CỦA TRUYỆN NGẮN KÔNXTANTIN PAUXTÔPXKI 3.1 Cốt truyện và kết cấu
3.2. Thời gian và không gian nghệ thuật 1 Thời gian nghệ thuật
3.2.1. Thời gian nghệ thuật
*/ Hương bốn mùa
Chu trình xoay vòng bất tận giữa ngày và đêm trong không gian và thời gian hòa với muôn vàn mảnh ghép của màu sắc trên trái đất biến chuyển liên tiếp, mở ra không gian vô tận của cái đẹp.
Từng tháng, từng mùa lưu lại hương vị rất riêng trong văn Pauxtôpxki. Tháng ba, những ngày chớm xuân, giữa màn sương mờ đục, dòng sông hiện ra như dải lụa bạc vắt ngang thảo nguyên: “Từ phía xa hiện ra con nước lũ mùa xuân xanh xanh, trên dòng sông thảo nguyên ấy là khoảng trời bao la xanh dìu dịu. Yên lặng bao bọc mọi ngả – từ thảo nguyên, từ xóm nhỏ bình yên nằm trên sườn đồi thoai thoải” [3592, tr. 53]. Pauxtôpxki dường như rất yêu màu xanh – màu của sự êm ái, dịu dàng. Màu
xanh tháng ba nghiêng đổ từ bầu trời rót tràn mặt đất. Vạn vật hòa quyện trong sắc xanh hư ảo, xanh trời pha trắng bạc của nước sông, xanh cỏ pha nắng vàng. Vạn vật chìm trong khói sương hư hư thực thực mà tuyệt đẹp.
Trong Chiếc nhẫn bằng thép, mùa xuân hiện ra qua đôi mắt trẻ thơ của Varusa với tất cả màu sắc, vẻ đẹp của nó trong ánh sáng thần tiên như câu chuyện cổ tích:
“Có cái gì ngân vang trong rừng như có ai đang lắc những quả chuông nhỏ. Varusa cúi xuống nghe ngóng và giơ cả hai tay ra. Những bông hoa tuyết điểm tuyết trắng rung rinh chào đón bình minh, mỗi bông hoa đều ngân nga như trong đó có một con bọ dừa đánh chuông và đang đập chân vào những sợi mạng nhện bằng bạc” [3491, tr. 353]
Hòa nhịp với sắc màu tuổi thơ ấy là sắc nâu già của đống gỗ trong nhà cụ Kudơma, màu lam của khói thuốc lá tỏa ra từ người cụ, màu sáng biếc của mấy ngôi sao chưa tắt, ánh vàng nhẹ của vầng dương ấm áp lặng lẽ tỏa trên mặt đất, màu trắng của hoa điểm tuyết, màu phấn vàng của chùm hoa bồ đào… Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân sống động, xinh tươi. Tình yêu quê hương đất nước nảy nở từ tình yêu khung cảnh thiên nhiên bình dị quanh nhà.
Mùa hè gắn liền với những đêm trắng nở rộ vào tháng sáu, “mãi chín giờ tối mặt trời mới lặn” [34, tr. 376]. Mùa hè ghi dấu trong truyện của ông bằng vẻ mơ mộng, huyền ảo của những đêm trắng ngắn ngủi để lại ấn tượng về kiếp sống mỏng manh của cái đẹp. Kỉ niệm về mùa hè còn là “những cơn mưa rào ấm áp, những buổi hoàng hôn trong suốt, những cánh hoa đoạn bay dưới chân” [3491, tr. 289]. Mùa thu với bầu không khí phẩng phất mùi nấm, với những chiếc lá vàng trải dài mặt đất trong Lẵng quả thông: “Trời đang thu. Nếu ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang trải trên ngọn đồi” [34, tr. 385]. Người đọc như chìm đắm trong cái khí trời lạnh lạnh trong suốt của mùa thu Nga: “Đêm mùa thu đến rất chậm, mỗi bước đi của nó dừng lại mà mãi vẫn không sao dừng hết những tia nắng cuối cùng của buổi chiều tà ra khỏi vũng biển sâu”
[3491, tr. 239]. Giữa không gian gợi bao nhớ nhung đầy vơi, “quê hương thân thiết đến từng đường vân li ti trên tấm lá hoàn diệp liễu, đến tiếng đàn sếu kêu lao xao mơ
hồ vọng xuống từ trời cao mát dịu” [3592, tr. 29]. Cảnh thu, sắc thu, tình thu trong truyện Pauxtôpxki là những rung động mong manh, tinh tế của tâm hồn mỗi độ thu về: “Mùa thu có rất nhiều đặc điểm, nhưng tôi không chú ý ghi nhớ. Tôi chỉ biết chắc chắn một điều là không bao giờ tôi có thể quên được nỗi buồn thu ấy, nó gắn bó một cách kì lạ với cái thanh thản trong tâm hồn và những ý nghĩ giản dị. (…). Điều quan trọng là cảm thấy mùa thu, là dòng tình cảm và ý nghĩ mà mùa thu gợi nên” [3491, tr. 91]. Ta như cùng Pauxtôpxki tận hưởng một cảm giác bình yên vô hạn trong “cái trong lành diệu vợi của khoảng trời đêm thu đen huyền bí ẩn, hương vị ngai ngái của lớp băng mỏng đầu tiên làm nước đọng lại về đêm” [35, tr. 302]. Và trên tất cả, với Pauxtôpxki, mùa thu là “một tuyệt tác vô cùng của thiên nhiên, món quà nâng đỡ tâm hồn anh, gợi cho anh nhớ rằng cuộc đời chung quanh chứa đầy giá trị và ý nghĩa”
[3592, tr. 302]. Hương vị nồng nàn, quyến luyến của mùa thu gắn với nguồn cảm hứng bất tận của bao thi nhân mặc khách. Trong thời gian Êđua Griđơ sáng tác bản nhạc dành tặng Đanhi thì trời đã chuyển từ thu sang đông: “Một bông tuyết rơi, ngập ngừng, lơ lửng giữa từng không” [3491, tr. 390] đậu lại trên khung cửa nhà Griđơ, ngẩn ngơ trước cái đẹp được tạo ra bởi tài năng sáng tạo tuyệt vời của con người.
Song hành với bước đi của thời gian, thiên nhiên vạn vật luôn được Pauxtôpxki soi chiếu từ góc độ cảm xúc, phù hợp với những quy luật vận động bí ẩn của tâm hồn. Giữa cái lạnh của tuyết, bao âu lo, phấp phỏng trong nỗi mong chờ hạnh phúc cuối cùng cũng được đền đáp khi người ta mang đến cho Pêtrôp bức điện vỏn vẹn vài chữ: “Đón em ngày hai mươi” [3491, tr. 329]. Bức điện đã “biến cả thế giới thành chiếc cầu vồng trắng” [3491, tr. 330]. Ngay cả vũ trụ cũng đẹp hơn lên vì điểm tô cho tình người. Pauxtôpxki gom nhặt lửa yêu thương để thắp sáng mùa đông trong trang viết của ông. Thiên nhiên Nga diễm lệ, trữ tình với muôn vàn cung bậc sắc màu trở thành bất tử trong văn Pauxtôpxki không chỉ bởi nét đẹp thiên tạo mà vẻ đẹp của thiên nhiên luôn được soi chiếu từ vẻđẹp của tâm hồn con người.
Trong dòng luân chuyển không ngừng của thời gian, bốn mùa nào có tuổi. Bước đi của xuân, hạ, thu, đông in dấu trên thiên nhiên Nga trở thành bất tử trong trang văn Pauxtôpxki qua những bức tranh ngôn từ vẽ bằng sắc màu và nguồn mạch
tình yêu cuộc sống. Tài năng nghệ thuật của Pauxtôpxki thể hiện qua việc nhà văn nắm bắt những rung động tinh tế của con người trong mạch vận động đa chiều của không – thời gian hiện thực và tâm lí.
*/ Thời gian tâm trạng
Truyện ngắn Pauxtôpxki phần lớn được triển khai theo dòng cảm xúc của nhân vật nên thời gian nghệ thuật trong sáng tác của ông đa phần là thời gian tâm lí. Con người cảm nhận cuộc sống qua thời gian không phải bằng trực giác, không phải qua sự đo đếm mà bằng tâm trạng. Trong truyện Cây tường vi, mở đầu truyện là thời gian hiện tại: Vào một đêm sương mù ở một vùng đất mới. Chính cái thời gian ấy cùng với những cảnh vật nơi đây đã làm nảy sinh tâm trạng - Masa hồi tưởng lại quãng thời gian khi còn là sinh viên và hình dung về tương lai với tâm trạng băn khoăn lo lắng khi đến vùng đất mới trong quãng thời gian tiếp sẽ ra sao. Tuyếtđưa chúng ta đến với một cuộc gặp gỡ bất ngờ không định trước giữa Nikôlai và Tachiana. Ta như cảm nhận từng giây phút xao động của nhân vật: “Mỗi phút, mỗi giây trong ngôi nhà này đối với anh thật sự quý báu và anh không muốn bỏ mất phút nào… Anh nghe thấy tiếng lật giở các trang sách loạt soạt: chắc Tachiana còn đọc sách [34, tr. 283]. Thời gian như ngưng đọng để cùng họ tận hưởng sự ngọt ngào của hạnh phúc “hoàng hôn mờ vẫn còn cháy đỏ, mãi không sao tắt được” [34, tr. 284]. Nếu trong
Tuyết, nhân vật sống với những khoảnh khắc của sự gặp gỡ trước một tình yêu chợt đến thì Bức điện là sự kéo dài vô tận của thời gian trong cảm nhận của một con người cô đơn. Bà Katêrina khao khát được gặp đứa con gái thân yêu – niềm an ủi và hi vọng của cuộc đời bà: “Đêm dài và nặng nề như những cơn mất ngủ. Những buổi bình minh và ngày càng chậm chạp thêm, ngày càng đến muộn hơn và bất đắc dĩ lắm chúng mới le lói qua những cửa kính lâu ngày không cọ rửa” [34, tr. 333]. Tuổi già với nỗi cô đơn, bà cảm thấy thời gian như dài hơn: “Cả một đời người tưởng cũng chẳng dài bằng một mùa thu này” [34, tr. 335].
Pauxtôpxki tập trung thể hiện những khoảnh khắc lóe sáng, lắng đọng của dòng cảm xúc. Đó là khi tâm hồn đột nhiên được đánh thức bởi một cảm nhận mới mẻ: “Tôi ngạc nhiên trước cái kiều diễm của bầu trời phương Đông. Trước ánh hào
quang yếu ớt, trong trẻo của nó, cho đến khi hiểu ra rằng một bình minh mới đang hé rạng” [34, tr. 80].
“Lát cắt” của dòng tâm trạng trong truyện Pauxtôpxki còn là thời khắc ghi lại vẻ đẹp rực rỡ nhất của đời người để rồi sau đó mỗi người trong số họ lặng lẽ gom kỉ niệm ngọt ngào ấy vào miền kí ức và trở về với cuộc sống đời thường với bao bề bộn: “Đoạn kết của cuộc tình quá ngắn ngủi. Nó kết thúc ngay trạm đỗ đầu tiên, khi nàng bước xuống. Nhưng đồng thời Alan biết mối tình đó sẽ không có đoạn kết bởi vì còn có trí nhớ và vì trí nhớ sẽ chắng để ta yên” [34, tr. 355]. Mối tình này làm ta nhớ đến
Say nắng của Bunhin - mối tình trong khoảnh khắc mà thành vĩnh cửu: “Cả quyết với anh rằng, em hoàn toàn không phải như người mà anh đã tưởng tượng về em. Chưa bao giờ và sẽ không bao giờ trong đời em lại có gì giống với cái điều vừa xảy ra. Đúng là một màn đen đã đổ sập xuống tâm trí em. Hay, đúng hơn, cả hai ta đều bị một cái gì như say nắng…” [515, tr. 275]. Dư âm của cơn say trở thành nỗi day dứt khôn nguôi trong tâm tư viên sĩ quan trẻ. Chia tay nàng, chàng mới chợt nhận ra rằng đây thực sự là một tình yêu lớn. Nàng mãi mãi là sự nuối tiếc suốt đời của chàng. Pauxtôpxki làm cho khoảnh khắc trở thành bất tử bởi thứ văn thuần khiết như giọt sương sớm trong suốt, lời văn dạt dào cảm xúc và tình yêu. Nhà văn thấu hiểu và trân trọng những khát vọng chân thật, sâu thẳm của con người trong những biểu hiện tinh tế nhất của đời sống thường nhật. Bunhin tìm đến sự vô cùng, vô tận của của cái đẹp bằng cách lưu giữ những giây phút bất tử của đời người qua những mối tình đầy day dứt, ám ảnh.
Điều đáng chú ý là truyện của Pauxtôpxki luôn hướng về dòng hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ. Khi thể hiện sự hoài niệm ấy trong tác phẩm của mình, ông “không vội vàng, không tất bật mà lặng lẽ chỉn chu ghi lại cái dòng ý tưởng kia trôi đi từ cả ngọn nguồn sâu xa của những gì ông từng nếm trải, những buồn vui, nụ cười và nước mắt ông đã từng cảm hiểu trên chính cơ thể mình” [35, tr. 308]. Trong dòng hồi tưởng ấy lúc nào cũng tồn tại một kí ức đẹp đẽ, không thể nào quên. Đó là kí ức của Đanhi khi nhận được món quà của Grigơ, cô hồi tưởng về quá khứ, về một lời hứa nơi cánh rừng già ngày xưa cách đây mười năm. Niềm hạnh phúc nghẹn ngào khiến
cô cảm động rơi nước mắt và muốn gặp lại người nhạc sĩ ấy để nói một lời cảm ơn. Ở chiến trường, Nikôlai cũng nhớ về quê hương với ngôi nhà ấm áp và người cha thân thương của mình: “Con luôn nhớ đến cha, đến ngôi nhà của cha con ta, đến tỉnh lị của chúng ta. Tất cả những cái đó xa xăm quá, tưởng như ở đâu mãi chân trời” [34, tr. 277].
Trong các tác phẩm viết về chân dung người nghệ sĩ, Pauxtôpxki gần như sống với quá khứ, trân trọng quá khứ. Ông trở thành người nghệ sĩ của hoài niệm để nhớ lại những ngày đã qua, như khi viết về Bunhin: “từ khi còn học ở trường phổ thông, tôi đã bắt đầu đọc về Bunhin35. Hay trong Gặp gỡ với Ôlêsa:tôi đã nhiều lần gặp gỡ Ôlêsa, mỗi lần gặp gỡ đều đọng lại trong trí nhớ của tôi, và có những cuộc gặp gỡ tôi nhớ suốt đời” [35 ]. Những kỉ niệm đã qua trở thành hồi ức êm đềm, đọng lại nơi thẳm sâu kí ức của tác giả.Những bước đi của tháng năm, những dấu mốc của cuộc đời Pauxtôpxki bao giờ cũng gắn liền với những sự kiện khó quên. Dòng thời gian tâm trạng, hồi ức trong truyện Pauxtôpxki còn gắn với những hoài niệm của tác giả về tuổi thơ, thời thanh xuân, quá trình tự đúc rút cho mình kinh nghiệm sống và sáng tác, kỉ niệm thân thương với các đồng nghiệp. Những kí ức ấy đã được chắt lọc qua tháng năm, chỉ những gì lắng đọng nhất được giữ lại trên trang viết.
Pauxtôpxki dành cho người kể chuyện cổ tích Anđecxen một tình cảm đặc biệt: “Tôi làm quen với Crixtan Anđecxen khi tôi lên bảy. Cuộc gặp gỡ xảy ra vào một buổi tối mùa đông vẻn vẹn vài giờ trước khi bước vào thế kỉ hai mươi. Người kể chuyện cố tích vui tính nước Đan Mạch đã đón tôi trên ngưỡng cửa của thế kỉ mới”
[3491, tr. 569]. Có lẽ chất thơ kì diệu trong cách nhìn cuộc sống, lòng tốt ngào ngạt hương thơm của các nhân vật trong những truyện cổ của Anđecxen đã tác động sâu sắc đến Pauxtôpxki một cách vô thức từ thuở ấu thơ nên bầu không khí bao quanh thế giới nhân vật trong truyện ngắn Pauxtôpxki cũng đượm màu cổ tích.
Theo dòng thời gian hoài niệm, Pauxtôpxki dẫn dắt chúng ta trở về những hồi ức không thể quên của chính tác giả về những con người tuyệt vời ông đã gặp, những vùng đất ông từng đến. Thời gian trong truyện Pauxtôpxki còn là sự hồi tưởng về cuộc đời và công việc của chính ông như trong Truyện ngắn đầu tiên: “lúc đó tôi đặt cuốn sách trên chính cuộc đời chứ không phải đặt cuộc đời lên trang sách” [34, tr.
47]. Thời gian hồi tưởng về những năm tháng miệt mài học hỏi để rút kinh nghiệm cho sang tác sau này là thời gian tâm trạng, thời gian chứng kiến những quyết tâm cao cả của người nghệ sĩ vì nghệ thuật và cái đẹp của cuộc sống.
Bên cạnh dòng thời gian hoài niệm, hồi tưởng, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Pauxtôpxki luôn hướng về ánh sáng, tương lai. Thời điểm khép lại những truyện ngắn của ông thường là khi bình minh đang hé rạng phía chân trời, hoặc là lúc hoàng hôn rực đỏ. Trong Tuyết, kết thúc truyện là ánh “hoàng hôn mờ mờ cháy đỏ mãi không sao tắt được” thắp sáng đôi mắt long lanh vì hạnh phúc của Tachiana. Màu đỏ rực ấy hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho nàng và Nikôlai. Trong quan niệm dân gian của người Nga, hoàng hôn đỏ rực là dấu hiệu của điềm lành, như trong một khổ thơ của Êxênhin:
“Ôi tôi tin, tôi tin đời hạnh phúc Và mặt trời còn đỏ rực hào quang Như một kẻ nguyện cầu thân đỏ rực Hoàng hôn loan báo một tin lành”
(Tôi tin đời hạnh phúc – Êxênhin)
Giờ khắc những tia sáng đầu tiên của một ngày đang hé rạng như một lời khẳng định tình yêu bất diệt dành cho cuộc sống và niềm tin mãnh liệt vào tương lai của tác giả trong các truyện: Bình minh mưa, Trái tim nhút nhát, Lời cầu nguyện của mađam Bôvê, Người đầu bếp già. Trong Người đầu bếp già, lúc cụ Iôhan Mâye chìm vào giấc ngủ vĩnh hằng cũng là khoảnh khắc thành Viên đang chìm ngập trong sắc đỏ của ánh ban mai. Những gì Maria vừa được chứng kiến trong giờ phút lâm chung của cha nàng bên cạnh thiên tài nhạc sĩ Môza là một phép màu của cuộc sống. Màu trắng của khu vườn ngập đầy hoa tuyết ướt và ánh sáng đỏ rực của bình minh soi chiếu vào nhau, tạo nên một không gian lấp lánh hi vọng. Kết thúc truyện Trái tim nhút nhát là thời khắc “mặt trời ló ra giữa những đám mây đen và thấp” [3491, tr. 274]. Sự hi sinh anh dũng của Vania là để tất cả trẻ em không còn chịu cảnh bom đạn. Rời khỏi nhà hát, Đanhi đi ra bờ biển, “bóng tối nhợt nhạt của đêm vẫn còn trải