Gốc sồi vững chã

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Konxtantin Pauxtopxki (Trang 35 - 40)

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KÔNXTANXTIN PAUXTÔPXK

2.3. Gốc sồi vững chã

Trong truyện ngắn của Pauxtôpxki, lớp người đi trước – những gốc sồi vững chãi - là những người đã sống và trải nghiệm mọi lẽ buồn vui ở đời. Chính họ đã nâng đỡ, dìu dắt lớp trẻ tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cha ông, mang đến cho những mầm non hi vọng quà tặng tinh thần vô giá, chắp cánh ước mơ. Trong Lng qu thông, Pauxtôpxki đã viết về nhà soạn nhạc Êđua Grigơ với những lời ca ngợi chân tình. Đó là một mẫu người nhân hậu, tài năng, yêu thương trân trọng con người. Điều Pauxtôpxki muốn gửi gắm qua nhân vật Grigơ là lòng tốt phải mang tính chất hành động. Nói những lời đẹp đẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc làm một điều tốt nhỏ cụ thể. Một cử chỉ của Grigơ khi mang giúp cái lẵng quả thông cho Đanhi, một lời hứa với trẻ con được giữ tròn khẳng định bản chất cao đẹp trong tâm hồn người nhạc

sĩ tài hoa của dân tộc Na Uy. Bản giao hưởng – món quà mà nhà soạn nhạc hứa tặng Đanhi khi cô mười tám tuổi - đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn cô, mở cánh cửa cho cô thấy cuộc đời thực sự là “nơi không có đau khổ nào có thể làm nguội lạnh tình yêu”. Đanhi cảm ơn sự sáng tạo kì diệu của con người, cảm ơn người đã chỉ cho cô thấy được một tình yêu sâu nặng: “Bác đã chỉ cho cháu thấy cái tuyệt mỹ, mà con người thì phải sống bằng cái tuyệt mỹ ấy”34. Những giọt nước mắt hạnh phúc của Đanhi đã mởđầu cho nụ cười tin yêu vô hạn vào cái đẹp của cuộc đời, vào lẽ phải và điều thiện.

Gốc sồi vững chãi ấy là cụ Iôhan Mâye suốt một đời lương thiện làm việc cặm cụi đến khi mù cả hai mắt. Người đầu bếp ấy đã dạy con gái mình phải sống trong sạch, lương thiện, không được chạm đến dù chỉ là một hạt bụi trên bàn người khác. Gốc sồi vững chãi ấy là ông lão ở Quán đim tâm ngoài nhà ga dù đói khổ, vất vả thế nào vẫn giữ nhân cách, không nhận của bố thí do lòng thương hại của người khác:

“- Pơti, không được đụng vào!

Ông lão hét lên. Da mặt xạm nắng gió và cổ gầy guộc, nổi gân đỏ gay lên.

Con chó co rúm lại, cúp đuôi xuống, không dám nhìn đến cả mẩu xúc xích, đi về phía ông lão” [3491, tr. 128].

Trong Chiếc nhn bng thép, Đó là cụ Kuzma kkhi thấy cháu gái khóc thút thít vì mất chiếc nhẫn đã an ủi: “Cháu đừng buồn, con bé ngốch của ông! Nó rơi đâu thì vẫn còn nguyên ở đấy thôi” [3491, tr. 350]. Cụ còn bao dung cho tính khí bướng bỉnh của con sẻ già Xiđơrơ, cho nó ăn cơm trong một cái chén nhỏ, tự tay cụ và Varusa bẻ vụn bánh mì cho nó. Cụ dạy cô cháu nhỏ Varusa bài học về tình yêu quê hương ngay từ thuởấu thơ.

Những gốc sồi vững chãi ấy không chỉ là chỗ dựa cho lớp trẻ mà họ còn là những tấm gương lao động quên mình vì Tổ quốc. Trong thời gian làng bị quân Đức đánh chiếm, bác Vacrara đã về hưu nhưng vẫn đến trạm y tế làm việc chăm sóc người bị thương. Hình ảnh cụ Êgo và lão Xpirô dìu bà Vácrava đi khi Vania bị quân Đức xử bắn khiến người đọc không khỏi xót xa, xúc động.

Những gốc sồi ấy nương tựa vào nhau trước phong ba cuộc đời. Bầu không khí trong truyện Pauxtôpxki thấm đượm tình người và toát lên những giá trị nhân văn sấu sắc qua những hành động giản dị mà các nhân vật dành cho nhau trong lúc khó khăn. Trong những năm tháng cuối cùng của đời mình, nhờ sự đùm bọc của láng giềng - ông lão Tikhôn, anh đưa thư Vaxili, cô bé con Manhuska, cụ bà Katêrina khuây khỏa phần nào nỗi cô đơn, quạnh quẽ trong khi ngóng đợi con gái những tháng ngày dài biền biệt.

Lời bộc bạch của ông lão làm nghề đan lát không ngủ ngồi canh bình minh trong một buổi sớm mùa hè sương xuống trĩu nặng cho thấy cái bình lặng, an nhiên của con người trước bao biến động của dòng đời: “Lão cứ thủng thỉnh đan cái đơm cái đó, đan giỏ đựng khoai tây cho nông trường. Thế còn anh chị, lại đi xem cánh đồng đấy hẳn?...Lão đã ở đây bảy mươi năm trên cánh đồng này rồi, thế mà lão vẫn chưa kịp xem cho hết đấy” [3491, tr. 253]. Hình ảnh ông lão ngồi canh bình minh của Pauxtôpxki gợi nhớ đến nhân vật cụ già trong truyện Mt tri, ông già và cô gái của V.Sucsin. Dẫu hai mắt đã lòa nhưng những năm cuối đời, chiều nào cụ cũng ra bờ sông ngắm hoàng hôn. Sucsin đã lồng những suy ngẫm của chính tác giả vào lời của nhân vật cô họa sĩ trẻ trong truyện: “Trong cuộc đời giản dị, bình thường của cụ có chứa đựng một cái gì đó không đơn giản, một cái gì đó thực sự lớn lao. Cũng như mặt trời kia, trông đơn giản là thế, hết mọc rồi lại lặn, - cô gái nghĩ. – Nhưng đâu phải chỉ là đơn giản” [3779, tr. 146]. Phát hiện ra cái phi thường trong cái bình thường ấy là nhiệm vụ và cũng là sức mạnh của nghệ thuật chân chính.

Những gốc sồi vững chãi ấy cất giữ biết bao kinh nghiệm sống quý báu: “Mỗi ngày trong đời đều có một cái gì tốt lành. Và cả thi vị nữa… Tất cả chung quanh ta đều tràn đầy chất thơ. Hãy tìm cho ra nguồn thơ ấy. Đấy là lời chúc lão già tôi cho các bạn tới muôn đời!” [3491, tr. 257]. Đó là những lời thiết tha, trìu mến mà nhà soạn nhạc Êđua Grigơ nhắn nhủ cô bé ông tình cờ gặp trong rừng qua một bản nhạc: “Ta rất hiểu cuộc đời. Cháu ạ, dù người ta có nói với cháu những gì đi nữa thì cháu hãy tin rằng cuộc đời thật là kì diệu và tuyệt đẹp. Ta già rồi, nhưng ta đã hiến tất cả cuộc đời ta, sự nghiệp và tài năng của ta cho tuổi trẻ. Ta đã hiến tất cả mà không đòi hỏi đáp trả lại. Vì thế, có thể, ta còn hạnh phúc hơn cả cháu nữa kia, Đanhi ạ!”

[3491, tr. 389]. Bằng cả cuộc đời chiêm nghiệm, những con người ấy hiểu rằng chính ta chứ không ai khác phải tự tạo ra niềm vui, hạnh phúc cho mình. Và hạnh phúc chỉ có thể nảy sinh trong lao động, trong sự cống hiến hết mình vì công việc, hoàn thành sứ mệnh của ta ở đời.

Nhân vật trong truyện ngắn Pauxtôpxki chính là sức sống, là mạch nguồn vận động và phát triển của thế giới nghệ thuật. Truyện Pauxtôpxki không đi vào những góc khuất của số phận, cũng không xuất hiện những hoàn cảnh đưa con người đến chỗ sa ngã. Nhân vật của Pauxtôpxki cũng không có những lầm lạc rất người. Ở họ không diễn ra quá trình đấu tranh nội tâm để giữ nhân cách trong sạch trước cám dỗ của lợi ích vật chất, danh vọng như nhân vật của Sêkhôp, Môpaxăng, Xtêphan Xvaig… Nhân vật của Pauxtôpxki là những tính cách đã được định hình rõ nét, nhất quán. Hành động cao đẹp các nhân vật dành cho nhau trong khoảnh khắc không lặp lại của một hoàn cảnh không lặp lại là sự khẳng định cho những nhân cách vững vàng đã được hình thành, tôi rèn trong chiều dài thời gian. Đó là chân dung những con người chất phác, dũng cảm, nghị lực và có trái tim nồng hậu tin yêu vào cuộc sống. Trên cuộc hành trình khám phá cuộc sống, thực hiện ước mơ, ươm mầm sáng tạo, thế giới nhân vật trong sáng tác của Pauxtôpxki đóng vai trò là những người kiến thiết, xây dựng xã hội, sáng tạo nghệ thuật, kết nối nhân loại với tương lai.

Thế giới nhân vật truyện ngắn Pauxtôpxki là thế giới của tình yêu và cái đẹp. Nhân vật của Pauxtôpxki là những con người khát khao vươn tới một cuộc sống hạnh phúc thông qua con đường mang đến hạnh phúc cho người khác. Những món quà tặng vô giá của tình yêu thương là môtip trở đi trở lại trong truyện ngắn Pauxtôpxki. Những món quà ấy tựa như những hạt giống của tin yêu được gieo trồng trong trái tim người.

Thế giới nhân vật của Pauxtôpxki khơi dậy trong tâm hồn người đọc những khát khao cao đẹp. Đó là sự cộng hưởng của tâm hồn khi người ta bắt gặp ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác. Qua thế giới nhân vật đa dạng, thuộc nhiều thế hệ, thông điệp quan trọng nhất Pauxtôpxki gửi đến bạn đọc chính là tình yêu thương và niềm tin tuyệt đối vào bản chất tốt đẹp sâu xa trong mỗi

con người. Kho báu ấy không thể tìm thấy ở đâu khác ngoài nơi sâu thẳm trái tim. Với Pauxtôpxki, hành trình đi tìm và lưu giữ vẻ đẹp tâm hồn con người là hành trình kì diệu làm nên văn học.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Konxtantin Pauxtopxki (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)