Thời gian tuyến tính

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez (Trang 57 - 59)

TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ

2.4.1. Thời gian tuyến tính

Thời gian tuyến tính được dùng để kể lại câu chuyện một cách khách quan và tuần tự, nhờ đó yếu tố kỳảo bộc lộ một cách tự nhiên không nhằm đến một sự nhấn mạnh nào, đó là cách kể mà Marquez

đã lựa chọn khi trình bày những chuyện kỳ ảo của mình. Ngay trong những chuyện ngắn kỳ ảo nhất, yếu tố kỳ ảo theo dòng thời gian tuyến tính càng được Marquez bố trí trình bày đặc sắc. Đó là câu chuyện của Ông lão có đôi cánh khổng lồ được kể tuần tự từ lúc cơn bão đẩy ông lão rơi xuống sân nhà Pelayo rồi đến khi ông ra đi; là Ánh sáng cũng như nước với dòng thời gian trôi qua tuần tự như đời sống. Có thể nói, với trường hợp Ánh sáng cũng như nước, nhờ tiến trình thời gian tuyến tính mà câu chuyện gây được hiệu quả nghệ thuật cao, đó là sự tăng tiến cấp độ cái kỳảo theo thời gian và đỉnh

điểm là những cái chết đuối của lũđứa trẻ trên căn nhà cao tầng mặt phốở Tây Ban Nha.

Thời gian tuyến tính trong những truyện ngắn của Marquez là kết quả của hiện thực được phản ánh vào tác phẩm trong dáng vẻ thực nhất nhưng cũng là kỳ ảo nhất của nó. Nhờ thời gian tuyến tính mà tác giả có thể liên hệ sự vật, hiện tượng, nhân vật từ thực tế lịch sử xã hội, từđời sống của nhà văn. Câu chuyện Những bóng ma tháng Tám là tiêu biểu của dạng truyện kể thời gian tuyến tính. Đó là những đoạn phục bút về câu chuyện của Ludovico, về mùi dâu Tây và vết máu từ cái chết của cô người yêu chàng hiệp sĩ buồn,… nhờ đó mà câu chuyện lên đến đỉnh điểm và đi đến hồi kết. Có thể nói thời gian tuyến tính tạo cho truyện ngắn kỳ ảo của Marquez vẻ truyền thống gần gũi với truyện kinh dị của Poe hay truyện ngắn thiên về cốt truyện của O’Henry.

Dòng thời gian tuyến tính còn tạo điều kiện cho cái kỳ ảo thể hiện. Dù cái kỳảo của truyện ngắn hiện đại không cần thiết phải lẩn tránh ánh sáng như những bóng ma, nó là một phần của cuộc sống nên ông lão có cánh vẫn hiện diện giữa thanh thiên bạch nhật, xác chết của đứa bé mất trọng lượng tỏa mùi hương vẫn được trưng ra cho mọi người bất kể ngày đêm. Tuy nhiên, dường như không khí đêm vẫn mang sức thu hút yếu tố kỳảo mạnh nhất; vì thế mà hầu hết những yếu tố kỳảo nhất và để lại ấn tượng đẹp nhất thường xảy ra vào ban đêm. Đó là những đêm ngày thứ Tư khi ông bố và bà mẹ dẫn nhau đi xem phim thì điều kỳ diệu đã được Tobi và Hoen thực thi trong Ánh sáng cũng như nước. Hình

ảnh người đọc khó quên được là con tàu được dẫn đến làng vẫn sừng sững giữa ánh mặt trời và cao hơn cả tháp chuông nhà thờ; tuy nhiên bản chất của con tàu ma và vụ thảm kịch của nó phải xảy ra vào ban đêm mới thoát ẩn thoát hiện và tạo được bầu không khí thích hợp [53,350]:

Và con tàu mang theo cái không khí chết chóc của chính nó, mang theo cái thời gian nhưng đọng của nó, mang theo cái bầu trời trống rỗng của nó, mang theo cái biển cả trôi nổi không định hướng trong đó bềnh bồng nổi lên cả một thế giới những con vật chết trôi, nhưng rồi bỗng nhiên tất cả những thứ đó biến mất khi ánh sáng xanh ngọn đèn pha rọi tới và cái biển ấy lại biến thành biển Caribbe trong suốt, với chính cái đêm tháng tư ấy.

Cái kỳ ảo qua thời gian đã có một mối liên hệđặc biệt với bóng đêm, đó là khi người ta sống không bằng thị giác, lý trí mà bằng cảm giác và tưởng tượng, đó là khoảng thời gian mở ra tất cả những khả

thể xuất hiện vào ban đêm để bà lão Petra cho đó là điềm báo tử cũng như thời gian cho nữ thần Eva

đau đớn vì những con bọđục khoét trong máu mình chỉ có thể là ban đêm.

Kết quả của dạng thời gian tuyến tính là hướng đến điểm hoàn kết mà các nhà nghiên cứu văn học Mỹ

Latin thường định danh là phức cảm khải huyền. Soi vào huyền thoại thì đó là con đường ngược lại của các huyền thoại sáng tạo. Nếu như theo chiều thứ nhất, mọi vật được tạo tác do các vị thần, được sắp

đặt ổn định vào thời gian huyền sử ban đầu... Đó là huyền thoại sáng thế. Theo hướng ngược lại, tất cả

bị phá hủy vào một ngày chung cục, đó có thể là đại hồng thủy trong Kinh Thánh, là cơn cuồng phong cuốn đi tất cả không chừa lại gì ở làng Macondo. Đó là huyền thoại mạt thế nhằm giải thoát các sức mạnh tự phát của hỗn mang hoặc làm suy yếu cấu trúc vũ trụ,… [55,300]

Như vậy, cảm thức khải huyền trong truyện ngắn Marquez nói riêng và tư tưởng Mỹ Latin nói chung chính là niềm khao khát sự tái sinh, sự tiếp nối từ những chu kỳ, được dự phần vào những vinh quang mặc khải mà tổ tiên họ từng có được. Vậy điểm kết của thời gian tuyến tính thể hiện bằng cảm thức khải huyền chính là thời gian chu kỳ.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)