Khuyến nghị sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong chính sách, luật pháp,

Một phần của tài liệu chính sách, luật pháp lao động và các chương trình mục tiêu quốc gia nhìn dưới góc độ bình đẳng giới (Trang 61 - 63)

cho thấy phân tích giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới chưa được thực hiện một cách hệ thống, vì vậy các quy định chưa thể hiện trách nhiệm giới một cách đầy đủ. Chưa có chính sách/chương trình nào đặt ra các mục tiêu cụ thể nhằm giảm tình trạng bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động - xã hội, cũng như thiếu các hoạt động và chỉ tiêu cụ thể, rõ ràng về bình đẳng giới. Trong các văn bản đã được rà soát, đánh giá chỉ có một số văn bản có một số nội dung đề cập riêng tới lao động nữ với mục tiêu bảo vệ phụ nữ trong thời kỳ thai sản và nuôi con nhỏ. Một số chính sách đưa ra các ưu tiên đối với một số nhóm phụ nữ yếu thế như lao động nữ nghèo, dân tộc, lao động nữ nông thôn phải chuyển đổi nghề.

Tóm lại, mặc dù Bộ luật Lao động đã có nhiều quy định liên quan đến lao động nữ, những vẫn chỉ là cách tiếp cận “vì sự tiến bộ phụ nữ, ưu tiên phụ nữ” chứ chưa phải với quan điểm bình đẳng giới, với cách tiếp cận lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào chính sách lao động - xã hội.

2. Khuyến nghị sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong chính sách, luật pháp pháp

2.1. Quan điểm chung

Thực hiện bình đẳng giới là xu thế tất yếu trên thế giới. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ . Bình đẳng giới có vị trí , vai trò quan tro ̣ng đối với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực, thực hiê ̣n tiến bô ̣ và công bằng xã hội , tạo sự đồng thuận xã hội và góp phầ n phát triển bền vững đất nước . Thực hiê ̣n bình đẳng giới là chủ trương lớn của Đảng và là mô ̣t trong nhũng chính sách xã hô ̣i cơ bản của quốc gia đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của mọi người dân .

Thực hiê ̣n bình đẳng giới là quá trình từng bước xóa bỏ phân biê ̣t đối xử về giới , tạo mọi cơ hô ̣i như nhau cho nam và nữ trong phát triển , đảm bảo vì sự tiến bô ̣ của phu ̣ nữ , tiến tới bình đẳng thực chất giữa nam và nữ trong mo ̣i lĩnh vực củ a đời sống xã hô ̣i . Từng bước thu he ̣p dần khoảng cách giới và xóa bỏ định kiến giới trên thực tế ; tiếp tu ̣c giải phóng và ta ̣o cơ hô ̣i phát huy tối đa tiềm năng của mỗi con người, nam cũng như nữ trong phát triển và công bằng trong hưởng thụ các thành quả của sự phát triển . Cần tâ ̣p trung nguồn lực và chỉ đa ̣o để ta ̣o bước chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện bình đẳng giới , nhất là trong những ngành , vùng và khu vực có sự bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao.

Với việc Luật Bình đẳng giới ra đời và có hiệu lực từ năm 2006, triển khai thực hiện các quy định của Luật là trách nhiệm của toàn xã hội. Trước hết cần tăng cường công tác quản lý n hà nước về bình đẳng giới ; đảm bảo lồng ghép giới trong hoa ̣ch đi ̣nh và thực hiê ̣n chính sách , kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế – xã hội; thực hiê ̣n sự phối hợp chă ̣t chẽ giữa các bô ̣ , ngành và địa phương; phát huy vai trò của các tổ chự c quần chúng, nhất là hô ̣i phu ̣ nữ trong viê ̣c thực hiê ̣n và giám sát viê ̣c thực hiê ̣n bình đẳng giới.

62

2.2. Đề xuất quan điểm sửa đổi, bổ sung đối với Bộ luật Lao động theo hƣớng bình đẳng giới

- Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động - xã hội có nghĩa là bình đẳng về quyền, trách nhiệm, cơ hội, đối xử và đánh giá đối với mỗi người không phân biệt giới tính của họ.

- Để đảm bảo nguyên tắc này, Bộ luật Lao động cần được sửa đổi theo hướng thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong từng chương, từng điều. Mọi quy định của pháp luật nên được phân tích cụ thể ở khía cạnh bình đẳng giới, tức là có tính đến khác biệt của lao động nam và lao động nữ khi bị điều chỉnh của quy định đó.

- Xóa bỏ các quy định bất hợp lý, chồng chéo, cản trở lao động nữ tiếp cận tới các cơ hội việc làm.

- Tiếp tục cần có các quy định nhằm bảo vệ chức năng sinh sản của cả lao động nam và lao động nữ trong quá trình lao động để bảo đảm có một thế hệ tương lai khỏe mạnh. Tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu để xóa bỏ ngay các chính sách bảo vệ và các quy định đối xử ưu tiên đối với phụ nữ mà không gắn liền với chức năng sinh sản của lao động nữ vì các chính sách này có thể hạn chế hoặc cản trở cơ hội việc làm của phụ nữ (như nuôi con nhỏ không chỉ gắn với riêng lao động nữ mà với cả lao động nam).

- Cần xây dựng các chính sách hỗ trợ điều hòa các trách nhiệm gia đình và tham gia hoạt động tạo thu nhập. Cần trao cho người cha cơ hội để phát huy vai trò chăm sóc gia đình và con cái, giảm bớt gánh nặng công việc nhà không được trả công cho phụ nữ, giảm bớt gánh nặng kép của lao động nữ (vừa phải làm việc kiếm thu nhập, vừa phải đảm nhận phần lớn các công việc gia đình không được trả công).

- Quy định rõ bản chất và trách nhiệm của các bên (Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động) khi quy định các chính sách và trợ cấp thai sản, nuôi con nhỏ đối với lao động nữ.

- Cần có chính sách, biện pháp ưu đãi cụ thể hơn, phù hợp hơn để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ: kết hợp biện pháp hỗ trợ về tài chính và chế độ khen thưởng, xử phạt rõ ràng để khuyến khích doanh nghiệp.

- Cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chính sách bình đẳng giới và lao động nữ tại doanh nghiệp, xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm về bình đẳng giới theo đúng quy định của Luật Bình đẳng giới.

- Quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản, chính sách ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới. Phải thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản, chính sách ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Việc thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và chính sách phải được thực hiện ở cả cấp vĩ mô và vi mô. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở tất cả các cấp đều cần có cơ chế thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hệ thống văn bản, chính sách của mình.

63

- Nhà nước cần có chính sách nâng cao tay nghề, nhận thức pháp luật cho lao động nữ để tự bảo vệ mình.

- Cần thúc đẩy triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế toàn dân để người lao động làm việc trong các khu vực chưa được hưởng lợi từ BHXH bắt buộc có cơ hội được hưởng lợi từ hệ thống an sinh xã hội.

- Cần thành lập Quỹ Hỗ trợ bình đẳng giới là quỹ phi lợi nhuận, để giảm khoảng cách giới trong các lĩnh vực, thúc đẩy các mục tiêu bình đẳng giới; hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ bù đắp một phần những chi phí phát sinh khi thực hiện cách chính sách bảo vệ chức năng sinh sản và nuôi con của người lao động. Quỹ này sẽ được tạo nguồn từ ngân sách nhà nước, đóng góp bắt buộc của tất cả các doanh nghiệp, của người lao động và đóng góp tự nguyện của các tổ chức trong và ngoài nước vì mục tiêu bình đẳng giới.

Một phần của tài liệu chính sách, luật pháp lao động và các chương trình mục tiêu quốc gia nhìn dưới góc độ bình đẳng giới (Trang 61 - 63)