3. Những quy định trong hệ thống chính sách, luật pháp về lao động-xã hội dưới góc độ
3.5. Lĩnh vực an sinh xã hội
3.5.1 Chính sách bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là trụ cột quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động trong trường hợp gặp các rủi ro, mất hoặc giảm thu nhập.
Bộ luật Lao động giành riêng Chương XII quy định về BHXH. Nhà nước quy định chính sách bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác73. Như vậy, theo quy định của Bộ luật, người lao động cả nam và nữ đều có quyền tham gia và thụ hưởng các chế độ của BHXH như nhau, lao động nữ còn được hưởng thêm chế độ thai sản.
Năm 2006, trên cơ sở Chương XII của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006. So với Bộ luật Lao động, những quy định của Luật Bảo hiểm xã hội đã tiến bộ hơn trong cách tiếp cận về bình đẳng giới. Các quy định của Luật đã công bằng hơn trong bảo vệ quyền lợi của cả nam giới và phụ nữ. Đối với chế độ thai sản, Luật Bảo hiểm xã hội quy định điều kiện được hưởng chế độ thai sản gồm cả lao động nam và lao động nữ trong các trường hợp như sau: lao động nữ mang thai; lao động nữ sinh con; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi; người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. Trong trường hợp người lao động, nam hoặc nữ nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi đều được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi. Người lao động nam và nữ khi thực hiện biện pháp triệt sản đều được nghỉ việc mười lăm ngày74. Đối với chế độ ốm đau, Luật Bảo hiểm xã hội quy định, cả cha và mẹ đều được quyền nghỉ chăm sóc con ốm dưới bảy tuổi (nếu có tham gia BHXH)75.
Quy định về đối tượng tham gia BHXH
Bộ luật Lao động và Luật BHXH không phân biệt đối tượng tham gia BHXH theo giới tính. Tuy nhiên, trong thực tế, phụ nữ tham gia BHXH nói chung và BHXH bắt buộc nói riêng đều ít hơn so với nam giới. Lý do là lao động làm việc ở khu vực phi chính thức, cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc hộ gia đình, tự tạo việc làm, trong khu vực nông nghiệp không phải là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, trong khi lao động nữ lại chiếm đa số ở những khu vực này. Luật BHXH đã có quy định về chính sách BHXH tự nguyện, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, đến nay số người lao động tham gia loại hình BHXH tự nguyện rất ít.
Về chế độ ốm đau (BHXH bắt buộc)
Quy định về quyền nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm.
73Điều 140 Bộ luật Lao động
74Điều 28 Luật BHXH
50
Bộ luật Lao động quy định khi “nghỉ việc để chăm sóc con dưới bảy tuổi bị ốm, nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi, người lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc được người sử dụng lao động trả một khoản tiền bằng mức trợ cấp bảo hiểm xã hội … Trường hợp người khác thay người mẹ chăm sóc con ốm, thì người mẹ vẫn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội”76. Quy định chỉ có lao động nữ được quyền nghỉ chăm sóc con nhỏ bị ốm sẽ làm tăng thêm định kiến giới đối với chăm sóc con nhỏ nói riêng và chăm sóc các thành viên trong gia đình, người già, người ốm đau chỉ là “trách nhiệm của phụ nữ”. Định kiến này sẽ gây nên bất lợi cho phụ nữ trong tiếp cận cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp của họ. Quyền được nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm là trách nhiệm và quyền lợi của cả người cha và người mẹ.
Luật BHXH quy định người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm77. Như vậy, Luật BHXH đã cho phép hoặc người cha hoặc người mẹ được quyền nghỉ chăm sóc con ốm và quy định này đã tiến bộ hơn so với quy định của Bộ luật Lao động.
Về chế độ thai sản (BHXH bắt buộc)
Bộ luật Lao động quy địnhngười lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con từ bốn đến sáu tháng tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh78. Nếu sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ thêm một thời gian mà không hưởng lương. Người lao động nữ cũng có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy chứng nhận của thầy thuốc về việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khoẻ cũng như báo trước cho người sử dụng lao động biết. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc. Trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định, người lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng 100% tiền lương và được trợ cấp thêm một tháng lương đối với trường hợp sinh con lần thứ nhất, thứ hai79. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định và cả trong trường hợp nghỉ thêm không hưởng lương, khi trở lại làm việc, người lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc80.
Quyền nghỉ thai sản cho cả nam giới và phụ nữ?
Bộ luật Lao động cũng như Luật BHXH đều chưa có quy định cho phép người cha được quyền nghỉ thai sản, chia sẻ thời gian nghỉ thai sản với người mẹ. Như vậy, trường hợp người mẹ cần đi làm sớm hơn quy định (đi làm sớm, trước khi hết 4 tháng nghỉ thai sản), người cha cũng không được nghỉ hưởng chế độ, buộc phải nghỉ không lương hoặc nghỉ phép để chăm sóc con. Đặc biệt trong trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi, quy định cho phép lựa chọn hoặc người cha hoặc người mẹ nghỉ là hết sức cần thiết.
76Điều 117 Bộ luật Lao động
77 Điều 22 và Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội
78Điều 114 Bộ luật Lao động
79Điều 144 Bộ luật Lao động
51
Luật BHXH đã có một số quy định tiến bộ hơn so với Bộ luật Lao động đối với chế độ thai sản do đã công nhận “quyền” hưởng chế độ thai sản không chỉ có phụ nữ mà đã có cả nam giới trong trường hợp họ nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi81.
Nghỉ thai sản không được xét thi đua
Trong trường hợp người lao động nghỉ thai sản quá 40 ngày/năm sẽ không được xét/bình bầu danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sỹ tiên tiến do không đủ thời gian công tác liên tục trong năm82. Đây là quy định không phù hợp, mang tính phân biệt đối xử đối với lao động nữ khi họ sinh con và nghỉ việc theo chế độ thai sản (hiện tại 100% trường hợp nghỉ thai sản là nữ, nhưng tương lai sẽ có cả nam giới nghỉ việc theo chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi).
Hưởng trợ cấp thai sản, phụ nữ hay nam giới được hưởng?
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội “trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng 100% tiền lương và được trợ cấp thêm một tháng lương, đối với trường hợp sinh con lần thứ nhất, thứ hai”83. Lao động nam cũng nên được quy định là đối tượng điều chỉnh của chế độ này trong trường hợp họ nghỉ thai sản thay cho vợ của mình (trong thời gian nghỉ thai sản 4 đến 6 tháng theo quy định) hoặc trường hợp nam giới nghỉ nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi.
Quy định nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
Quy định này có thể gây thiệt thòi cho lao động nữ vì sẽ có nhiều phụ nữ hơn nam giới có thể lựa chọn nghỉ dưỡng sức tại gia đình với mức trợ cấp thấp hơn. Đơn giản vì phụ nữ vừa muốn dưỡng sức, vừa lo toan, quán xuyến việc nhà, do ở Việt Nam công việc gia đình vẫn phổ biến được coi là của phụ nữ. Vì vậy, cần cân nhắc đối với việc quy định nghỉ dưỡng sức tại gia đình hay tại cơ sở tập trung cũng như sự chênh lệch của mức hưởng.
Nghỉ thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình: Cả nam giới và phụ nữ cùng chia sẻ
Bộ luật Lao động không quy định nam giới được hưởng trợ cấp BHXH khi nghỉ việc để thực hiện biện pháp kế hoạch hóa gia đình84. Nếu chỉ quy định riêng đối với lao động nữ, một mặt có thể khắc sâu thêm định kiến giới về trách nhiệm thực hiện biện pháp kế hoạch hóa gia đình “chỉ giành cho phụ nữ”. Mặt khác, nếu đã nhận thức được trách nhiệm thực hiện biện pháp
81 Điều 26Luật Bảo hiểm xã hội
82 Điểm a Khoản 2 Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31 tháng 7 năm 2007,
83Điều 144 Bộ luật Lao động .
52
kế hoạch hóa gia đình là của cả nam giới và phụ nữ thì nam giới phải được quyền hưởng chế độ này như phụ nữ.
Luật BHXH đã có một số quy định tiến bộ hơn so với Bộ luật Lao động trong chế độ thai sản do đã công nhận “quyền” hưởng chế độ thai sản không chỉ của phụ nữ mà của cả nam giới trong trường hợp họ nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi hoặc thực hiện các biện pháp triệt sản85.
Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Những quy định về thực hiện giám định mức suy giảm khả năng lao động chưa chú ý tới những khác biệt về sinh học giữa nam giới và phụ nữ, do đó chưa phân biệt được sự khác nhau về loại suy giảm và mức độ suy giảm giữa phụ nữ và nam giới, chưa có biện pháp đề phòng và khắc phục phù hợp với đặc điểm của từng giới. Thực tế danh mục của Hội đồng Y khoa chưa quy định riêng cho nam và nữ khi giám định thương tật, chế độ chăm sóc bảo hiểm cho họ.
Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật: tương tự trường hợp dưỡng sức sau khi ốm đau (chế độ ốm đau).
Chế độ hưu trí
Bộ luật Lao động quy định người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên;
- Lao động nữ đủ 55 tuổi và đủ 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, lao động nam đủ 60 tuổi và đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng cùng tỷ lệ lương hưu hàng tháng tối đa86.
Quy định điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2002 cải tiến hơn Bộ luật Lao động năm 1995 vì cho phép phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 55, đóng BHXH đủ 25 năm sẽ được hưởng cùng tỷ lệ lương hưu ở tỷ lệ tối đa (75%) như nam giới nghỉ hưu ở độ tuổi 60, đóng BHXH 30 năm.
Quy định điều kiện tuổi đời để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng có sự phân biệt đối xử về giới
Xét trên phương diện bình đẳng, nam giới và phụ nữ có quyền nghỉ hưu ở độ tuổi như nhau. Theo quy định hiện hành, tuổi nghỉ hưu của phụ nữ thấp hơn của nam giới là phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Nếu tiếp tục được làm việc, phụ nữ sẽ có cơ hội thăng tiến, được bổ nhiệm, cải thiện được mức lương trung bình của cả cuộc đời được sử dụng làm căn cứ để tính mức lương hưu và cải thiện tỷ lệ hưởng lương hưu do số năm đóng cao hơn. Cũng có ý kiến cho rằng, đây là bất bình đẳng đối với nam giới vì phụ nữ có thời gian đóng ít hơn, lại được hưởng tỷ lệ tính mức lương hưu cao hơn; mặt khác do phụ nữ sống lâu hơn, nên thời gian được hưởng lương hưu lâu hơn của nam giới.
85Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 86 Bộ luật Lao động sửa đổi 2002
53
Xét trên quan niệm về quyền và ưu đãi:Nếu thời gian tham gia bảo hiểm như nhau hoặc thậm chí ngắn hơn những lại được hưởng tỷ lệ lương hưu cao hơn đó là “ưu đãi”. Nhưng việc quy định nghỉ hưu ở những độ tuổi khác nhau đối với nam giới và phụ nữ, ví dụ nam giới là 60 tuổi và phụ nữ là 55 tuổi, đó là có sự khác biệt trong quyền được quyết định khi nào nghỉ hưu giữa phụ nữ và nam giới. Mặc dù quy định này được đặt ra với mục tiêu là “ưu tiên” cho phụ nữ, nhưng thực tế đã hạn chế quyền được nghỉ hưu ngang bằng với nam giới. Nếu muốn coi đây là “ưu tiên” thì không nên quy định cứng như vậy, lao động nữ phải được quyền lựa chọn về hưu ở độ tuổi 55 hoặc muộn hơn.
Công thức tính lương hưu hiện hành mang tính thiên vị giới
Tỷ lệ tính lương hưu cho phụ nữ là 3% cho năm thứ 16 trở đi so với tỷ lệ 2% của nam giới cho thấy có sự thiên vị đối với phụ nữ và phân biết đối xửđối với nam giới. Kết quả là, để được hưởng mức lương hưu tối đa, phụ nữ chỉ cần đóng góp 25 năm, trong khi nam giới phải đóng góp 30 năm. Một người nam giới về hưu ở tuổi 60 sau 27 năm công tác được hưởng mức lương hưu thấp hơn so với một phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 55 sau 24 năm công tác (tương ứng với tỷ lệ tính lương hưu là 69% đối với người nam và 72% đối với người nữ).
Hộp 8. Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội: Mức lƣơng hƣu hằng tháng
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Bảo hiểm thất nghiệp
Luật BHXH quy định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan tổ chức nướng ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng từ mười lao