Cấu trúc truyện ngắn Marquez gắn với yếu tố kỳ ảo 1 Cấu trúc truyện ngắn cơ cấu theo cái kỳảo

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez (Trang 90 - 101)

YẾU TỐ KỲ ẢO VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN NGẮ N MARQUEZ

4.2. Cấu trúc truyện ngắn Marquez gắn với yếu tố kỳ ảo 1 Cấu trúc truyện ngắn cơ cấu theo cái kỳảo

Trong phần này chúng tôi sẽ trình bày những điều kiện để cấu trúc tác phẩm dung nạp cái kỳảo, tiếp đó là nhìn cấu trúc truyện ngắn kỳ ảo của Marquez thông qua cấu trúc cổ tích thần kỳ và huyền thoại- vốn được đặc trưng bằng yếu tố kỳảo và sau đó sẽ bàn vềđiểm nhìn với tư cách là khâu quyết

định cấu trúc truyện ngắn của ông trong mối quan hệ với yếu tố kỳảo.

Thứ nhất, các thành phần của cấu trúc truyện ngắn Marquez được cơ cấu nhằm đảm bảo sự tồn tại của yếu tố kỳảo và nhờ đó tác động hiệu quả nhất đến lý trí của người đọc. Trong một chừng mực, có thể nhận thấy từ xưa Aristote đã quan tâm đến điều này khi bàn về sử thi. Một điều khá lý thú là chúng tôi phát hiện ra những nét tương đồng trong quan điểm của Aristote về sử thi với truyện ngắn Marquez trên phương diện thể loại cũng như bút pháp. Trong giới hạn nhất định, chúng tôi sẽ bàn đến ý thức cấu trúc tác phẩm và cách thức xây dựng tác phẩm ở những điểm kỳ ảo trong chương XXIII và XXIV

Nghệ thuật thi ca của Aristote. Trước hết Aristote cho rằng sử thi phải đạt đến tính chất hoàn chỉnh, tập trung về cấu trúc [06,54], có thể thấy truyện ngắn thỏa mãn yêu cầu này về mặt thể loại. Về cấu trúc, Aristote muốn tác phẩm sử thi phải tập trung vào tính thống nhất của hành động, sự kiện, khi ông khen ngợi cách Homer xây dựng tác phẩm Iliad không mang tham vọng miêu tả toàn cuộc chiến tranh mà chỉ chọn một phần của cuộc chiến còn những tình huống khác thì được dùng như những chi tiết. Điều này gần với quan niệm truyện ngắn như một thể loại giới hạn số lượng nhân vật và tình tiết nhằm tái hiện một lát cắt đời sống. Bởi lẽ, sự vượt quá giới hạn trong tình huống này sẽ phá vỡ cấu trúc sử thi và truyện ngắn mà biến chúng thành dạng thức khác, như Hegel đã lý giải tính phi sử thi của thần thoại Hy Lạp ở số lượng nhân vật đồ sộ của nó. Vì lẽđó, thần thoại Hy Lạp phải thi hành một chủđề không thể khác được là chủng tộc các thần. Điều này làm chúng tôi nhớ đến một trường hợp tương tự khá nổi tiếng của Marquez: thử tưởng tượng việc Marquez xây dựng những truyện ngắn mang chất sử thi như

Đám tang của bà mẹ vĩ đại, lồng vào đó Chuyện buồn không thể tin được của Êrênhđira ngây thơ và người bà bất lương, cho những con người từ vùng đất bị nguyền rủa Biển của thời đã mất sống lại… sẽ

tạo nên một dạng tiểu thuyết mà chủ đề của nó không thể khác được là phả hệ của những con người vì sợ nỗi cô đơn mà trốn vào vòng xoay loạn luân để cuối cùng bị tuyệt diệt- đó chính là Trăm năm cô đơn. Tưởng tượng đó đã thành sự thật, sự phá vỡ cấu trúc truyện ngắn sẽ tiêu hủy thể loại.

Quay lại với ý kiến của Aristote, ở chương XXIV ngoài việc khẳng định việc giới hạn độ dài sử thi mà chúng ta không khó nhận ra điểm tương hợp với truyện ngắn, chúng tôi nhận thấy Aristote đề cập đến cách thức xây dựng yếu tố kỳảo:

Trong sử thi và trong cả bi kịch đều cần biểu hiện cái khác thường, nhưng riêng sử thi lại có khả năng biểu hiện những điều phi lý - nguồn gốc chủ yếu của sự khác thường- nhờ chỗ mọi người không trông thấy nhân vật hành động… Sự khác thường đã làm cho người ta thú vị. Có thể dẫn chứng là: mọi người khi kể chuyện đều có những thêm thắt, nhằm làm hài lòng người nghe. Chính Homer cũng đã dạy mọi người cách bịa đặt chuyện như thế nào, thủ pháp này dựa trên sự suy luận sai lầm. Nghĩa là: thường người ta hay nghĩ rằng một sự việc tồn tại hoặc phát sinh sẽ kéo theo một sự việc khác cũng tồn tại và phát sinh. Vậy, nếu sự việc thứ hai đã thành sự thật hoặc đã phát sinh, thì chắc chắn cái thứ nhất cũng đã là sự thật hoặc đã phát sinh rồi. Nhưng đó là một điều sai lầm. Nó sai lầm vì giả sử cái thứ nhất là giả dối, thì dù cái tiếp theo có thành sự thật đi nữa thì cũng chưa hẳn cái thứ nhất là sự thật,- đã thành sự thật hoặc sẽ thành sự thật, vì ý thức chúng ta cũng hay kết luận một cách sai lầm rằng cả cái trước cũng là sự thật… [06,58]

Ở đây, chúng tôi quan tâm đến ý kiến của Aristote đề cập đến việc xây dựng yếu tố khác thường, phi lý- đây chính là yếu tố kỳảo mà chúng tôi đang bàn. Aristote đã chỉ ra cơ cấu tâm lý con người khi đối diện với cái kỳ lạ, cái phi lý. Ông khuyên nên chấp nhận cái luân lý, trong những hoàn cảnh nhất định, nếu cần có thể hy sinh tính hình thức của nó đểđảm bảo mạch ngầm logic của vấn đề- và có lẽ ông cho

đây là hình thức nghệ thuật có giá trị.

Rõ ràng quan điểm tô vẽ cái phi lý để nó trở thành như thật nhằm thỏa mãn độc giảđã được Marquez phát biểu rõ ràng. Vấn đề ởđây chúng tôi muốn nói đến cách thể hiện yếu tố kỳ ảo của Marquez trong truyện ngắn khi so sánh với quan điểm của Aristote. Ở Aristote, cái kỳ ảo được hình dung trong tiếp nhận của con người thông qua hai mệnh đề có quan hệ tương ứng theo tiến trình, trước hết là quan hệ

kéo theo và sau đó là quan hệđịnh tính. Với dạng này, có thể nhìn ra điểm tương đồng ở nhiều truyện ngắn của Marquez như:

Cụ già có đôi cánh khổng lồ đã đến làm gia đình Pelado giàu có. Chuyện một gia đình giàu có hoàn toàn có thể xảy ra (không có gì phải nghi ngờ theo kiểu họ mọc cánh bay theo cụ già, hay họ trở thành thiên thần…) thế nên chuyện cụ già có đôi cánh khổng lồ đã đến là thực. (Cụ già với đôi cánh khổng lồ)

Estebal chết trôi đẹp nhất trần gian đã đến ngôi làng, họ làm đám rước (không phải đám đưa ma- vì có trang điểm, gắn hoa, chọn người làm cha mẹ,…) cho anh và để anh ra biển. Họ trang hoàng nhà cửa

đẹp để khi thích anh có thể trở về. Họ vẫn sống một cách bình thường như bao người trên cuộc đời nên việc có một người chết trôi đẹp nhất trần gian là sự thật. (Người chết trôi đẹp nhất trần gian)

Ma, một cách huyền bí, thường đưa người sống đến chỗ của chúng. Chúng tôi buổi tối ngủ ở một phòng, sáng lại thức dậy trong căn phòng từng có án mạng. Vậy chắc chắn ma có tồn tại và đã thực hiện hành động đó (Những bóng ma tháng tám) .

Như vậy, cái kết quả đảm bảo cho nguyên nhân một chỗ đứng trong hiện thực. Phần lớn những câu chuyện cổ tích, chuyện truyền kỳ… từ xưa đến nay đều thuộc dạng này. Tuy nhiên, cấu trúc truyện ngắn kỳảo của Marquez còn một dạng khác, có thể khái quát dưới dạng tam đoạn luận, như sau:

a. Nếu ánh đèn cũng có tính chất như nước Nếu nước có thể làm người ta chết đuối

Thì người ta cũng có thể chết đuối do ánh đèn (Quà tết) b. Nếu các vị Thánh khi chết di thể không bị hủy hoại Di thể của bé gái không bị hủy hoại

Nên bé gái phải là một vị thánh (phải được phong thánh) (Thánh Bà) c. Blacamăng có phép tiên và anh ta xác định tôi cũng có phép tiên Với phép tiên người ta có thể làm người chết sống lại

Vậy tôi cũng có thể làm anh ta sống lại trong mồ để trả thù. (Blacamăng, người hiền bán phép tiên)

Và chúng tôi xác định dạng này mang những đặc điểm nghệ thuật rất đáng lưu ý do người đọc được nhập cuộc, liên tục nhận thức bước đi của yếu tố kỳảo và cuối cùng có thể phản tỉnh bản thân. Ởđây vai trò của tác giả rõ ràng quan trọng hơn dạng trước. Nếu như với dạng quan hệ nguyên nhân kết quả, yếu tố kỳ ảo thuần túy được quy hết cho một thế lực bên ngoài mà tác giả chỉ có vai trò giới thiệu thì với dạng tạm đoạn luận, tác giả phải đầu tư, thuyết phục người đọc chấp nhận giả thuyết ban đầu của mình, từđó đẩy tác phẩm đi theo mạch cái kỳ ảo thúc đẩy để cuối cùng theo nguyên lý bắt cầu, người

đọc nhận ra mình đang ngập trong một thế giới kỳ ảo mà không phải ai khác, không phải tác giả, mà chính là bản thân mình đã chấp nhận, đã dự phần, đã thúc đẩy nó hiện hình. Đến đây, yếu tố kỳảo tự

mình vận động sau khi nhận được “cú huých” đầu tiên tạo thành một tiến trình hoàn chỉnh. Dạng cấu trúc này thỏa mãn tính chất mang tính hiện thực nhưng vẫn uyển chuyển như huyền thoại của yếu tố kỳ ảo.

Khi xem xét mặt nghệ thuật của kiểu truyện kể này có thể thấy đây cũng là một dạng của thuật ngụy biện bằng cách đưa ra giả thuyết có vẻ nhưđúng nhưng tuyệt đối hóa mọi mặt làm thành một mệnh đề

ngụy trang như chân lý:

Nếu ánh đèn cũng có tính chất như nước- điều này đúng nhưng không phải mọi tính chất của ánh đèn

đều giống như nước. Vấn đề là ánh đèn không thể làm người ta chết đuối. Hay các vị Thánh khi chết di thể không bị hủy hoại- điều này có thểđúng nhưng không phải tất cảđều như vậy (Ít ra thì các Kinh sách cũng không khẳng định tất cả mọi trường hợp), không phải vị thánh nào chết đi thi thể cũng không bị phân rã. Bên cạnh đó, nếu thánh thì thi thể không phân rã không có nghĩa cứ thi thể không phân rã thì phải là thánh- mối quan hệ một chiều, suy ra bịđánh tráo bằng quan hệ tương đương…

Với dạng này, có thể hình dung cấu trúc tác phẩm như sau: Ban đầu bằng một tiền giảđịnh mang tính chân lý bộ phận, câu chuyện làm cho người đọc tin rằng, bị thuyết phục rằng nó là chân lý toàn thể. Từ đó cái phần ngoại biên chính thức trở thành bộ phận của hệ thống và chính nhóm này tự khuếch trương thành một tổng thể buộc người ta phải chấp nhận một cách vừa ngậm ngùi, vừa lý thú. Cái phần ngoại biên ấy với Marquez chính là yếu tố kỳ ảo, ban đầu nó chỉ đóng vai phụ nhưng khi được lên sân khấu nó lại thu hút mọi chú ý và trở thành diễn viên chính với tất cả cái kiêu kỳ, phi chuẩn kỳ diệu của mình, độc giả thì ngạc nhiên, tác giả thì mỉm cười.

Bên cạnh đó, hành động còn là khâu quan trọng trong việc đảm bảo cấu trúc tác phẩm dung chứa

được yếu tố kỳ ảo mà không làm nó thoái hóa hay biến chất. Yếu tố kỳ ảo của Marquez là dạng hiện

đại nên việc bộc lộ tâm lý nhân vật có liên quan đến cái kỳ ảo là rất hạn chế, điều này cũng phù hợp với cảm quan sáng tác của chủ nghĩa hậu hiện đại. Truyện ngắn Marquez không nhằm triển khai tâm lý, vì thế hành động mang tính chất ngoại động và cấu trúc truyện ngắn được cơ cấu tập trung vào hành

động.

Todorov đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại truyện kể khi ông so sánh Ngàn lẻ một đêm của Chahrazade và truyện kể của James Joyce. [71,42] Những khác biệt đối sánh từ hai dạng trên có thể

quy chiếu về những điểm như sau: Tiêu chí/ Đối

tượng Truyện kể của James Joyce

Ngàn lẻ một đêm của Chahrazade Tâm lý Truyện kể tâm lý Truyện kể phi tâm lý Hành động Hành động mang tính nội

động

Hành động mang tính ngoại

động

Vị trí trọng âm Chủ ngữ Vị ngữ

Khi soi chiếu vào những tiêu chí trên thì không mấy khó khăn để nhận ra rằng truyện ngắn kỳ ảo của Marquez cũng thuộc dạng truyện kể phi tâm lý trong đó một hành động mang giá trị tự thân chứ không nhằm làm rõ một nét tính cách nào đó của nhân vật. Như vậy, trong một mệnh để truyện kểđơn giản nhất “X – hành động (nhìn thấy)- Y” theo Todorov đã đề xuất để phân tích, thì trọng tâm đặt ở Y. Các nhân vật của Marquez không trải nghiệm hàng loạt hành động để thể hiện trước người xem những diễn biến tâm lý hay minh chứng một quá trình trưởng thành nội tâm. Nhân vật trong truyện như thế giới con người có phần thụ động trước hành động, không ngừng bị lôi kéo vào một lực hút bất khả chống

đối đến nỗi biến bản thân mình thành một thành phần bị ngoại cảnh và chính hành động chi phối. Đó là Pelayo trong mối quan hệ với ông lão có đôi cánh khổng lồ, là hai cha con nhân vật tôi trước sức hút của tramontana, là bà lão vợ ông Jacob với mùi hương hoa hồng,… những nhân vật này không đề xuất bất cứ một mệnh đề tính từ nào cho bản thân mình, hay nói đúng hơn là trong mối quan hệ giữa bản thân với yếu tố kỳảo cả. Với dạng truyện ngắn kỳ ảo thì mệnh đề này lại được xếp chồng lên mô hình

quan niệm thế giới song trùng Thực- ảo và như một hệ quả tất yếu, yếu tố kỳ ảo lại nổi lên như một trọng điểm thu hút sự chú ý trong tiến trình truyện kể.

Từ phạm vi nội bộ mệnh đề, mở rộng lên mối quan hệ giữa các mệnh đề, Todorov đã chỉ ra hai kiểu quan hệ: trực tiếp và gián tiếp; trong đó ông khẳng định Ngàn lẻ một đêm có dạng quan hệ trực tiếp theo kiểu mọi đặc điểm tính cách đều có tính nhân quả trực tiếp; chúng vừa xuất hiện là gây nên một hành động [71,43]. Truyện ngắn Marquez lại không thuộc kiểu quan hệ thứ nhất. Bởi lẽ tư duy hậu hiện đại không thể để tác giả đề ra một nét tính cách rồi dùng những sự kiện để chứng minh nó như

truyện cổ tích. Thường thì nét tính cách hậu hiện đại luôn vượt ra khỏi nó và chạy trốn tác giả đến những nghịch lý khó khái quát nhất và mối quan hệ trực tiếp tương hỗ của sự kiện với tính cách không thể diễn ra trong một hoàn cảnh mà người kể không thể, hay không còn muốn đóng vai trò toàn năng của Thượng đế đứng ra dàn xếp mọi chuyện. Tất cả đều muốn bứt phá ra khỏi giới hạn của nó để làm một cuộc đổi mới, để có được sự sống của riêng mình- yếu tố kỳ ảo trong chủ nghĩa hậu hiện đại là một điển hình. Vì thế mối quan hệ hiện tồn trong tác phẩm chỉ còn là gián tiếp, phân mảnh và phần việc mà tác giả có thể làm là cắt ghép và tái sắp xếp. Trong hoàn cảnh này truyện kể không được dẫn dắt bởi logic của nhân vật hay hành động nhân vật ý thức mà phụ thuộc vào, trường hợp truyện ngắn kỳ ảo của Marquez, bản thân tiến trình của yếu tố kỳ ảo khi nó đang chiếm giữ vai trò vị ngữ của truyện kể.

Đó là trường hợp Biển của thời đã mất- yếu tố biển thể hiện tăng cấp liên tục dẫn đến vô vàn những biến đổi như mùi hương, thiên hạ kéo về, những người chết bơi dưới biển, dưới đáy biển trầm tích lớp lớp rùa,… quy định và thúc đẩy nhân vật hành động. Trường hợp Tramontana là cơn gió khủng khiếp dẫn đến 2 cái chết, trường hợp Người chết trôi đẹp nhất trần gian là cái xác hàn gắn những người sống,…

Thứ hai, yếu tố kỳ ảo thể hiện một dạng cấu trúc đặc biệt giúp các truyện ngắn của Marquez thể

hiện cấu trúc huyền thoại của nó. Lévi-Strauss từng đề xuất công thức cấu trúc huyền thoại như sau: fx (a): fy (b) fx (b): fa-1 (y)

Theo sự diễn giải của E.M. Melentinsky, “trong công thức này thông số a gắn với chức năng tiêu cực x, còn thông số b là trung gian giữa x và chức năng tích cực y. Biểu tượng đại số của thông số b mà ở đó luận cứ và chức năng đổi chỗ cho nhau còn thông số a phải bị trừ đi một phần nào đó đã chứng minh rằng sự phát triển của huyền thoại theo chiều xoáy trôn ốc, dẫn đến tình trạng hủy cũ tạo mới…”

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez (Trang 90 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)