Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Konxtantin Pauxtopxki (Trang 52 - 69)

CỦA TRUYỆN NGẮN KÔNXTANTIN PAUXTÔPXKI 3.1 Cốt truyện và kết cấu

3.2.2.Không gian nghệ thuật

*/ Không gian tỉnh lị

Qua truyện ngắn Pauxtôpxki, ta có thể nhận thấy ông yêu không gian trầm lặng của những tỉnh lị nhỏ. Phong cảnh đìu hiu, nếp sống lặng lẽ nơi này đi vào văn xuôi Pauxtôpxki với vẻ duyên dáng đặc biệt của nó. Trong cái không gian vắng vẻ ấy, khách phương xa đến hay người đi xa trở về bao giờ cũng được đón chào bằng tình người ấm áp. Vẻ hiu quanh của Navôlôki chìm trong màn mưa bụi lúc nửa đêm khiến bước chân mỏi mệt của viên sĩ quan chẳng nỡ rời xa. “Chàng bỗng thấy muốn ở lại đây.Chàng yêu những tỉnh lị Nga, nơi đứng ở thềm nhà cũng có thể nhìn thấy những cánh đồng cỏ bên kia sông, những con đường rộng bò lên núi, những chiếc xe chở rơm trên những chuyến phà” [34, tr. 311]. Chính Kuzmin cũng không thể lí giải vì sao chàng thấy yêu cái tỉnh lị bé nhỏ ven sông này đến thế. Phải chăng nỗi buồn tự thân nó đã có vẽ quyến rũ đặc biệt. Còn Tachiana chợt thấy gắn bó tha thiết với cái tỉnh lị nhỏ nơi có biết bao ngôi nhà cổ xưa như nhà của cụ Pôtapốp. Nàng yêu cái cuộc sống bình lặng của nó trong những ngày đông tuyết phủ đầy, tiếng cánh cửa

hàng rào kêu ken két, tiếng ngọn đèn dầu hỏa nổ lép bép trong đêm tối vắng lặng, yêu cả làn hơi nước êm đềm trên mặt sông. Không gian nghệ thuật của Tuyết mở đầu bằng màu trắng xóa lạnh lẽo của mùa đông khắc nghiệt nhưng kết thúc truyện, không gian chuyển sang màu hồng rực của hoàng hôn cuối chân trời. Chính ngọn lửa của tình yêu, hi vọng đã làm cho toàn bộ không gian của Tuyết sáng bừng lên giữa lúc vạn vật chìm trong tuyết trắng. Tuyết là bài ca về tình yêu quê hương tha thiết của những con người Nga nhân hậu, thắm tình. Tình người sâu nặng tạo nên sức hút kì lạ của những tỉnh lị Nga hẻo lánh vốn chìm trong nếp sống tĩnh lặng, êm ả. Một sáng mùa đông tuyết nhẹ rơi. Bên kia sông thuộc làng Zabôriê, những phương trời xa mang một màu xám phơn phớt xanh. Thiên nhiên dường như muốn tiễn đưa cụ Katêriana về với Chúa trong dáng vẻ nghiêm trang của tiết trời. Nỗi đau cũng dịu di bởi hơi ấm của tình làng nghĩa xóm. Pauxtôpxki vẫn thường nói với chúng ta về giá trị vĩnh hằng ẩn sau những điều giản dị.

Với tình yêu tha thiết dành cho từng bụi cây, ngọn cỏ trên khắp nẻo đường Tổ quốc thân yêu, nhà văn đã chuyển tải lên trang viết cái hồn sâu lắng của những vùng đất ông đặt chân đến. Đó là những tỉnh lị phản ánh rõ nét diện mạo, nếp sống của nước Nga cổ xưa trong kí ức tác giả: “Thị trấn Arzamax ngày xưa còn lại trong trí nhớ tôi như một nơi đầy táo và vô số nhà thờ. Ngoài chợ, chỗ nào cũng thấy những làn táo to tròn, vàng óng, nhìn về phía nào cũng thấy chóp tròn nhà thờ cũng óng vàng như trái táo – có cảm tưởng rằng thị trấn này được bàn tay những cô thợ khéo léo ngồi trong xưởng kim tuyến thêu lên” [35, tr. 182]. Những tỉnh lị nhỏ này là nơi chôn nhau cắt rốn của biết bao thiên tài nghệ thuật của nước Nga. Với Sêkhôp và Pauxtôpxki, những tỉnh lị nhỏ trên khắp nước Nga đều giản dị và đáng yêu như mảnh đất văn hào Bunhin từng sống quãng đời ấu thơ: “Hầu như tất cả các thị trấn hẻo lánh của chúng ta đều giống nhau, đều “rất Êfriônôp” (chữ dùng của Sêkhôp) với những khu vườn tu viện xơ xác, với khuôn mặt các vị thánh đắp bằng đất gắn trên cổng đá các nhà thờ, với những vòng lục lạc gắn trên cỗ xe tam mã của viên quận tưởng cảnh sát, với trại giam xây trên bãi chăn bò, với trụ sở hội đồng tự quản địa phương – ngôi nhà duy nhất mà ngoài cửa vào có ngọn đèn chiếu sáng…” [35, tr. 90]. Tình yêu dành cho các tỉnh lị Nga là điểm gặp gỡ giữa các nhà văn và nhà hội

họa Nga. I. Bunhin yêu tha thiết những tỉnh lị đìu hiu, vắng lặng trên Tổ quốc thân thương: “Có một cái gì đó hết sức đặc biệt trong những đêm ấm áp và sáng sủa ở các huyện lị Nga dạo cuối hè. Thật là bình yên, thật là thư thái biết bao” [35, tr. 451]. Từ thuở bé thơ, Kuprin-tác giả của Chiếc vòng huyn - đã khắc ghi bóng dáng hẻo lánh, buồn tẻ của thị trấn Narốptrat vào tâm khảm . Để yêu được những tỉnh lị ấy, cần phải sống ở đó một thời gian đủ để nhận ra vẻ đẹp thật sự ẩn giấu sau vẻ nghèo nàn, u sầu của nó: “dần dà anh sẽ cảm thấy chất thơ của những cánh đồng trải rộng xung quanh, chất thơ của những buổi hoàng hôn mờ đi trong bụi thỉnh thoảng bốc lên từng đám…, những cây si đón làn nước mưa ấm áp, những chú bé mặt đầy tàn hương và những buổi chiều khô hanh…” [35, tr. 61]. Đó là tình cảm thuần khiết của người con dành cho mảnh đất nơi mình sinh ra. Tình yêu nước luôn thao thức trong trái tim những người con của nước Nga vĩđại. Bao tinh hoa của tính cách Nga, tâm hồn Nga đã ra đời tại những xóm làng heo hút này.

Lêvitan yêu thiên nhiên Nga theo cách riêng của ông. Vẻ đẹp của những tháp chuông nhà thờ vàng óng trong ráng chiều, bầu không khí trong sạch, tĩnh lặng của những tỉnh lị ven sông Vônga hóa thành bất tử dưới bàn tay tài hoa của nha danh họa. “Trong bức “Sau trận mưa” có cả vẻ tuyệt kì của những chiều sẩm tối mưa rơi trong một tỉnh lị bên bờ sông Vônga” [91, tr. 519].

Trong Pari chc lát, giữa cảnh đẹp thơ mộng của thành phố được mệnh danh là kinh đô ánh sáng Tây Âu, tâm thức nhà văn chợt sáng bừng trước tình cảm mới dành cho đất nước: “Ở Pari, tôi hiểu ra rằng sự làm quen với thành phố danh tiếng đó đã làm mạnh hơn tình yêu của tôi đối với nước Nga” 34. Đất nước của mình, quê hương của mình, gia đình của mình, tình yêu của mình - cái “của mình” khi nào cũng làm lòng ta tĩnh lại và trái tim ta tràn ngập sự dịu dàng” [34, tr. 471]. Trước khi vĩnh biệt thế gian, Kuprin viết “trên quê hương, thậm chí hoa cũng tỏa một mùi thơm đặc biệt” [35, tr. 88]. Đi bốn phương trời, tìm kiếm và ngợi ca sức quyến rũ phong cảnh xứ người nhưng cuối cùng nhà văn vẫn khẳng định một chân lí “trên thế giới này, không có nơi nào thân yêu hơn là nước Nga” [35, tr. 80]. Không gian - thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Pauxtôpxki biến đổi đa chiều, đa dạng song tất cả đều phù hợp với quy luật vận động của cảm xúc trong thế giới tâm trạng nhân vật.

*/ Không gian hành trình

Cái ngẫu nhiên trong truyện Pauxtôpxki gắn liền với những cuộc gặp gỡ tình cờ của các nhân vật trên sân ga, chuyến tàu. Kuzmin chia tay Ônga trên bến tàu thủy trong ánh bình minh mờ mờ phía đường chân trời sũng nước mưa. Cuộc gặp gỡ thoáng chốc trở thành nỗi ám ảnh một đời. Sân ga, bến tàu còn ghi dấu kỉ niệm về lần chia xa đầy lưu luyến, khắc khoải của tác giả với thành phố được mệnh danh là kinh đô ánh sáng của Tây Âu: “Những ngọn hải đăng mất ngủ trên bờ biển Pháp đang chiếu sáng. Và cũng như trước cuộc gặp gỡ với Pari, và giờ đây vì sự chia tay với thành phố ấy, tim tôi lại bắt đầu đập một cách nặng nhọc” [34, tr. 487]. Bến tàu thủy tại Bêlôderxcơ trong Cây tường vi là nơi chứng kiến những giọt nước mắt của người mẹ già tiễn đưa con lên đường đi công tác: “một bà cụ nhỏ bé, mặc áo vải hoa màu xám, khóc thút thít ở trên bến” [34, tr. 250]. Sân ga, bến tàu là nơi chia xa cũng là nơi hội ngộ, đoàn tụ. Sân ga là nơi Pêtrốp vô tình được nghe thấy giọng nói êm dịu, đầy lo âu như những đêm tháng chạp của một thiếu phụ khiến chàng không thể nào quên. Tranh thủ đợt nghỉ phép, chàng đã tìm gặp người con gái ấy trên chính sân ga năm nào: “Trên sân ga, gió từ sa mạc thổi về làm bay tuyết khô. Pêtrốp yên lặng, nhưng anh tưởng rằng anh đã nói hết với Elêna Pêtrốpna” [34, tr. 329]. Sân ga đông đúc của hiện tại và sân ga rét buốt năm nào như vượt qua bức tường vô hình của thời gian để cùng cất lên khúc song tấu “nơi tình yêu bắt đầu”. Bến tàu thủy trong truyện của Pauxtôpxki là nơi ghi dấu kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ “những chú bé hay đứng

trên bến tàu cầm chiếc cần câu cong queo để câu cá chép, vẻ mặt trầm ngâm” [34, tr. 250]. Năm 1902, trên chuyến tàu từ Kiep đi Brianxcơ đánh dấu cuộc gặp gỡ

đầu tiên của cậu học sinh dự bị của trường trung học với phong cảnh miền Trung Nga. “Đây là lần đầu tiên tôi được trông thấy nước Nga miền Trung. Tôi mê xứ sở này còn hơn cả Ucraina. Nó hoang vắng hơn, mênh mông hơn và hoang dã hơn. Tôi yêu thích mọi thứ đây: những cánh rừng, những con đường mọc đầy cỏ dại, những cuộc trò chuyện của người nông dân…” [36, tr. 149]. Mối tình nảy nở từ dạo ấy Pauxtôpxki vẫn mang trong tim suốt cuộc đời.

Trạm đỗ, bến dừng trên những chặng hành trình còn là nơi đánh dấu bước ngoặt, sự trưởng thành trong nhận thức của con người. Trong Bc đin, sân ga là nơi

chứng kiến những giọt nước mắt hối hận muộn màng của Naxtia: “Naxtia đứng bên cửa bán vé, môi run run, nàng không nói được và biết trước rằng nếu nói thì chỉ được tiếng đầu tiên nàng đã khóc òa” [34, tr. 324]. Nhờ lòng tốt của chị bán vé, nàng kịp lên tàu song khi về đến quê nàng biết rằng người làng đã chôn cất mẹ nàng từ hai hôm trước. Trong Âm nhc Vécđi, ra đến sân ga, Xônxeva chưa hết xúc động trước tấm lòng hào hiệp bất ngờ của những chiến sĩ hải quân chiến hạm đỏ. Chính họ đã lập tức dừng buổi diễn để đưa nàng nhanh chóng trở về bên người em trai trước cuộc phẫu thuật. Chuyến tàu trong truyện Pauxtôpxki còn là không gian hội ngộ của những người kiếm tìm cái đẹp. Chuyến tàu tốc hành Ximêrôphôn trở thành cầu nối giữa bác nhà văn, họa sĩ, anh thanh niên chuyên sưu tầm chuyện dân gian và cô bé Natxia. Họ hẹn nhau vào một ngày không xa sẽ tái ngộ ở ngôi làng nhỏ, chung sức dựng xây nơi đây thành một làng trù phú, ăm ắp tình người.

Sân ga trong Người thy đầu tiên là chứng nhân lặng thầm của cuộc chia xa không hẹn ngày gặp lại, là nơi lưu giữ kỉ niệm suốt một đời thao thức: “Về sau đã bao lần tôi đi qua ngôi nhà ga vùng núi nấp dưới bóng phong dương này! Tôi thường có cảm giác như đã vĩnh viễn để lại một nửa trái tim ở nhà ga ấy” [1, tr. 429]. Trong ánh hoàng hôn màu tím nhạt bảng lảng bao phủ khắp sân ga chiều xuân hôm ấy, tưởng như tiếng Đuysen gọi Antưnai vẫn vang vọng mãi giữa thảo nguyên ngút ngàn: “Antư - ư - na - a - ai”. Tiếng gọi thê thiết cất lên từ đáy sâu tâm khảm, chứa chất bao điều không thể nói thành lời của Đuysen. Người tái sinh cô một lần nữa đã gọi Antưnai bằng những cái tên xiết bao thương yêu, trìu mến: “ngọn lửa nhỏ của thầy”, “dòng suối mát trong của thầy”, “ngôi sao sáng của thầy”. Có những cuộc chia li không hen ngày gặp lại nhưng ấn tượng của nó không bao giờ phai trong trái tim người ra đi lẫn người ở lại.

Sân ga, bến tàu là bối cảnh quen thuộc, trở đi trở lại trong các sáng tác của Bunhin. Trong Say nng, Nhng tm danh thiếp, i bến tàu là nơi

nảy sinh những mối tình định mệnh, những cuộc gặp gỡ trong thoáng chốc và để lại dư âm thăm thẳm trong tâm hồn. Những chuyến tàu trong Nàng Lika, Kapka, Mt chuyn tình nho nh là nhịp cầu đưa những đôi lứa đến với nhau.Sân ga, bến tàu là không gian hội ngộ đồng thời cũng là nhân chứng lặng thầm của những cuộc

chia li đầy lưu luyến. Sân ga trong Hơi th nh còn là chứng nhân câm lặng trước cái chết đau đớn của nữ sinh Olia – hiện thân của vẻ đẹp hoàn hảo và sức sống tuổi thanh xuân. Là bối cảnh cho những mối tình không trọn vẹn, dạng thức không gian nghệ thuật này trong truyện của Bunhin để lại những ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc.

Trong truyện ngắn Pauxtôpxki ta không chỉ nhận thấy sự vận động bề mặt của chiều không - thời gian vật lí, dòng vận động của cuộc sống đời thường mà còn có cả sự vận động bí ẩn, thầm kín, hết sức tinh tế và chân thực trong tâm hồn nhân vật.

*/ Không gian tâm tưởng

Không gian tâm tưởng là yếu tố tạo nên bầu không khí trữ tình đặc trưng cho thế giới nghệ thuật truyện ngắn Pauxtôpxki. Không gian nghệ thuật ấy gắn với mạch cảm xúc tinh tế trong thế giới tâm hồn nhân vật. (Huyen van hien tr.52,53)

Không gian tâm tưởng trong truyện của Pauxtôpxki thể hiện qua dòng hồi ức, sự cắt dán không gian quá khứ vào không gian hiện tại. Không gian trong Bc đin

khắc họa nỗi cô đơn của người mẹ già chốn thôn quê ngày đêm mong mỏi con gái yêu trở về trong tuyệt vọng: “Gió hắt bên ngoài cửa sổ, trên những cành trơ trụi, vặt đi những chiếc lá cuối cùng. Ngọn đèn run rẩy trên bàn. Nó như sinh vật độc nhất trong ngôi nhà bỏ hoang này, không có ánh lửa yếu ớt ấy bà Katêrina không biết làm thế nào có thể sống được đến sáng” [34, tr. 331]. Sự quạnh quẽ của ngôi nhà và nỗi mong ngóng con khiến bà lão cảm thấy cảnh vật xung quanh nhuốm màu ảm đạm, trơ trọi. Không gian, cảnh vật quanh ngôi nhà vùng quê trong mùa thu héo úa hoàn toàn phù hợp với nỗi đau khổ thầm lặng trong tâm hồn bà Katêrina vào những ngày cuối cùng của cuộc đời. Dù đó là không gian qua sự miêu tả của người kể chuyện nhưng ta vẫn thấy rõ ràng nó đã được soi chiếu từ tâm tư của nhân vật. Hay cảm giác xa lạ của Nikôlai đối với chính quê hương mình khi ở nơi đó anh không còn người thân nữa: “Nikôlai đi về phía bờ sông, trên cao là một bầu trời xanh xám. Tuyết lơ thơ bay chênh chếch giửa trời và đất. Mấy con quạ bước đi bước lại trên con đường có những đống phân ủ. Trời sẩm tối, gió thổi từ bên kia bờ sông, từ những cánh rừng, làm anh chảy nước mắt” 34[ ]. Cũng trong cái không gian ấy, Nikôlai cảm thấy ấm áp khi mọi thứ vẫn nguyên vẹn như trong kí ức của anh. Vẫn con đường dẫn tới phong đình đã được dọn sạch, vẫn con mèo Ackhip lười biếng, vẫn chiếc đàn dương cầm đã được

lên dây sẵn, vẫn những cây nến hình xoắn ốc đang cháy…, những hình ảnh quen thuộc cùng với tình người chân thành đã làm cho cảm giác lạnh lẽo ban đầu trong anh tan biến. Trong truyện ngắn Bi quí, khi Samet gặp lại Suzan thì hạnh phúc tràn ngập cả không gian: “Suzan ở nhà Samet năm ngày. Năm ngày ấy, mặt trời kì lạ cất lên thành Pari. Hết thảy mọi ngôi nhà, kể cả những nhà cũ nhất, ám khói, tất cả những khu vườn, thậm chí cả cái hang của Samet nữa đều rực rỡ trong những tia sáng của vầng thái dương ấy, như là những báu vật” [34, tr. 16 ].

Không gian tâm trạng trong Người đầu bếp già là không gian được thiên tài âm nhạc Môda vẽ bằng những phím đàn: “Đêm đang đen bỗng thành màu lam nhạt, rồi lại thành màu da trời và ánh sáng ấm áp đã từ nơi nào trên cao rơi xuống. Trên những cành khô của cây cối vườn cụ những bông hoa trắng đang nở…, tia nắng đầu tiên đã rơi xuống bức tường đá, sưởi ấm cho nó và từ đó hơi nước đang bốc lên... Còn trời thì cứ cao lên mãi, xanh thêm mãi, đẹp thêm mãi và từng đàn chim đang bay trên thành Viên cổ kính của chúng ta về phương Bắc” [34, tr 375]. Tiếng đàn huyền

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Konxtantin Pauxtopxki (Trang 52 - 69)