Nhận xét kết quả điều tra giáo viên và học sinh

Một phần của tài liệu Thiết kế giờ học tác phẩm " Chí Phèo" theo hướng đối thoại (Trang 76 - 81)

D. CỦNG CỐ D ẶN DỊ:

2. Dặn dị Hướng dẫn thực hiện bài tập nâng cao:

3.7.3. Nhận xét kết quả điều tra giáo viên và học sinh

Chúng tơi phát phiếu tham khảo ý kiến giáo viên tổ Văn và học sinh ở cả 2 trường thực nghiệm vào thời điểm trước khi tiến hành dạy thực nghiệm, kết quả thu nhận được như sau: 50 phiếu của giáo viên, 455 phiếu của học sinh.

Tuy đây chỉ là kết quả khảo sát ở một diện hẹp, với mẫu điều tra khơng lớn nhưng từ kết quả điều tra, chúng tơi cĩ một số phân tích, nhận xét bước đầu sau đây:

 Về phương pháp giảng dạy: hầu hết các giáo viên đã cĩ rất nhiều sáng kiến đáng kể về đổi mới phương pháp dạy học. Theo quan sát trong quá trình điều tra khảo sát, các giờ văn hiện nay đang dần thốt khỏi cách giảng dạy truyền thống diễn giảng độc thoại của thầy, đọc- chép truyền thụ một chiều như trước kia nữa. Trong các giờ văn, trong một giờ đọc hiểu - phương pháp chủ đạo, đặc thù của việc dạy học văn hiện nay - các giáo viên đã nỗ lực phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy khác để nâng cao hiệu quả quá trình tiếp nhận tác phẩm của học sinh.

 Về hình thức đối thoại trong dạy học văn, cĩ 6 giáo viên (chiếm 12%) trả lời cĩ biết nhưng khơng hiểu rõ, 8 giáo viên (16%) trả lời nắm vững và thường sử dụng, 37 giáo viên (74%) đánh giá cao tác dụng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tư duy độc lập ở học sinh của phương pháp đối thoại. Cĩ 4 giáo viên (8%) cho rằng dạy học đối thoại làm học sinh khĩ khăn trong việc nắm vững kiến thức trọng tâm của bài khi phải đi qua rất nhiều ý kiến thảo luận đơi khi trái chiều nhau, dẫn

đến việc khơng hiểu bài. Khi được hỏi vì sao nắm vững phương pháp đối thoại nhưng lại ít vận dụng, các giáo viên đã nêu rất nhiều lí do, trong đĩ nổi bật là những khĩ khăn: thời gian lên lớp hạn hẹp (44%), học sinh thụ động, khơng chuẩn bị bài trước ở nhà, lười phát biểu, chưa cĩ thái độ tranh luận nghiêm túc… (30%). Tất cả những lí do này giải thích bước đầu vì sao giáo viên chưa mạnh dạn vận dụng phương pháp đối thoại khi gặp những tình huống cĩ vấn đề cần giải quyết bằng đối thoại.

 Về cơng việc soạn bài ở nhà của học sinh: 100% giáo viên quan niệm đây là một bước chuẩn bị rất cần thiết cho quá trình tìm hiểu tác phẩm trên lớp; tuy nhiên kết quả khảo sát ý kiến học sinh lại cĩ khác: chỉ cĩ 62% trả lời là thường xuyên chuẩn bị bài ở nhà, 22% trả lời khơng thường xuyên lắm, cá biệt cĩ đến 9% rất ít khi soạn bài, đặc biệt là cĩ đến 76% học sinh trả lời thích được chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi mà giáo viên đưa ra hơn là theo hướng dẫn chuẩn bị bài của SGK. Đây là một chỉ số rất đáng lưu ý vì để chuẩn bị nội dung cho một giờ học đối thoại, mỗi giáo vên cần cĩ sựđầu tư

thích đáng vào việc soạn các câu hỏi chuẩn bị bài dựa trên các câu hỏi hướng dẫn của SGK bằng cách chẻ nhỏ, cụ thể hố… vấn đề thành những nội dung đối thoại cụ thể.

 Về hoạt động thảo luận trên lớp: 80% học sinh thích thú với việc thảo luận theo hình thức nhĩm nhỏ (kim tự tháp); tuy nhiên, đáng lưu ý là 20% học sinh cho biết vẫn e ngại với hình thức thảo

luận bàn trịn vì chưa thật tự tin, nhất là khi ý kiến của mình khác biệt tất cả với các bạn cịn lại trong nhĩm, lớp. Chỉ số này cũng rất dáng quan tâm vì nĩ liên quan trực tiếp đến việc xây dựng thái độ, kĩ

năng tham gia đối thoại cho mỗi học sinh.

 Những kết quả khảo sát trên phần nào đã phản ánh được ý thức, nguyện vọng của giáo viên và học sinh đối với việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn trong nhà trường,

đồng thời cũng thể hiện xu hướng của giáo dục hiện nay: coi trọng vai trị chủ thể, năng lực thực sự của người học, địi hỏi khả năng thực hành vận dụng tri thức hơn là nắm bắt kiến thức hàn lâm… Đây cũng là tiền đề, là điều kiện thuận lợi để áp dụng kiểu dạy học đối thoại.

KẾT LUẬN

Với những cơ sở lí luận đã nêu ở các chương 1, 2 và kết quả thực nghiệm đã thể hiện ở chương 3 vềđặc trưng và phương pháp tiến hành giờ học đối thoại trong dạy học tác phẩm văn chương, bước

đầu cĩ thể rút ra một số kết luận sau đây:

1. Giờ học đối thoại sẽ tạo ra mối quan hệ khơng chỉ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên mà đặc biệt cịn thiết lập được mối quan hệ hết sức tự nhiên giữa học sinh với tác giả

thơng qua tác phẩm văn chương. Tác phẩm văn chương lớn nào cũng là một tác phẩm cĩ vấn đề chứa

đựng những nội dung nhân sinh, nhân văn sâu sắc, đa dạng và phong phú. Học sinh sẽ hiểu rõ cuộc sống xã hội và tìm thấy chính mình trong đĩ để sống đúng, sống đẹp hơn. Giáo viên tạo giờ học đối thoại bằng hệ thống câu hỏi, những tình huống cĩ vấn đề từ tác phẩm, từ tầm đĩn nhận của học sinh, theo dự báo, theo điều tra của giáo viên… để cho học sinh trao đổi. Qua đĩ, học sinh cĩ dịp bộc lộ sự

cảm nhận chân thành của mình, và giáo viên cũng cĩ cơ hội nắm được trình độ tiếp nhận của học sinh với những mặt mạnh, mặt yếu của các em để biểu dương, phát huy hay khắc phục.

2. Khơng khí giờ học đối thoại, với bản chất của mình, thực sự là một giờ học dân chủ. Mỗi học sinh thực sự là một chủ thể năng động và sáng tạo qua giờ học. Học sinh khơng những phát triển cả về

kiến thức, năng lực văn học mà cịn được phát triển về nhiều mặt khác nữa như sự bộc lộ nhân cách, sự

trau dồi khả năng giao tiếp, mạnh dạn trực tiếp phát biểu ý kiến, tham gia tranh luận, thảo luận vấn

đề… Học sinh nghe được nhiều tiếng nĩi khám phá tác phẩm khác nhau để tự nhận thức; học sinh

được khuyến khích biểu thị thái độ của mình, cĩ tiếng nĩi riêng của mình trước những vấn đề do nhà văn – tác phẩm đặt ra. Chính từ đĩ, năng lực tiếp nhận văn học của học sinh – người đọc nhỏ sẽ dần dần định hình và phát triển; đồng thời, giáo viên – người đọc lớn một mặt nắm bắt được tình hình tiếp nhận tác phẩm của học sinh để kịp thời uốn nắn hay bổ sung trong khi trao đổi hay trong phần tổng kết giờ học; mặt khác xây dựng một mơi trường tiếp nhận văn học hấp dẫn, sinh động giữa những chủ thể

người đọc khác nhau.

3. Giờ học đối thoại gĩp phần phát huy quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”, học sinh phải tự tiếp nhận, tự lĩnh hội từ tri thức và năng lực vốn cĩ, phải tư duy năng động sáng tạo, phải tích cực tự

giác. Như vậy tổ chức đối thoại trong giờ học sẽ gĩp phần rèn luyện những phẩm chất tư duy sáng tạo

ở con người học sinh, phù hợp với yêu cầu đào tạo con người mới.

Thơng thường trong lớp học, mọi hoạt động chủ yếu chỉ tập trung vào giáo viên và một số

học sinh chăm phát biểu. Với phương pháp dạy học đối thoại, việc tiếp nhận tác phẩm văn chương trong nhà trường khơng phải chủ yếu là việc thuyết giảng của giáo viên mà là cách thức kích thích,

động viên, khơi gợi để tất cả học sinh trong lớp tham gia hoạt động nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo thẩm mĩ, xuất hiện những ý tưởng mới lạ, táo bạo, độc đáo; chính vì thế, dạy học đối thoại đã và đang

được giáo dục học hiện đại coi là một giải pháp hữu hiệu nhằm lơi cuốn tồn bộ học sinh trong lớp, trong nhĩm vào những hoạt động tiếp thu và điều chỉnh, bổ sung tri thức cho mình.

4. Dù là một hướng đổi mới, dạy học đối thoại vẫn phải dựa trên những phương pháp cơ bản, truyền thống của việc dạy học văn thể thống nhất, hài hồ, bổ sung lẫn cho nhau.

Trong hoạt động đối thoại, chủ thể học sinh vận dụng phương pháp nghiên cứu phát hiện cái mới, biết hồi nghi phê phán, phản biện, đưa ra được những tiêu chuẩn để khẳng định, đánh giá cái mới, cái tốt đúng với tính chất của một chủ thể.

Trong hoạt động đối thoại, chủ thể học sinh muốn thể hiện được mình phải vận dụng phương pháp gợi tìm bằng những câu hỏi của thầy, của bạn hay tự mình đặt ra: đối thoại với thầy, đối thoại với bạn, đối thoại với nhân vật, đối thoại với nhà văn, đối thoại với chính mình...

Trong hoạt động đối thoại, phương pháp tái tạo được thể hiện một cách rõ nét nhất: học sinh sẽ

xuất phát từ kinh nghiệm, tri thức đã cĩ của mình để tiếp nhận tác phẩm; sau đĩ qua đối thoại và bằng

đối thoại, những tiếp nhận cũđược điều chỉnh, bổ sung để hình thành những tiếp nhận mới…

Tĩm lại, với bản chất kế thừa và phát triển của mình, kiểu giờ học đối thoại thực sự là một giờ

học tích cực, giờ học hướng đến học sinh, giờ học phát huy cao nhất ý thức tự giác, năng động sáng tạo

ở học sinh.

5. Mọi hoạt động dạy học hiện đại khơng thể chỉ dừng lại ở việc giúp học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng mà cịn phải hướng đến nhiệm vụ giúp học sinh biết nhận thức, đánh giá, chọn lọc khi liên kết trong tư duy của mình các loại hình nhận thức khác nhau. Chính vì thế, nhiệm vụ hết sức quan trọng hiện nay là nhà trường phải hình thành được cho học sinh kiểu “tư duy đối thoại”, tức là giúp học sinh hiểu rằng một đối tượng bao giờ cũng cĩ thể được xem xét từ nhiều quan điểm khác nhau, rằng những logic nhận thức khác nhau đều quan trọng như nhau… Trong ý nghĩa lớn lao đĩ, giờ học đối thoại cần được chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu sâu rộng hơn nữa trên cả hai phương diện lí luận và thực hành để thời gian tới cĩ thể chính thức phát triển thành một con đường mới trong dạy học văn, gĩp phần làm phong phú thêm những phương pháp, biện pháp dạy học, giúp học sinh tiếp nhận những tác phẩm văn học trong nhà trường một cách hiệu quả.

6. Theo quan điểm quản lí chất lượng tổng thể, sản phẩm của giáo dục chỉ đạt chất lượng khi tồn bộ tổ chức của hệ thống giáo dục cĩ chất lượng; nĩi cách khác, chất lượng của một hệ thống giáo dục chính là chất lượng của các thành phần cấu thành hệ thống giáo dục đĩ, và đánh giá chất lượng của hệ thống giáo dục chính là đánh giá chất lượng của các thành phần tạo nên hệ thống giáo dục đĩ. Liên quan đến các yếu tố cơ bản của chất lượng giáo dục (phương pháp dạy học, mối quan hệ tương tác giữa giáo viên – học sinh, mơi trường sư phạm…), dạy học đối thoại là một giải pháp hữu hiệu cho phép gĩp phần nâng cao hiệu quả chất lượng học tập, sáng tạo những điều kiện để học sinh tự hiện thực hố,

tự khẳng định nhân cách cá nhân của mình, vạch ra tiềm năng sáng tạo của cá nhân, hình thành những phương châm giá trị và phẩm chất đạo đức cần thiết cho những chặng đường học tập và làm việc tiếp theo, gĩp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Thiết kế giờ học tác phẩm " Chí Phèo" theo hướng đối thoại (Trang 76 - 81)