Điểm kết cái kỳ ảo và cấu trúc truyện ngắn

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez (Trang 101 - 105)

YẾU TỐ KỲ ẢO VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN NGẮ N MARQUEZ

4.2.2. Điểm kết cái kỳ ảo và cấu trúc truyện ngắn

Nhìn tổng thể, cấu trúc truyện ngắn của Marquez cơ cấu theo yếu tố kỳ ảo. Từ góc độ bộ phận của cấu trúc, chúng tôi từng lưu ý truyện ngắn Marquez thường bắt đầu với sức hút của hiện tại dưới tác động của yếu tố kỳảo.

Đến đây, chúng tôi đặc biệt chú ý đến khâu cuối cùng trong cấu trúc truyện ngắn trong mối quan hệ với yếu tố kỳảo. Từđó, có thể nhận định sơ bộ rằng khâu kết của cấu trúc ứng với điểm kết của cái kỳ ảo chính là sự thoái hóa. Có một kết cục chung cho nhân vật của, một cách này hay cách khác, đều phần nào mang tính bi kịch, dẫn đến một cảm giác ngậm ngùi, day dứt.

Thứ nhất, cái kỳảo của Marquez là thành tố góp phần hình thành cảm quan khải huyền chung cục trong truyện ngắn Marquez. Khải huyền trước hết gợi đến những ý nghĩa tôn giáo, điều này cũng hiển nhiên vì Mỹ Latin có thể xem là khu vực nhiệt thành Thiên Chúa giáo nhất trên thế giới. Khải huyền là sự mặc khải những điều huyền bí của Thượng giới, đây là dạng văn bản khá phổ biến của dân Do Thái cuối thời Cựu ước. Trong các văn bản này, tác giả thường dùng thị kiến tượng trưng để diễn tả tư

tưởng, ngụ ý đến những biến cốđương thời, như Joan đã thể hiện các hình ảnh con chiên mở ấn, thiên thần thổi loa, phụ nữ có thai và con rồng, bảy thiên thần mang bảy tai họa,… Khải huyền trong văn chương Mỹ Latin là ước vọng về một viễn tượng an bình và hòa giải giữa các thế lực đang làm xáo

động đời sống chính trị xã hội. Các nhà văn trong khu vực đều thấy có trách nhiệm dự phần vào cuộc loan báo và hỗ trợ một tương lai tốt đẹp như vậy. Với Marquez, ông chọn cho mình hướng đối mặt và giải thoát con người khỏi nỗi cô đơn như là một mặt của ngày khải huyền. Vì thế, cái chết trong truyện ngắn của Marquez- không đơn thuần chỉ là hiện hình của dạng nhân vật người chết mà thể hiện trên nhiều cấp độ hướng vận động về cái kết thúc của những người bị kiềm hãm bởi cuộc sống hiện tại. Cái chết trong Ánh sáng cũng như nước có thể cho thấy tư duy huyền thoại thể hiện ở việc khi đường dây chuyển từ ý nghĩa sang hình thức cũng kéo theo sự thay thế các giá trị bằng các sự kiện. Như vậy, cái kỳảo có tác dụng đẩy nhanh đến kết thúc, người ta hy vọng một sự thay đổi, cái tác tạo mới trên cơ sở

phá hủy.

Bên cạnh đó, cảm quan khải huyền chung cục này có thểđược lý giải trên tinh thần văn học hậu thuộc

địa- một hệ thống giá trị cần đến cái kỳảo. Chủ nghĩa hậu thuộc địa (post-colonial) là một thực tếđáng lưu ý trong văn học từ sau thế chiến thứ hai. Sự độc lập về chính trị tạo cơ sở cho các quốc gia cựu thuộc địa, vốn sống trong cái khung văn hóa Châu Âu của mẫu quốc thấy rằng đã đến lúc phải xác định lại một khung giá trị riêng mình. Vì thế, ý thức hậu thuộc địa thể hiện trong tư tưởng Mỹ Latin và Colombia tạo nên đặc trưng riêng và được Marquez thể hiện yếu cái kỳ ảo nhấn mạnh ở khâu cuối trong cấu trúc truyện ngắn. Những cái chết hay sự từ bỏ của các nhân vật ở cuối truyện ngắn là viễn cảnh khẳng định bản thân trong đối sánh với hệ thống giá trị chính quốc. Nhưng cuộc chia ly nào cũng mang ít nhiều ngậm ngùi càng đặc biệt với Mỹ Latin bởi quá trình phủđịnh này không phải một chiều. Con người Mỹ Latin luôn muốn có sựđộc lập tư tưởng nhưng họ không sao từ bỏ được sức quyến rũ

từ nền văn hóa rực rỡ Tây Ban Nha vẫn hằng ngày hiện diện trong ngôn ngữ, chuẩn mực văn hóa, phong cách ứng xử, truyền thống văn chương,... của họ. Thế lưỡng lự này đã tạo nên sức ép và đẩy những con người lạc lối của thời hậu hiện đại vào một đoạn kết có phần bi kịch. Bi kịch này không thể

hiện trực tiếp như một thế lực thúc ép con người kiểu chiến tranh, bạo loạn hay dịch bệnh,… nhưng lại luôn mê hoặc, quyến rũ và đẩy các nhân vật của Marquez vào những khát khao không nguôi, những nỗi niềm không thể gọi thành tên, nửa tiếc hiện tại nửa vương quá khứ nhưng vẫn không từ bỏ hy vọng hướng đến tương lai. Vì thế, họ không thể sống yên khi hiện tại ràng buộc trong không gian làng, giá trị văn hóa châu Âu thôi thúc họ bức phá ra đi để được vỗ về trong nền văn minh châu Âu. Nhưng khi

đến châu Âu, họ lại nhận ra mình sống trong một không gian phiêu dạt; nó rất quen thuộc nhưng mình lại không thuộc về nơi đó. Cuối cùng là vỡ mộng dẫn đến cô đơn, tiếp nối phức cảm đã mang theo từ

Mỹ Latin và càng nung nấu một sự thay đổi- biểu trưng bằng phức cảm khải huyền.

Ý thức hậu thuộc địa đã dẫn đến tham vọng tạo ra hệ thống giá trị riêng mình bằng cách đẩy nhanh thời gian đến chung cục đồng thời hình thành những giới hạn- phạm vi giá trị của riêng mình. Vì thế, trong truyện ngắn nói riêng và tác phẩm Marquez tràn đầy những so sánh cực cấp [Bảng 4.2]. Những so sánh cực cấp này có thểđược xem như là bộ phận của giọng kể mà Marquez dần hình thành theo tiến trình các truyện ngắn và tập trung nhất trong Trăm năm cô đơn, đó là giọng khuếch trương tăng cường sức tác động của cái kỳ ảo; nhưng đồng thời về mặt tư tưởng, đây cũng là nỗ lực khẳng định khung giá trị

của Mỹ Latin với các cực cấp của nó. Sự khẳng định này mang tinh thần dân tộc, châu lục.

Thứ hai, cái kỳảo của Marquez cùng với kết thúc tác phẩm tuy phơi bày những bi kịch nhưng lại không kích thích người đọc tìm lời giải đáp thông qua quá trình lý giải yếu tố kỳ ảo. Trước hết, nhắc lại ý kiến của Todorov, cái kỳảo chỉ tồn tại trong một độ phân vân, khi người ta xác định chọn lựa, chủ

yếu ở câu kết của truyện ngắn,- đại loại như thế là anh ta tỉnh dậy với mồ hôi đầm đề và biết chuyện mình mọc cánh vừa rồi chỉ là một giấc mơ- hay vậy mọi chuyện đúng là sự thật, anh ta xem lại cánh của mình rồi bước ra khỏi nhà đến sở làm vì sợ trễ giờ- thì tác phẩm sẽ thành chuyện huyễn hoặc hay chuyện lạ.

Tuy nhiên, cái ấn tượng day dứt băn khoăn mà Marquez tạo ra cho người đọc không phải băn khoăn về

cái kỳảo mà là băn khoăn về cuộc đời và việc sử dụng cái kỳảo. Rõ ràng là không thể xét truyện ngắn huyền ảo của Marquez theo khung của Todorov vì nếu vậy toàn bộ các truyện ngắn kỳ ảo sẽ thành chuyện thần thoại, hoang đường vì không một ai mảy may nghi ngờ những điều đã xảy ra, người ta mặc nhiên chấp nhận không thắc mắc. Nhưng người ta sống với nó hằng ngày, bản thân sự việc vẫn tiến triển không cách gì phân xuất nó ra khỏi hiện thực để lay tỉnh con người dậy mà chỉ ra đó là ảo; nỗ

lực đó là bất khả. Người ta chấp nhận và sống với nó hệt như cái kỳ lạ của cuộc đời. Như vậy, khâu kết truyện ngắn Marquez không thể xác định cái kỳ ảo theo kiểu Todorov.Vì thế, kết thúc truyện ngắn và cái kết của cái kỳảo không mang sức nặng đánh giá mà lại hướng vào ý nghĩa việc dùng yếu tố kỳảo. Một cách rất tự nhiên, người đọc ý thức yếu tố kỳ ảo như một thành tố nghệ thuật truyện ngắn Marquez, nơi đó không có một sự biến đặc biệt, một mở nút gây cấn hay một giải thoát thú vị.

Kết thúc các truyện ngắn của Marquez thường là cái chết, nỗi cô đơn tiên nghiệm hay sự từ bỏ. Có thể

lấy khái niệm biến cố của Lotman để làm sáng tỏ thêm điều này. Biến cố được coi là đơn vị cực tiểu và bền vững của cấu trúc cốt truyện [44,396]… Trong văn bản, biến cố là sự di chuyển của nhân vật qua ranh giới của các trường ngữ nghĩa, vì thế ông đề xuất cần phải giải quyết được vấn đề về vị trí của nó trong trường cấu trúc ngữ nghĩa bậc hai bị quy định bởi loại hình văn hóa, cấp độ cấu trúc… Chính những đơn vị này tạo thành mắt xích liên kết trong một tổng thể cốt truyện. Cốt truyện quan hệ hữu cơ với bức tranh thế giới- bức tranh cho thấy quy mô của cái gọi là biến cố, cả biến thể của nó. [44,399] Như vậy, biến cố phụ thuộc vào quan điểm và góc nhìn. Yếu tố phủ nhận việc thực hiện các chuẩn tắc, bản thân nó mang tính cách mạng đối lập với sự phân loại thông thường. Biến cố luôn là sự vi phạm một ngăn cấm nào đó, là sự việc đã xảy ra dù không nhất thiết phải xảy ra [44,404]. Những kết thúc của Marquez không nhằm giải quyết các tình huống căng thẳng cũng không phải tháo gỡ những vấn đề

của nhân vật mà thường là những cái kết êm ả, phát triển như là kết quả của mạch truyện phi biến cố. Từ việc không cố gắng giải thích hay ngạc nhiên với những sự biến xảy ra, cấu trúc truyện ngắn Marquez cũng không hướng đến việc khắc sâu những hiệu ứng kỳ ảo theo lối làm kinh ngạc hay kiếp sợ người đọc. Cũng như các nhà văn hiện đại và hậu hiện đại khác, kết thúc truyện của Marquez luôn

để lại một dư vị bùi ngùi, day dứt mà không rõ tại sao. Đó là cảm nghiệm hậu hiện đại thấm vào cấu trúc tác phẩm. Nhà văn không có gắng giải thích hay dàn dựng một vở kịch có đủ các phần thắt nút và mở nút đểđánh vào thị hiếu khán giả.

Điểm qua những đoạn kết của Marquez có thể thấy thường là những kết thúc mở. Mởở đây có thể hiểu là mở trong cảm nhận và lý giải của người đọc. Những tác phẩm kết bằng cái chết như Blacaman- người hiền bán phép tiên, Dấu máu em trên tuyết, Ánh sáng cũng như nước,… không tạo nên cảm giác hoàn kết, hay cực điểm của sự kiện hoặc một kết thúc bi kịch. Chuyện buồn không thể tin được của Erendira đáng thương và người bà bất lương có mang kịch tính trong cuộc mưu sát bà lão nhưng người đọc thấy hài hước và kỳ lạ vì cái chết của nhân vật người thú và càng không dễ giải thích hành

động bỏ chạy khỏi người yêu của Erendira; rõ ràng tác giả từ chối một cái kết kiểu chuyện cổ tích rằng: họ sống bên nhau hạnh phúc mãi mãi mặc dù đã sử dụng đúng kiểu cốt truyện cổ tích quen thuộc kiểu Bạch tuyết và Bảy chú lùn, Công chúa ngủ trong rừng,… và đặt tên nhân vật nam mang dấu ấn sử thi Hy Lạp cổ đại với những chuyến phiêu lưu của Uylysse. Những truyện ngắn khác thì luôn mang kết cục bằng hoàn cảnh ban đầu, bằng một sự từ bỏ hay nuối tiếc, thường nhất là câu chuyện xoay về như

cũ, các nhân vật tiếp tục hành chức như thể chưa có gì xảy ra: Biển của thời đã mất, Lần thứ ba an phận, Nabô, người da đen khiến các thiên thần phải đợi, Đám tang của bà mẹ vĩ đại,…

Kiểu cấu trúc này phân biệt truyện ngắn kỳảo của Marquez với những truyện kỳ ảo kiểu Gothic. Cấu trúc cái kỳảo kiểu Gothic chớp lấy những khắc kỳ lạ và yêu cầu sự tán đồng từ người đọc. Tác giả sẽ

thúc bằng một sự kiện trọng tâm, để lại cảm giác hồi hộp và hấp dẫn người đọc. Ngược lại, ngay từ

phần triển khai, truyện ngắn hậu hiện đại nói chung và chuyện kỳ ảo của Marquez nói riêng lại dường như tránh và đẩy sự tập trung của người đọc khỏi yếu tố kỳ ảo; các tác giả này không muốn mê hoặc người đọc bằng bản thân những cái dị thường mà lại hướng ngay đến những hiện thực dồn dập của cuộc sống. Phút giây hạ phàm của ông lão có đôi cánh khổng lồ không được tập trung tô vẻ như một thiên thần nên cuối cùng lão ra đi cũng không gây cho ai cảm xúc đặc biệt; sự chết đi và sống lại của Blacaman không làm người ta ngạc nhiên cũng như cái chết của lũ trẻ trong Ánh sáng cũng như nước

không được bình luận gì thêm. Tác giả dường như chỉ muốn trình bày sự việc theo như nó diễn ra mà không muốn hướng người đọc vào bất kỳ một hình thức suy luận hay nhận định gì. Đây là cảm quan phi trọng tâm của chủ nghĩa hậu hiện đại cũng như một kết thúc mở cho tất cảđộc giả. Người đọc có thể nhận định theo kiểu của riêng mình.

Những cái kết như vậy là kết quả của sự phân hóa hậu hiện đại mang tính chất đa nguyên. Không có trọng tâm của sự việc thì không tạo sức tập trung nhất định, sẽ dẫn đến sự tản mác. Từ đó, nỗ lực của con người hướng vào truy tìm một chân lý tối thượng, một phán xét cuối cùng như trường hợp Thánh bà, Dấu máu em trên tuyết,… là bất khả. Người ta buộc phải chấp nhận cuộc sống nhiều khi không thể

giải thích mà phải chấp nhận nó với tất cả tính đa nguyên, đa cực phức tạp, và văn học cũng nằm trong mô hình đó.

Bên cạnh đó, những cái chết ở cuối truyện ngắn của Marquez cũng gợi rõ mối quan hệ với yếu tố kỳ ảo. Chính cái chết là điểm quá độđể bước sang ranh giới của cõi sống và cõi chết, để thâm nhập vào mô hình quan niệm con người và thế giới thực- ảo của Marquez. Nhờ đó mà hai thế giới song hành mở

ra những cái kết hướng đến cái chết. Đó là cõi chết của những người chết, đứng ra kể câu chuyện của mình và cuối cùng hé lộ về cái chết đã diễn ra trong quá khứ. Dạng khác là cõi sống đang hướng về cái chết.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)