghét bọn bóc lột:

“ Một ngày hai bữa cơm đèn, Khi xuống bể cả, khi lên rừng già.

Đến khi thất thểu về nhà, Mẹ đà thoi thóp, con đà đứt hơi.

Bước chân vô cửa nhà người Xin hột gạo hẩm hắn đòi bán nương.”

Ca dao nhiều khi là lời vạch trần bộ mặt đểu cáng, thái độ đối đãi tàn tệ của bọn địa chủ:

“Xưa kia tôi bắt trâu cày

Mỗi ngày một mẫu thầy thầy con con Thân tôi giừ đã kiệt mòn

Thì ông cũng hết con con thầy thầy Tổ cha mồm lưỡi nhà bay, Xỏ xiên xỏ lá có ngày chết tươi.”

Muốn dân no ấm, sao chẳng dạy dân cày bừa.”

Sự phản kháng có lúc bùng lên thật mạnh mẽ:

“ Hai tay vác một gươm vàng, Oai linh đến chặt ngai vàng nhà vua

Uy chi vua, mạnh chi vua Thấy gươm đã khiếp đã thua đã hàng

Bài ca dao là sự phản ánh sức mạnh của nhân dân trong những cuộc nổi dậy lật đổ chính quyền phong kiến, tinh thần dũng cảm ngoan cường của người dân đất Hồng Lam, sự khuất phục ê chề của “đấng thiên tử”.

Lòng yêu nước của người dân bộc lộ càng rõ nét hơn khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Ca dao xứ Nghệ đã diễn tả nỗi căm thù sâu sắc với bọn xâm lăng:

Ăn một đọi cơm

Đơm một đọi máu Máu chi tanh tưởi máu ơi

Mồ cha quân đế quốc đã sứơng đời không bay”

Họ sẵn sàng đứng dưới lá cờ Nghĩa của các sĩ phu yêu nước để cứu nước, giúp quê hương: “Mấy lâu anh mắc chi nhà,

Lời tri âm nhắc mãi sao mà không sang? Mấy lâu anh mắc việc Cần Vương,

Công cha anh cũng bỏ, huống chi nghĩa nường nường ơi!

Họ sẵn sàng hi sinh cả tình yêu, hiến dâng cả đời mình vì non nước:

“Tình chồng nghĩa vợ, Anh trả nợ nước chưa xong,

Đôi ta quyết chí đèo bòng,

Cần Vương đôi chữ, phải cứu non sông lúc này”

Không chỉ có những đấng trượng phu lên đường mà những cô gái, những bà vợ cũng hăng hái tham gia:

Đồn anh khởi mộ Cần Vương, Thiếp xin đội gạo gánh lương theo chàng”

Qua các cuộc hát ví phường vải, ví phường nón, ví trên sông … nhiều sĩ phu đã dùng câu hát để khêu gợi lòng yêu nước và chí căm thù giặc trong nhân dân:

“Đôi ta cùng giọt máu đào, Cùng vòng nô lệ, biết thửa nào tự do”

Nhiều câu ca dao như một lời kêu gọi yêu nước:

“Bao giờ trong cuộc biểu tình,

Xứ Nghệ “non xanh nước biếc”, “sơn thủy hữu tình”, là lời mời gọi những ai có tấm lòng yêu nước, yêu quê hương. Người dân xứ Nghệ hiếu khách, nhiệt tình, nhân hậu, nhưng họ hiểu rằng muốn có hạnh phúc phải đấu tranh:

“Còn trời, còn nước, còn non. Còn quân giặc cướp thì còn đầu rơi”

“Bao giờ Hồng Lĩnh nên cồn

Sông Lam hết nước mới hết nguồn đấu tranh”

Ca dao xứ Nghệ theo sát thời đại, thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, mãnh liệt, sâu nặng của người con xứ Nghệ. Đúng như tác giả “Nghệ An Ký” [123],Bùi Dương Lịch nhận định: “Xứ này tuy đất xấu người nghèo, nhưng dân đều vui vẻ công việc sẵn sàng vì nước, có lòng tôn quân thân thượng và biết lễ nghĩa liêm sỉ, phong tục thuần hậu chưa từng bị gián đoạn bao giờ…”. Ông còn viết thêm “Nghệ An đất xấu dân nghèo thua xa tứ trấn, nhưng phong tục sở dĩ

thuần hậu chính vì như thế. Do đất xấu dân nghèo nên chịu khổ nhẫn nại, cần cù kiệm ước đã quen nề nếp. Kẻ sĩ không chuộng hoa phấn, yêu cảnh bần hàn. Người các trấn thường cười là hủ lậu. Thường dân không sơ suất những điều nhỏ mọn, tâm ở yên bởi sự tiết kiệm, người các trấn thường khinh là “keo kiệt”.

Tác giả “Đại Nam Nhất Thống Chí”[144] cũng viết: “Nghệ An đất xấu dân nghèo, tập tục cần kiệm, nhà nông chăm chỉ ruộng nương, học trò ưa chuộng học hành…Vua Minh Mạng,

Triều Nguyễn nói: “Ta xem người Nghệ An khí phách hào mạo...nên liệt thánh xưa kia lựa thân binh người trấn Nghệ An phần nhiều”. Một người Pháp viết về ng ười xứ Nghệ “tính tình cứng cỏi, ham thích văn chương, cần cù lao động và dũng cảm kiên trì chống cõi đất đai cằn cỗi để

sinh sống”. Vũ Tuấn Sán thì nhận định: “Không có miền nào mà bản ngã lại rõ rệt bằng miền này. Tôi có thể nói rằng có một tinh thần Nghệ Tĩnh. Tinh thần đó làm lộ một cách rõ rệt lòng phụng thờ sự cố gắng cùng những tính nhẫn nại kiên trì của một dân tộc nông nghiệp chật vật, tranh giành lấy một chỗ sống dưới ánh mặt trời. Họ quen nhìn thẳng vào sự hiểm nghèo, quen sống trong sự hồi hộp lúc nào cũng tự vệ”[167].

Qua ca dao xứ Nghệ chúng ta càng hiểu thêm “tinh thần Nghệ Tĩnh” ấy. “Ra tay phất ngọn cờđào

Bốn bên pháo trận ào ào quân đi” “Làm trai nợ nước là to

Vợ con đói rách ấm no quản gì” “ Làm trai đứng ở trên đời. Sao cho xứng đáng giống nòi nhà ta”.

Tình yêu và lòng tự hào về quê hương là động lực nhắc nhở con người Nghệ Tĩnh làm tròn nghĩa vụ với Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ca dao xứ Nghệ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)