Lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu chính sách, luật pháp lao động và các chương trình mục tiêu quốc gia nhìn dưới góc độ bình đẳng giới (Trang 44 - 49)

3. Những quy định trong hệ thống chính sách, luật pháp về lao động-xã hội dưới góc độ

3.4. Lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động

Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động, Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi”60. Như vậy, theo Hiến pháp những vấn đề cốt lõi về an toàn - vệ sinh lao động đối với công dân, cả nam và nữ đều do Nhà nước quy định. Trước đây, khi công nghệ sản xuất còn lạc hậu và khả năng của người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ trang, thiết bị an toàn lao động cho người lao động còn rất hạn chế, chính sách an toàn - vệ sinh lao động đặt trọng tâm vào mục tiêu giảm bớt những tác động, ảnh hưởng xấu của điều kiện lao động tới người lao động bằng các biện pháp như: giảm thời gian lao

58Khoản 2 Điều 118 Bộ Luật Lao động

59Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 23/CP ngày 18 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ,. 60 Điều 56 Hiến pháp năm 1992,.

45

động của một số nhóm đối tượng được cho là có “nguy cơ cao” hoặc cấm không cho phép người sử dụng lao động sử dụng họ làm việc trong những điều kiện này (ví dụ: cấm sử dụng lao động không đạt yêu cầu về sức khỏe, lao động nữ có thai, người đang nuôi con nhỏ làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Tuy nhiên, khi điều kiện kỹ thuật cho phép, công nghệ lại ngày càng hiện đại, mục tiêu an toàn - vệ sinh lao động hướng tới việc bảo vệ người lao động thông qua tăng cường đầu tư vào trang thiết bị bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc nhằm bảo đảm mọi người lao động đều có thể làm việc trong những điều kiện đó.

Bộ luật Lao động quy định các nội dung về an toàn - vệ sinh lao động tại chương IX, từ Điều 95 đến Điều 108. Chương này đưa ra những nguyên tắc về kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động buộc người sử dụng lao động phải tuân thủ khi xây dựng nhà xưởng, lắp đặt và vận hành máy móc thiết bị. Bộ luật cũng quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn cho người lao động, phải tuyển chọn lao động đủ điều kiện sức khỏe cho từng loại công việc và phải huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những vấn đề liên quan đến an toàn - vệ sinh lao động. Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng, nghỉ ngơi đặc biệt nhằm phục hồi sức khỏe. Nếu người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả mọi chi phí và bồi thường thiệt hại cho người lao động.

Quy định về trang bị bảo hộ lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân61. Quy định này chưa đề cập tới việc thiết kế trang bị bảo hộ lao động phải tính đến sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể của phụ nữ và nam giới. Nếu không có hướng dẫn thực hiện một cách chặt chẽ và chi tiết điều này, việc cung cấp các trang bị bảo hộ lao động không phù hợp với tầm vóc, hình dáng của người lao động hoàn toàn có thể xảy ra. Kết quả là người lao động thấy bất tiện khi sử dụng, thậm chí còn vướng víu có thể gây ra tai nạn lao động.

Kết quả tham vấn cũng cho thấy, trong thực tế nhiều lao động nữ thấy bất tiện khi sử dụng trang bị bảo hộ lao động (phương tiện bảo vệ cá nhân) do thiết kế không phù hợp. Nhiều lao động nữ thấy vướng víu đã không sử dụng các trang bị này. Điều đáng tiếc là đã có những tai nạn lao động do vướng víu, vấp ngã vì những trang bị này. Quy định về trang bị bảo hộ lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân chưa phản ánh được tinh thần của Luật Bình đẳng giới là “nam, nữ được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về điều kiện lao động”62 do chưa quan tâm tới nhu cầu, sự khác biệt về sinh học giữa phụ nữ và nam giới.

Quy định cấm sử dụng lao động nữ trong một số nghề/công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại

Chương X của Bộ luật Lao động quy định một số biện pháp “bảo vệ lao động nữ” với quan điểm nhằm hạn chế những tác động của môi trường và điều kiện làm việc lên lao động nữ. Pháp luật không cho phép sử dụng lao động nữ trong những điều kiện có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh đẻ và nuôi con, đặc biệt trong thời gian lao động nữ đang mang thai và cho con bú63. Khi công nghệ sản xuất còn lạc hậu, lại chưa có điều kiện đầu tư đầy đủ cho an toàn - vệ sinh lao động thì những biện pháp nói trên là cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản cho lao động nữ và trẻ

61 Điều 100 và Điều 101 Bộ luật Lao động và Điều 15 Pháp lệnh Bảo hộ lao động 62 Điều 13 Luật Bình đẳng giới

46

nhỏ. Các biện pháp bảo vệ được áp dụng bao gồm danh mục nghề và công việc không được sử dụng lao động nữ hoặc lao động nữ đang mang thai hoặc cho con bú; bồi dưỡng vật chất, chăm sóc y tế, khám và chữa bệnh kịp thời cho lao động nữ đã làm việc trong các nghề và công việc thuộc danh mục cấm khi bị ốm đau hoặc bệnh nghề nghiệp; không được đào tạo nữ học sinh học các nghề, các công việc đã được quy định trong danh mục cấm sử dụng64; điều chuyển lao động nữ sang công việc khác phù hợp hơn65.

Danh mục nghề độc hại, nguy hiểm cấm sử dụng lao động nữ được ban hành kèm theo Thông tư Liên bộ số 03/TT-LB ngày 28 tháng 1 năm 1994 của Liên bộ Lao động – Thương bình và Xã hội và Bộ Y tế quy định những công việc không sử dụng lao động nữ. Thông tư này gồm 2 phần: Phần 1 áp dụng cho tất cả lao động nữ không phân biệt độ tuổi; và Phần 2 áp dụng cho lao động nữ có thai, đang cho con bú (12 tháng) hoặc lao động nữ vị thành niên.

Những biện pháp bảo vệ này với mục đích bảo vệ sức khoẻ cho lao động nữ, nhưng đã không tính đến các nhu cầu chiến lược của phụ nữ cũng như sự phát triển của khoa học và công nghệ, đã làm mất đi các cơ hội việc làm của họ trong thực tế. Nhiều phụ nữ có sức khoẻ tốt, không trong thời kỳ thai sản hoặc cho con bú, có nguyện vọng được làm các công việc trong danh mục nói trên nhưng lại bị chủ sử dụng lao động từ chối do không muốn vi phạm pháp luật lao động. Nhiều phụ nữ nghèo, trung tuổi, có hoàn cảnh khó khăn (đơn thân, là lao động chính trong gia đình, lao động mất đất, phải chuyển đổi nghề nghiệp…) không thể tìm được cơ hội việc làm nào khác, phải chấp nhận thất nghiệp trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn. Trong thực tế, một số phụ nữ nghèo trung tuổi, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, khi mất đất sản xuất không có khả năng tham gia đào tạo để chuyển đổi nghề. Ở lứa tuổi này, người phụ nữ không còn sinh đẻ và nuôi con nhỏ, sức khỏe vẫn đáp ứng được các công việc giản đơn, ví làm việc dưới hầm mỏ với thu nhập khá. Tuy nhiên, với quy định cấm sử dụng lao động nữ ở mọi lứa tuổi làm việc dưới hầm mỏ, người sử dụng lao động không thể tuyển những lao động nữ này vào làm việc, vì vậy họ phải chấp nhận thất nghiệp, không còn nguồn thu nhập, rơi vào nghèo đói66.

Quy định này cũng không phù hợp với các quy định của Luật Bình đẳng giới (2006) là phụ nữ và nam giới có quyền tiếp cận bình đẳng tới cơ hội việc làm, dù đó là cơ hội việc làm khó khăn hay thuận lợi.

Mặt khác, quy định này cũng không bình đẳng với nam giới vì chưa quan tâm bảo vệ sức khỏe sinh sản cho lao động nam. Nhiều bằng chứng khoa học và thực tiễn cho thấy, có một tỷ lệ nam giới làm việc những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại đã bị ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bản thân hoặc sức khỏe con cái họ khi sinh ra. Vì vậy, điểm mấu chốt là các biện pháp cải thiện điều kiện an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động (cả nam và nữ) khi làm việc trong các nghề này, chứ không nên áp dụng giải pháp ngăn cấm đối với lao động nữ.

Danh mục nghề nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại ban hành từ năm 1994, khi công nghệ sản xuất và trang thiết bị bảo hộ lao động còn lạc hậu. Mặc dù cho đến nay đã có 9 quyết định điều

64Khoản 2 Mục B Thông tư liên bộ số 03/TT-LB ngày 28/1/1994 , .

65Mục E Thông tư liên bộ số 03/TT-LB ngày 28/1/1994

66 Nghiên cứu trường hợp về “Tác động kinh tế-xã hội của gia nhập WTO tới lao động nữ nông thôn” do ILSSA và UNIFEM thực hiện năm 2009 tại Hải Dương và Đồng Tháp.

47

chỉnh danh mục này, nhưng vẫn cần được rà soát và đánh giá lại dưới góc độ giới trong điều kiện công nghệ thay đổi.

Quy định liên quan đến thời giờ làm việc

Quy định về thời giờ làm việc trong trường hợp người lao động có thai, nuôi con nhỏ.

Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa67. Trong thực tế, nhiều phụ nữ đủ sức khỏe, vẫn có nhu cầu làm việc thêm giờ, làm đêm và có thể đi công tác xa để có thêm thu nhập, nhưng chủ doanh nghiệp không chấp nhận vì không muốn vi phạm luật lao động. Mặt khác người sử dụng lao động sẽ gặp khó khăn trong bố trí công việc cho lao động nữ trong thời kỳ có thai, nuôi con nhỏ, gây tâm lý “ngại” tuyển dụng và sử dụng lao động nữ, làm hạn chế cơ hội việc làm của phụ nữ. Quy định này cũng không công bằng với những nam giới đang nuôi con nhỏ một mình (con đẻ, con nuôi dưới 12 tháng tuổi), họ cũng phải được hưởng một số chế độ như được miễn làm thêm giờ, miễn đi công tác xa để giành thời gian chăm sóc con nhỏ.

Quy định lao động nữ làm công việc nặng nhọc, khi có thai đến tháng thứ bảy được chuyển làm công việc nhẹ hoặc được giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày68 là cần thiết để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, cần có quy định rõ ràng về quyền của lao động nữ được chuyển về vị trí công việc cũ, cũng như không bị mất đi quyền lợi ở vị trí công việc cũ nếu quyền lợi ở vị trí mới thấp hơn. Nếu không lao động nữ khi mang thai sẽ từ chối di chuyển vì sợ mất đi việc làm tốt. Mặt khác, cần chia sẻ những khoản chi phí này với doanh nghiệp sử dụng lao động nữ.

Quy định người lao động nữ được nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian hành kinh69 để thực hiện vệ sinh cá nhân mà vẫn được hưởng nguyên lương nhằm bảo vệ sức khỏe sinh sản cho lao động nữ. Quy định này rất phù hợp với trong điều kiện khó khăn trước đây vì thiếu các vật dụng vệ sinh hỗ trợ (băng vệ sinh phụ nữ).

Người lao động nữ trong thời gian nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian nuôi con nhỏ vẫn được hưởng nguyên lương70. Quy định này nhằm bảo vệ thu nhập cho lao động nữ trong trường hợp họ thực hiện chức năng tái sản xuất xã hội. Việc nuôi con bằng sữa mẹ được khoa học chứng minh là hết sức cần thiết cho sự phát triển của trẻ vì vậy việc người mẹ được nghỉ 1 giờ để cho con bú là hết sức cần thiết và phù hợp với Công ước quốc tế của ILO. Xã hội, doanh nghiệp và lao động nam cùng phải chia sẻ với phụ nữ.Tuy nhiên, những quy định trên cũng gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất ở những doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữ hoặc sản xuất theo dây chuyền. Doanh nghiệp không thể bố trí lao động nữ nghỉ 30 phút hành kinh hoặc 60 phút cho con bú vì sẽ ảnh hưởng đến cả dây chuyền sản xuất chung. Mặt khác, gánh nặng về tài chính cho doanh nghiệp cũng sẽ là vấn đề nếu thực hiện đầy đủ các chính sách nói trên ở các doanh nghiệp có đông lao động nữ khi phải chi phí cho thời gian nghỉ không làm việc mà vẫn hưởng lương của một số lượng lớn lao động nữ. Vì vậy, tất cả các bên tham gia quan hệ lao động và nhà nước cần thấy được lợi ích của quy định này và cùng chia sẻ gánh nặng chi phí.

67Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động

68Khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động

69Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động

48

Quy định về chế độ làm việc

Bộ luật Lao động quy định về chế độ làm việc linh hoạt với “Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, giao việc làm tại nhà”71. Quy định này chỉ được áp dụng đối với lao động nữ nhằm mục đích tạo cho họ cơ hội duy trì việc làm có thu nhập mà vẫn hoàn thành “nhiệm vụ” sinh con và nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, quy định này hầu như không được triển khai trong thực tế, dẫn đến tình trạng lao động nữ không được hưởng quyền lợi của mình, lại gây thêm áp lực đối với người sử dụng lao động là họ phải chi phí nhiều hơn nếu sử dụng lao động nữ.

Quy định này cũng có thể khắc sâu thêm định kiến giới về việc nuôi con nhỏ chỉ là trách nhiệm của phụ nữ, gắn việc nuôi con nhỏ chỉ là “thiên chức” của riêng người phụ nữ. Nếu quy định được áp dụng cho người nuôi con nhỏ thì không chỉ phụ nữ được hưởng lợi mà nam giới nuôi con nhỏ cũng phải là đối tượng được hưởng.

Quy định liên quan đến kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Pháp luật lao động quy định “trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người lao động nữ được kéo dài thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động”72. Quy định này nhằm bảo vệ việc làm cho lao động nữ, đảm bảo thu nhập trong thời gian có thai và nuôi con nhỏ. Cũng giống như một số nội dung khác, pháp luật lao động vẫn có xu hướng gắn việc sinh con và nuôi con nhỏ là trách nhiệm chỉ riêng của phụ nữ và quy định bảo vệ chỉ áp dụng đối với lao động nữ. Tuy nhiên, điểm tiến bộ là Nghị định 33/2003/NĐ-CP đã hướng dẫn áp dụng quy định này cho cả nam giới phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Điểm hạn chế là người lao động có thể lạm dụng quy định này để cố tình vi phạm kỷ luật trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ mà người sử dụng lao động không thể xử lý ngay.

Về hệ thống chỉ tiêu thống kê về an toàn - vệ sinh lao động

Rà soát toàn bộ quy định hiện hành có liên quan đến báo cáo, thống kê về an toàn - vệ sinh lao động cho thấy không có nội dung nào đề cập đến các chỉ tiêu thống kê nhạy cảm giới về an toàn – vệ sinh lao động. Vì vậy, thực trạng bất bình đẳng về giới trong lĩnh vực này chưa được phản ánh kịp thời, đầy đủ.

Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động

Mục tiêu của Chương trình quốc gia này chưa đề cập đến nhu cầu, hạn chế đặc trưng của

Một phần của tài liệu chính sách, luật pháp lao động và các chương trình mục tiêu quốc gia nhìn dưới góc độ bình đẳng giới (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)