Pauxtôpxki – Đỗ Chu – Những cánh chim trên sóng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Konxtantin Pauxtopxki (Trang 84 - 90)

2. Dấu ấn Pauxtôpxki trong sáng tác của một số nhà văn Việt Nam 1 Pauxtôpxki và Thạch Lam Sự tương đồng có tính ngẫ u nhiên

2.3. Pauxtôpxki – Đỗ Chu – Những cánh chim trên sóng

Trả lời phỏng vấn báo An ninh thế giới, số tháng 2 năm 2009, Đỗ Chu từng nói: “Nhà văn mang cái nhạc chữ, nhạc ý tứ, nhạc tình cảm của bản thân mình để hát lên, góp phần làm đẹp cho cây đời”. Từng mảng màu của đời sống trải ra trên trang văn Đỗ Chu tạo nên bức tranh sống động, kêu gọi con người đi đến vùng đất chan hòa ánh sáng.

Đến với mảng truyện ngắn trữ tình của Đỗ Chu thời kì đầu, ta như bắt gặp vị ngọt ngào của Pauxtôpxki trong phảng phất hơi văn. Hoàng Ngọc Hiến nhận định:

“Ảnh hưởng của văn xuôi Nga Xô viết tới văn học Việt Nam đương đại chắc chắn là có và không thể là nhỏ. Có một số trường hợp nhận ra được. Chẳng hạn, ảnh hưởng của phong cách trữ tình nhẹ nhàng, tinh tế của Pauxtôpxki trong một số truyện ngắn của Đỗ Chu thời trẻ” [25, tr. 136]. Nhận định về phong cách văn xuôi Đỗ Chu, nhà phê bình Bùi Việt Thắng viết: “Nếu được phép phân hạng thì ông là học trò của Thạch Lam, Nguyễn Thành Long (các nhà văn Việt Nam), và C. Pauxtôpxki (nhà văn Nga) và A. Đôđê (nhà văn Pháp)” [17, tr. 742]. Do tính chất của công việc, nhà văn phải đi nhiều, trải nghiệm, đọc nhiều và không ngừng tìm tòi cái mới. Họ luôn phải tự làm mới chính mình, tự trau dồi, học tập kinh nghiệm sáng tác từ tinh hoa của nhiều nền văn học, nhiều đồng nghiệp trên thế giới đồng thời khẳng định nét riêng của mình trong quá trình sáng tạo. Đỗ Chu bộc bạch “có những giai đoạn văn học đến với tôi thật đẹp” [33, tr. 72].

Cũng như Pauxtôpxki, với Đỗ Chu, cốt truyện không phải là yếu tố đóng vai trò trụ cột của tác phẩm. Ông tâm sự: “Với tôi, thường cốt truyện không thành vấn đề lắm” [33, tr. 73]. Đối với loại truyện ngắn trữ tình, tác giả tập trung vào dòng tâm trạng, bầu không khí trong truyện. Yếu tố làm nên “men lạ” trong truyện Đỗ Chu không phải bởi tình tiết gay cấn, cốt truyện li kì mà bởi cách dẫn truyện nhẹ nhàng, lời văn êm dịu, du dương, ý nghĩa triết lí trong những đoạn độc thoại nội tâm như dòng chảy ngầm sâu thẳm bên dưới lớp vỏ ngôn từ. Đỗ Chu quan niệm “cái chân đế của một tác phẩm chính là sự gắn bó với đời sống” [33, tr. 75]. Theo ông, một truyện ngắn hay phải tạo ra “một cuộc gặp gỡ giữa người viết với người đọc, một cuộc gặp

gỡ phút chốc, nhưng để lại một ấn tượng sâu đậm, làm người ta khó quên” [33, tr. 71].

Chất trữ tình đằm thắm, mượt mà tạo nên bầu không khí trữ tình đặc trưng trong văn xuôi Đỗ Chu được tạo nên từ khả năng “nhìn cuộc sống lúc nào cũng như mới, như lần đầu tiên được thấy, trong tất cả dáng vẻ tươi nguyên và đầy ý nghĩa của từng hiện tượng cho dù là có vẻ nhỏ nhặt nhất. Đó chính là cái nhìn tinh tường thu nhận được mọi màu sắc, khả năng dùng ngôn ngữ mà vẽ nên sự vật như hiển hiện, không phải phác tả mà chỉ ra, phơi bày được ra hiện thực, hành vi và tâm thế của con người. Đó là sự hiểu biết về những khả năng của ngôn ngữ, khả năng lật xới lên

được những tầng lớp giàu có chưa hề được khai phá của ngôn ngữ. Đó là khả năng cảm nhận và chuyển đạt chất thơ đậm đà tản mác quanh ta” [35, tr. 8]. Chất thơ trong văn xuôi Đỗ Chu đã làm nên một “hương cỏ mật” khó tìm thấy ở một tác giả nào khác.

Ân tình sâu nặng các nhân vật dành cho nhau trong mối quan hệ khăng khít giữa hậu phương và tiền tuyến, tình đồng đội, tình yêu trong sáng giữa những người lính trẻ là nội dung quán xuyến trong Trung du, Phù sa.Ấy là những con người vượt qua những hi sinh mất mát, vươn tới những xúc cảm thuần khiết của con tim: “Con người tế nhị nổi tiếng này, lần đầu tiên cảm thấy mình bạo dạn và bất chấp tất cả. Anh muốn bay về ngay dưới kia, khi tới khung cửa sổ vẫn có cành dã hương thân thuộc mọi khi, nhìn vào căn buồng nho nhỏ đó, nhìn vào khuôn mặt xiết bao yêu dấu đó, để nói lấy một lời xin lỗi” [8, tr. 31]. Không hứa hẹn, nhiều lời vậy mà họ vẫn chờđợi nhau qua mưa dông lửa đạn, qua những tháng năm dài biền biệt như tình cảm trong sáng, thủy chung giữa Nga và Nhuần trong Đất bãi, Tâm và Trọng trong Tâm s người li. Sự tinh tế trong việc nắm bắt những rung cảm mong manh trong thế giới cảm xúc của con người cộng hưởng với cảm hứng trữ tình đậm đà, sâu lắng được chuyển tải một cách chân thực từ tâm hồn người viết lên trang giấy tạo nên cái duyên, sức hút trong truyện của Đỗ Chu. Cảm hứng ấy từ người viết truyền thẳng vào lòng người và tạo nên một khoang cảm xúc ngọt ngào, bình yên, trọn vẹn.

Theo Pauxtôpxki, cái hồn sống động của thiên nhiên tự nó tỏa ra sức sống trên trang viết chỉ khi nhà văn đặt toàn bộ trạng thái tâm hồn, tình yêu, niềm vui hay nỗi buồn trong sự hòa hợp với thiên nhiên. “Thiên nhiên chỉ tác động tới ta với toàn bộ sức mạnh của nó khi nào ta mang toàn bộ bản chất người của ta vào việc cảm xúc thiên nhiên” [34, tr. 234]. Do đó, ông quan niệm “mỗi một người viết văn xuôi thực thụ đều phải hiểu biết thấu đáo thơ và họa” [35, tr. 15]. Để tạo nên những bức tranh thiên nhiên tuyệt diệu bằng ngôn từ, bên cạnh tình yêu lớn dành cho văn học, Đỗ Chu còn dành thời gian cho giá vẽ, bảng màu. Ông rất coi trọng khai thác vẻ đẹp thiên nhiên trong mối quan hệ lồng ghép bức tranh tâm trạng. Góc nhìn trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Đỗ Chu thể hiện phong cách của một nhà nhiếp ảnh tài hoa: “Từng thảm lúa được cuốn dần về phía chân trời để phô ra từng cánh đồng đất nâu

và những đống rạ thoạt trông có dáng như đám người đang ngồi thu lu bên nhau” [9, tr. 303]. Những bức họa ngôn từ trong tác phẩm của ông đưa người đọc đến miền hương hoa tinh khiết đẹp mơ màng: “Ở đây mùa xuân đến sớm hơn mọi nơi, mới đầu tháng chạp mà hoa đào, hoa lê đã đua nhau nở. Trong khi đó, mùa đông vẫn chưa chịu rút lui, hoa lau còn đang trắng nở trên các triền núi xa, nở trắng bên những con đường lát đá vắng lặng” [9, tr. 31]. Nếu như từng dòng, từng câu viết về miền Mêsora của Pauxtôpxki ta như nghe được cả mạch đập của sự sống thì Đỗ Chu có khả năng tiếp cận vẻ tươi mới của những gam màu, âm thanh, hương vị đặc trưng của vùng đồng bằng trung du Bắc bộ. Cái nắng hanh vàng hắt trên sườn đồi, mùi nồng của đất sau mưa, loài cỏ dại của một miền quê, hình ảnh những con thuyền nằm gối đầu trên bãi cát, đất phù sa của con sông quê hương đều trở thành nỗi nhớ da diết trong trái tim người. Những mảng màu sáng tối, lúc thăm thẳm, khi lấp lóa sáng ngời - sắc nâu của mảnh đất nồng đượm tình quê, cánh đồng chín vàng giữa mùa gặt, màu ráng đỏ rạng ngời như kí ức tình yêu muôn đời sáng mãi trong trái tim người lính trẻ, như một niềm tin được trao gửi trọn vẹn từ người con gái đã ra đi mãi mãi, như một lời cầu chúc bình an đến người dấu yêu từ chân trời xa khuất. Đặc biệt màu đỏ rực của hoa gạo trở đi trở lại trong các thiên truyện Đỗ Chu như thắp sáng một khoảng trời mong nhớ. Bước đi của xuân, hạ, thu, đông trong truyện được ông đặt trong mối giao hòa giữa thiên nhiên và tình người.

Chất lãng mạn trữ tình trong văn Đỗ Chu đượm cái hồn quê làng cảnh Bắc bộ Việt Nam, nơi con người sống gắn bó, sâu nặng nghĩa tình. Phải để tâm hồn mình yêu và hiểu cái hồn của yêu hương như thế nào, Đỗ Chu mới có thể tạo nên một Hương c mt quyến luyến lòng người đến vậy. Trong tâm hồn người học trò xa nhà, mùi hương ấy, nỗi nhớ ấy dường như “cả trong mơ còn thức”: “Những cụm cỏ mật thơm ngào ngạt, những viên đá cuội trắng nõn, tối tối mang đập vào nha tóe lửa, một thứ lửa có mùi thơm thơm như mùi mật ong cháy (…). Chính cái Phương đã bảo em biết cách làm cho cỏ mật còn xanh hết mùi hắc. Chỉ cần buộc túm những cụm cỏ xanh ấy lại, đem phơi nắng rồi hong gió, cỏ mật héo vàng đi, tỏa hương thơm dìu dịu” [9, tr. 42]. Nghe Tịch híp kể chuyện, bao cảm xúc dành cho mảnh đất quê hương sống dậy vẹn nguyên trong tâm hồn đại úy Bài. Với anh, mọi cái trong vườn cò này “thân

thuộc đến mức phải lòng chúng” [9, tr. 49]. Người cha gặp lại chính mình trong ước mơ của con trẻ.

Bên cạnh hương vị quyến luyến, đặc trưng của hồn quê bắc bộ, thế giới trong

Hương c mt, Thung lũng cò còn bừng sáng bởi nụ cười trẻ thơ hồn nhiên, trong trẻo. Luôn giữ cho mình cái nhìn xanh non dành cho cuộc sống -“nhìn tất cả như mới thấy lần đầu – phẩm chất vốn có ở trẻ em và các họa sĩ” [35, tr. 16] - dường như trong từng câu văn viết về tuổi nhỏ của Đỗ Chu chở theo mùi nắng mới tinh khôi: “Tịch híp há miệng cười khanh khách, nghe như cò bợ xúc miệng. Một cơn gió đầu mùa ập tới như muốn tìm bắt tiếng cười thơ ngây ấy” [9, tr. 49]. Đọc truyện Đỗ Chu, lòng người bâng khuâng theo những khoảnh khắc lắng đọng của tâm hồn nhân vật.

Ông rất tài tình trong việc xây dựng bầu không khí bàng bạc chất thơ trong một số truyện. Đó là nhịp đồng điệu giữa hai tâm hồn tinh tế, mẫn cảm trong cách cảm nhận cái đẹp man mác khắp vũ trụ, ẩn sâu dưới lớp vỏ của hiện thực. Ấy là khi người ta chợt hiểu ra hạnh phúc lớn nhất chính là sự hiểu nhau: “Giống như những lớp phù sa giấu kín dưới nó những dải đất sét quý giá, trong con người bình dị kia cũng đang ẩn tàng những tình cảm, những suy nghĩ tốt đẹp mà người ta không thể dễ dàng nhận thấy ngay một lúc được” [9, tr. 17]. Trung du, Mùa cá bt làm nên chất men lãng mạn mới lạ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Cấu trúc văn xuôi của Đỗ Chu mang âm hưởng của những vang âm êm đềm, da diết. Nhịp điệu trong văn ông được tạo nên từ sự cộng hưởng từ âm thanh của cuộc sống thường nhật nơi thôn quê qua cách cảm nhận của tác giả, mạch vận động bên trong của tâm trạng nhân vật và nhịp điệu của câu chữ. Tiếng lòng của thiên nhiên hòa nhịp với âm thanh cuộc sống – tiếng vang của rừng, tiếng ve râm ran, tiếng sóng vỗ, tiếng người í ới gọi nhau, tiếng ồn ã trên bến sông – được câu chữ khắc thành nét duyên dáng trong văn Đỗ Chu. Lời văn của ông trong sáng, rất truyền cảm, “bao giờ cũng thấm đượm chất thơ như chất nước ngọt ngào trong trái táo” [35, tr. 14]: “Năm ấy mưa xuân phủ khắp đồi. Con đường và rải sỏi cứ tươi roi rói như tấm vải điều của mấy bà thợ nhuộm treo phất phơ trước cửa hàng vào những phiên chợ huyện” [10, tr. 109].

Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu cũng thiên về dòng thời gian hoài niệm, hồi tưởng. Đang sống ở hiện tại nhưng nhân vật của ông thường giấu trong lòng nỗi đau đáu về miền kí ức thăm thẳm những buồn vui: “Tôi ngủ ngon lành và khi chợt tỉnh, nhìn ra bên ngoài đã thấy bức tường đá ong rêu của khu thành cổ, những ngọn xoan già lấp ló ở bên trong và mấy dãy nhà hai tầng lợp bằng thứ ngói cũ màu xám.

Đến nhà rồi. Đến mảnh đất trung du của ta rồi. Phố ơi, trường ơi, đường ơi, thành cũ ơi, Bích ơi, những ngày xưa thân ái ơi” [8, tr. 151]. Kể về thực tại mà cũng là quá khứ được lặp lại thành thân thuộc: “Mùa cá bột lại đến. Bây giờ con sông nhỏ chảy qua bãi Thè Le bỗng rộng rãi hẳn ra, phù sa đỏ ngầu, dòng nước sủi bọt chảy về xuôi vội vã. Công việc trong thôn bỗng trở nên bận rộn một cách hứng thú. Người ta bắt đầu bàn với nhau về chuyện con bột, nuôi bột và mọi công việc khác từ nhổ cỏ đay, dận xen vừng ba tháng vào những chỗ đay bị muội hay việc gieo mạ mùa vào ngày tua rua mọc…” [9, tr. 70]. Có những mảnh ghép tồn tại hai lớp thời gian đồng hiện, thời gian hiện thực đan xen với thời gian hoài niệm trong Hương c mt, Thung lũng cò, Ráng đỏ mở ra chiều liên tưởng cho người đọc. Cuộc sống hiện ra trong trang viết của Đỗ Chu cho thấy một tâm hồn nâng niu sự sống trong từng biểu hiện tinh tế, nhỏ nhặt của nó.

Điều cốt yếu của văn học vẫn là vấn đề về con người. Tất cả vì con người, làm sao để con người được tự do, hạnh phúc, được an ủi, được củng cố niềm tin, thắp sáng hi vọng. “Mỗi người chúng ta đều có thể là một ví dụ đẹp trong một đội ngũ rất đẹp. Mỗi ngày chúng ta đang sống là một ngày đầy ý nghĩa trong một cuộc đời rất dài ý nghĩa” [11, tr. 107]. Mong mỏi chuyển đạt trên trang viết hạnh phúc bình dị của con người là con đường nghệ thuật theo đuổi suốt một đời cầm bút của Pauxtôpxki. Trong Ht cát, nhà văn cho rằng chức năng cao cả của nghệ thuật đôi khi chỉ là mang đến niềm vui nho nhỏ cho con người. Quan niệm nghệ thuật của Đỗ Chu cũng không nằm ngoài mục tiêu tất cả vì hạnh phúc của con người. Đó là cốt lõi của nghệ thuật. Ông tự nhận xét về Phù Sa: “Một số truyện trong đó đằm thắm, có duyên, mang lại một ít niềm vui bé nhỏ cho người đọc” [33, tr. 71].

Như vậy, ở mảng truyện ngắn trữ tình, một số nhà văn Việt Nam đã có sự gặp gỡ với Pauxtôpxki trên hành trình gom góp những mảy bụi quý, dâng tặng cuộc đời những đóa hồng vàng có hương thơm bền bỉ cùng tháng năm – hương thơm của tình yêu và ước vọng. Pauxtôpxki từng nói bản thân nghề văn đã là một công việc rất đẹp và cao quý bởi “các nhà văn làm việc vì con người” [35, tr. 23]. Tất cả những gì tốt lành nhất nhà văn tích lũy được, họ đều hào phóng trao tặng cuộc đời.

Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng sâu rộng của văn học Xô viết đến văn học Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử nhất định, ở một số nhà văn nhất định, trong một giai đoạn sáng tác nhất định. Bên cạnh sự tác động từ lịch sử, thời đại, văn hóa, có thể nói giữa Pauxtôpxki và một số nhà văn Việt Nam có sự gặp gỡ của tâm hồn với tâm hồn trên hành trình chắt chiu cái đẹp. Nếu như tại Nga, những người yêu văn học vẫn hành hương về miền Mêsora như tìm về một “miền đất hứa” thì tại Việt Nam, những trang viết tươi tắn nắng ấm, lấp lánh hi vọng của Pauxtôpxki vẫn tiếp tục cuộc hành trình đến với với tâm hồn Việt với một sức hút kì lạ.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Konxtantin Pauxtopxki (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)