Lĩnh vực dạy nghề

Một phần của tài liệu chính sách, luật pháp lao động và các chương trình mục tiêu quốc gia nhìn dưới góc độ bình đẳng giới (Trang 36 - 41)

3. Những quy định trong hệ thống chính sách, luật pháp về lao động-xã hội dưới góc độ

3.2Lĩnh vực dạy nghề

Những quy định của luật pháp trong lĩnh vực dạy nghề dưới góc độ bình đẳng giới: Quyền học tập của mọi công dân được quy định tại Hiến pháp Việt Nam (1992) là “công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức”29. Bộ luật Lao động giành riêng Chương III quy định về Học nghề (từ Điều 20 đến Điều 25). Chương này quy định về tiêu chuẩn để người lao động được tham gia học nghề, quyền và nghĩa vụ của người tham gia học nghề, quy định trách nhiệm của Nhà nước, của doanh nghiệp và các tổ chức trong việc tổ chức dạy nghề cho người lao động.

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, một trong những điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể cạnh tranh và phát triển được là phải có một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác dạy nghề, năm 2006 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã thông qua Luật Dạy nghề trên cơ sở Chương III Học nghề của Bộ luật Lao động. Luật này quy định mục tiêu đào tạo nghề, các chính sách của nhà nước về phát triển dạy nghề.

Nguyên tắc bình đẳng trong lĩnh vực học nghề đã được đề cập rõ ràng trong Bộ luật Lao động: “Mọi người đều có quyền ... học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo”30, “Mọi người có quyền tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình”31.

Chính sách xét tuyển trong dạy nghề

Tiêu chuẩn tham gia học nghề là người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất phải đủ 13 tuổi và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề theo học32. Luật Dạy nghề quy định chính sách tuyển sinh trong dạy nghề bao gồm cả xét tuyển và thi tuyển. Chính sách dạy nghề có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ ở khía cạnh kinh tế mà còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Các nhóm đối tượng chính sách xã hội (người nghèo, người tàn tật, người dân tộc thiểu số) được tham gia học nghề sẽ có cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp, cải thiện thu nhập và thoát nghèo. Để thúc đẩy người lao động tham gia học nghề, giải quyết nhu cầu cấp bách nâng cao trình độ cho lực lượng lao động, Luật Dạy nghề cho phép áp dụng chế độ xét tuyển trong tuyển sinh học nghề ở tất cả các cấp trình độ (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng). Riêng

29 Điều 59 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992 30 Điều 5 Bộ luật Lao động .

31Điều 20 Bộ luật Lao động

37

đối với trình độ cao đẳng nghề, việc tuyển sinh áp dụng cả xét tuyển và thi tuyển.Quá trình xét tuyển sẽ ưu tiên các nhóm đối tượng đặc thù như các đối tượng chính sách xã hội (người nghèo, người tàn tật, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng mất đất sản xuất). Cách thức ưu tiên thường là: cấp học bổng và chế độ khuyến khích khác. Phụ nữ cũng là một trong những nhóm được ưu tiên trong quá trình xét tuyển.

Tuy nhiên, quá trình xây dựng tiêu chí xét tuyển, nếu không căn cứ vào thực trạng khoảng cách giới trong học nghề có thể ảnh hưởng đền quyền lợi của nam giới hoặc phụ nữ. Đối với một số lĩnh vực/nghề/công việc đã là “lợi thế”, chiếm tỷ lệ “áp đảo” của một nhóm (nhóm lao động nam hoặc lao động nữ), nếu tiếp tục đặt tiêu chí ưu tiên cho họ có thể sẽ làm cho khoảng cách giới trong lĩnh vực/nghề/công việc đó càng sâu sắc thêm. Ví dụ, trong nghề may, đa số lao động nữ tham gia học nghề, nếu tiếp tục ưu tiên tuyển nữ sẽ có thể làm hạn chế cơ hội của lao động nam và tỷ lệ lao động nữ trong ngành này còn tiếp tục tăng thêm.

Một số chương trình đào tạo yêu cầu trình độ đầu vào tối thiếu (ví dụ phải tốt nghiệp THCS, THPT) sẽ gây khó khăn cho phụ nữ tham gia học nghề vì trình độ văn hóa của phụ nữ đang thấp hơn nam giới.

Về hợp đồng học nghề

Bộ luật Lao động và Luật Dạy nghề quy định, khi tham gia học nghề, người lao động phải ký hợp đồng với cơ sở dạy nghề hoặc ký giữa người lao động và người sử dụng lao động33. Quy định về việc chấm dứt hợp đồng học nghề đã xét tới những trường hợp bất khả kháng, người lao động không phải bồi hoàn chi phí dạy nghề, trong đó có trường hợp phụ nữ mang thai trong thời kỳ học nghề, mà việc tiếp tục học có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai nhi. Theo quy định này, trong thời gian thực hiện hợp đồng mà người học nghề mang thai, nếu có giấy chứng nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về việc thực hiện hợp đồng học nghề sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi thì người học nghề được chấm dứt hợp đồng và được trả lại phần học phí đã đóng của thời gian học còn lại và được bảo lưu kết quả học tập34.

Mặc dù quy định này là hết sức cần thiết đối với phụ nữ, nhưng cũng cần tính toán lợi ích của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, lại hoạt động trong lĩnh vực có một số yếu tố điều kiện lao động nặng nhọc, nguy hiểm thì số lượng trường hợp phát sinh bồi thường đáng kể. Trong những trường hợp này, nếu doanh nghiệp không được chia sẻ một phần thì họ sẽ ngần ngại nhận lao động nữ vào làm việc hoặc ngại cử lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ đi học tập, đào tạo nâng cao tay nghề.

Quy định về đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ

Bộ luật Lao động có quy định về đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ35 và quy định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước phải mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ để ngoài nghề đang làm người lao động nữ còn có thêm nghề dự phòng và việc sử dụng

33Điều 24 Bộ Luật Lao động.Điều 35, 36, 37 Luật Dạy nghề.

34Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề.

38

lao động nữ được dễ dàng, phù hợp hơn với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.

Nghề dự phòng được quy định đối với lao động nữ đang làm những nghề không thể kéo dài cho đến khi đủ tuổi về hưu36, ví dụ phụ nữ làm nghề may công nghiệp chỉ có thể làm đến 45 tuổi vì thị lực giảm, không nhìn rõ đường chỉ, không xâu được kim khâu. Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp sử dụng lao động nữ phải chủ động nghiên cứu lập danh sách những nghề này và lập kế hoạch đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ.

Thực tế, cả nam giới và phụ nữ đều có những nghề mà họ không thể làm cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên với quan điểm cho rằng phụ nữ yếu thế hơn nam giới trong thị trường lao động, phụ nữ gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm mới, chỉ có phụ nữ mới được ưu tiên đào tạo nghề dự phòng để chuyển đổi việc làm.

Trên thực tế, chính sách này không được triển khai thực hiện vì những lý do sau37: - Quy định của luật chưa cụ thể, chưa phù hợp, khó áp dụng trong thực tế.

- Doanh nghiệp cảm thấy “gánh nặng” trách nhiệm khi sử dụng lao động nữ. Điều này ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng, sử dụng lao động nữ của doanh nghiệp, do vậy sẽ ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của lao động nữ.

Tương tự đối với quy định đào tạo lại trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác trong doanh nghiệp38. Quy định này cần thiết cho người lao động cả hai giới.

Các chính sách dạy nghề chưa được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, có thể gây thiệt thòi cho nhóm lao động nam hoặc lao động nữ trong tiếp cận và thụ hưởng chính sách.

Nhìn chung phụ nữ hiện đang có trình độ văn hóa thấp hơn so với nam giới39, nếu điều kiện xét tuyển có yếu tố trình độ văn hóa sẽ hạn chế cơ hội học nghề của phụ nữ so với nam giới.

Định kiến giới về việc tham gia đào tạo vẫn còn khá nặng nề trong xã hội và gia đình. Trong một số trường hợp, trong gia đình vẫn còn tâm lý ưu tiên, nhường cho chồng, trẻ em trai đi học tập, đào tạo gây thiệt thòi cho phụ nữ và trẻ em gái40.

Định kiến giới về định hướng nghề nghiệp tương lai có thể ảnh hưởng bất lợi cho cả phụ nữ và nam giới. Ví dụ, thời gian qua có một số lĩnh vực thu hút nhiều lao động như dệt - may, da giày, chế biến lương thực, thực phẩm, nhiều khu công nghiệp quy mô lớn mở ra, tạo cơ hội việc làm cho hàng chục ngàn lao động địa phương vào làm việc ở các ngành nghề này. Nhưng do định kiến giới của xã hội đây chỉ là những công việc “của phụ nữ”, nam giới thà ngồi chơi chứ không nên làm. Chính điều này đã làm mất đi cơ hội học nghề để kiếm việc làm của nam giới ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36 Điều 4 Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ

37Kết quả tham vấn tình hình thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, Trung tâm Lao động nữ và Giới, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, tháng 11 năm 2010.

38Điều 23 Bộ luật Lao động.

39 Xem biểu 1.1 Phụ lục 3. Khoảng cách giới trong lao động-việc làm và giảm nghèo

40Kết quả tham vấn tình hình thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, Trung tâm Lao động nữ và Giới, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, tháng 11 năm 2010.

39

các vùng nông thôn gần khu công nghiệp, khu chế xuất, đồng thời cũng làm cho tỷ lệ lao động nữ đã rất cao lại càng cao trong những nghề không yêu cầu trình độ tay nghề, tiền lương thấp và ít có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn41.

Việc thiết kế các khóa học chưa quan tâm đến nhu cầu và khả năng của phụ nữ và nam giới có thể ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng đào tạo. Việc thiếu quan tâm có thể được thể hiện trong lựa chọn nội dung đào tạo, thời gian, địa điểm tổ chức khóa học, hình thức của khóa học chưa phù hợp với từng nhóm đối tượng, chưa phù hợp với thực tiễn về vai trò giới ở địa phương, làm cho nam giới hoặc phụ nữ phải bỏ học hoặc ảnh hưởng đến kết quả học tập. Ví dụ, thực trạng về vai trò giới hiện tại cho thấy phụ nữ vẫn đảm nhiệm phần lớn việc nhà, nên những phụ nữ đã lập gia đình và có con nhỏ thường không muốn tham gia các khóa đào tạo tập trung, xa nhà trong thời gian dài. Nếu các khóa đào tạo đó chia thành nhiều mô đun, sau mỗi mô đun có khoảng thời gian dừng, được hỗ trợ chi phí về thăm nhà42, có thể phụ nữ sẽ tham gia nhiều hơn.

Chính sách dạy nghề đối với người khuyết tật chưa được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, vì vậy những nhu cầu, khả năng khác nhau của phụ nữ và nam giới khuyết tật có thể chưa được xem xét đầy đủ. Đối với người khuyết tật là phụ nữ, việc tiếp cận dịch vụ đào tạo nghề càng khó khăn hơn, những khó khăn này có thể khác với khó khăn của nam giới khuyết tật. Theo chính sách của Nhà nước Việt Nam, người khuyết tật được học nghề miễn phí và được trợ cấp thêm 540,000 đồng/tháng43, tuy nhiên, số lượng người khuyết tật tham gia học nghề rất ít, phụ nữ khuyết tật lại càng ít. Nguyên nhân do khó lựa chọn ngành, nghề đào tạo phù hợp với lao động là người khuyết tật. Những ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, có nhiều cơ hội xin được việc làm thì rất ít lao động khuyết tật, đặc biệt phụ nữ khuyết tật có đủ khả năng (học vấn) để theo học, còn những ngành thủ công đơn giản như may mặc, chế biến thực phẩm đã có nhiều người học thì người khuyết tật học sẽ khó tìm được việc làm do mức độ cạnh tranh cao. Mặt khác, mô hình đào tạo hòa nhập (người khuyết tật học cùng người bình thường) tỏ ra bất lợi hơn cho phụ nữ khuyết tật. Trước hết, tính mặc cảm, tự ti của phụ nữ khuyết tật nặng nề hơn nam giới, họ ngần ngại khi tham gia các khóa học hòa nhập với người bình thường. Bên cạnh đó, trình độ văn hóa của phụ nữ khuyết tật thấp hơn nam giới khuyết tật và càng thấp hơn so với người bình thường. Vì những lý do trên, trong những khóa đào tạo hòa nhập, ít phụ nữ khuyết tật tham gia và tỷ lệ bỏ học giữa chừng của phụ nữ khuyết tật cũng cao hơn của nam giới khuyết tật44.

Việc thiết kế các khóa học chuyên biệt cho người khuyết tật, lựa chọn ngành, nghề phù hợp với phụ nữ khuyết tật có trình độ học vấn thấp là vô cùng cần thiết. Cũng cần có các biện pháp vận động, khuyến khích để người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ khuyết tật mạnh dạn tham gia học nghề và tìm việc làm.

Trong hệ thống chính sách an sinh xã hội hiện hành có một số chương trình/dự án đào tạo, dạy nghề miễn phí cho nhóm đối tượng chính sách xã hội, trong đó phụ nữ là đối

41Sách “Tác động kinh tế-xã hội của việc gia nhập WTO đến phụ nữ nông thôn Việt Nam. ILSSA, UNIFEM và AusAID, tháng 10, 2009.

42Nguồn có thể từ Quỹ hỗ trợ Bình đẳng giới hoặc hỗ trợ - xem khuyến nghị.

43Thông tư số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBX ngày 19/01/2006 của liên Bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội về Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.

44 Kết quả tham vấn tình hình thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, Trung tâm Lao động nữ và Giới, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, tháng 11 năm 2010.

40

tượng được ưu tiên tham gia. Trong chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn45, đối tượng thụ hưởng là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề, đủ điều kiện xét tuyển vào các khoá học nghề ngắn hạn. Người lao động tham gia các khóa đào tạo nghề này được miễn phí đào tạo và được hỗ trợ chi phí khác, tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng và không quá 1.500.000 đồng/người/khóa học nghề46. Chính sách này ưu tiên cho một số nhóm lao động, trong đó có lao động dân tộc thiểu số, lao động nữ chưa có việc làm.

Dự án dạy nghề cho người nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 cũng ưu tiên hỗ trợ học nghề cho một số nhóm đối tượng, trong đó có phụ nữ chưa qua đào tạo nghề.

Đây là những chính sách rất quan trọng trong việc cải thiện trình độ chuyên môn kỹ thuật cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ không có việc làm từ đó thu hẹp dần khoảng cách về trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện cũng như kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách này chưa quan tâm đầy đủ đến các tác động về giới, công tác sơ kết, tổng kết thiếu những số liệu báo cáo tách biệt theo giới tính.

Một phần của tài liệu chính sách, luật pháp lao động và các chương trình mục tiêu quốc gia nhìn dưới góc độ bình đẳng giới (Trang 36 - 41)