Biểu tượng và biểu tượng văn học 1 Khái quát

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez (Trang 65 - 66)

YẾU TỐ KỲ ẢO VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN NGẮ N MARQUEZ

3.1.1. Biểu tượng và biểu tượng văn học 1 Khái quát

3.1.1.1. Khái quát

Có nhiều cách hiểu về biểu tượng trong các lĩnh vực khác nhau. Trong triết học, giáo dục học thì biểu tượng là hình ảnh của sự vật lưu lại trong óc khi sự vật không còn tác động đến các giác quan nữa; là hình thức cao nhất của sự phản ánh trực quan- cảm tính xuất hiện trên cơ sở tri giác. Biểu tượng không còn phản ánh rời rạc các thuộc tính của sự vật như tri giác mà có tính chỉnh thể. Nó là hình ảnh về vật trong ý thức, tư duy con người. Biểu tượng thường được bọc bằng lớp vỏ ngôn ngữ và chứa nhiều yếu tố của sự phản ánh khái quát. Đây là khâu trung gian giữa giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lí tính.

Biểu tượng hiểu theo nghĩa mĩ thuật, sân khấu lại là phương tiện sáng tạo nghệ thuật mang ý nghĩa khái quát và trừu tượng. Là một thủ pháp sáng tạo nghệ thuật khi tác động chủ yếu đến cảm xúc của người xem, biểu tượng hình thành trên trực giác của người nghệ sĩ, những nhận thức khác nhau về biểu tượng sẽ hình thành những cảm xúc khác nhau. Theo Từđiển thì biểu tượng có các nét nghĩa sau đây: Biểu tượng: 1. Hình ảnh tượng trưng; 2. Hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt. 3. Kí hiệu bằng hình đồ hoạ trên màn hình máy tính, người sử dụng máy có thể dùng con chuột trỏ vào đấy để

chọn một thao tác hoặc một ứng dụng phần mềm nào đó [63,66-67].

Trên đây là một số định nghĩa về "biểu tượng", chủ yếu là những định nghĩa thiên về đặc trưng. Theo cách phân tích đề tài, chúng tôi chọn định nghĩa "biểu tượng": biểu tượng là hình ảnh tượng trưng mang ý nghĩa như sau: “Biểu tượng là sự vật mang tính chất thông điệp được dùng để chỉ ra một cái ở

bên ngoài nó, theo một quan hệước lệ giữa sự vật trong thông điệp và sự vật ở bên ngoài. Nói khác đi, biểu tượng chính là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn ta đến cái không nhìn thấy được”. Biểu tượng là "vật môi giới giúp ta tri giác cái bất khả tri giác" [14,18].

Có thể vận dụng quan điểm về tiến trình nhận thức của Marx để làm rõ biểu tượng. Trong Lời nói đầu góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, Marx trong khi phê phán phương pháp của khoa kinh tế

chính trị là đi từ những vấn đề tổng thể trừu tượng, đã chỉ dẫn phương pháp nghiên cứu đúng đắn về

khoa học là phải đi từ cái cụ thể:

Cái cụ thể sở dĩ là cụ thể vì nó là sự tổng hợp của nhiều tính quy định, do đó, nó là sự thống nhất của cái đa dạng. Cho nên, trong tư duy, nó biểu hiện ra là một quá trình tổng hợp, là kết quả, chứ không phải là điểm xuất phát, mặc dù nó là điểm xuất phát thực sự và do đó cũng là điểm xuất phát của trực quan và của biểu tượng. [54,615]

Và bằng cách này, “những tính quy định trừu tượng lại dẫn đến sự mô tả lại cái cụ thể bằng con đường của tư duy”. Như vậy, biểu tượng chính là kết quả của quá trình trầm tích, kết tủa hệ thống giá trị. Ban đầu chứa đựng quan niệm nhưng tồn tại cuối cùng chỉ còn hình thức, đó là đường đi của biểu tượng. Trong quá trình tồn tại có những yếu tố mất đi, tạo lập những yếu tố mới, tạo thành một cấu trúc mới- tựa như huyền thoại trong văn học. Cái còn lại cuối cùng là hình thức với hệ thống phong phú những ý nghĩa nảy sinh từ các kết hợp của nó. Quá trình giải mã biểu tượng cũng phải đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và quay lại thực tiễn. Nhận thức và chỉ ra biểu tượng là bước đầu tiên,

điều này chịu sự chi phối chặt chẽ bởi một hệ thống tiêu chí định tính. Tiếp theo sau sẽ là việc làm rõ, lý giải ý nghĩa khả năng (chức năng) của biểu tượng và nhất thiết phải dẫn đến bước thứ ba là biện dẫn nguyên nhân cũng như tác dụng của biểu tượng trong thực tiễn, sáng tác. Khâu cuối cùng này chính là cái lý của vấn đề, ấy là nội dung bên trong của hình thức mà thi pháp học vẫn thường đề cập đến. Vì tính da diện đó, xác định biểu tượng là một khâu quan trọng.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)