Con đường của yếu tố kỳ ảo thành một biểu tượng

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez (Trang 71 - 74)

YẾU TỐ KỲ ẢO VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN NGẮ N MARQUEZ

3.1.2. Con đường của yếu tố kỳ ảo thành một biểu tượng

Có thể nói những biểu tượng nổi bật nhất của Marquez đều có mối liên hệ với yếu tố kỳảo, vì thế

chúng tôi tiến hành xác định mối quan hệ này như một quá trình tác động xuyên thấm lẫn nhau của yếu tố kỳảo và các biểu tượng theo các bước sau:

Bước thứ nhất, con đường của yếu tố kỳ ảo đi vào biểu tượng cũng chính là con đường của huyền thoại học. Có lẽ chúng có cùng một căn nguyên từ tính chất của lời nói- ra đời trong thời đại huyền thoại như Giambattista Vico [17,152-153] đã trình bày. Bản thân ngôn từđã mang tính kỳảo tự

trung trong nó cả sự sáng tạo cho dù được ý thức bịđộng là nhân danh Thượng đế hay chủđộng là nối dài sự sáng tạo của Vật tạo chủ bằng cách hoàn chỉnh tồn tại và ý nghĩa của sự vật. Tác giảĐào Ngọc Chương tiếp tục khẳng định: “Đó là thứ ngôn ngữ sự vật và hành động… ngôn ngữ ấy chính là thứ ngôn ngữ kỳ ảo, và nhờ thế có thể nói được bản chất của sự vật theo một đường bay của tưởng tượng và biến những thực thể sống động thành thần thánh… đặc trưng tư duy huyền thoại, luôn trên tiến trình, hay ít nhất là trên một tiến trình, từ sự tưởng tượng với hiện tượng nhân hóa đến trừu tượng, từ các thần đến các biểu tượng và rồi dẫn đến phúng dụ”(tr54). Từ bản chất của ngôn từ, cái kỳ ảo đã phôi thai; đường dây kết nối yếu tố kỳ ảo và biểu tượng chính là đường bay của tưởng tượng nối liền những sự vật hiện hữu cũng như sự vật phi hiện hữu, trừu tượng. Biểu tượng là ánh sáng ở cuối đường hầm này. Như vậy, theo góc nhìn huyền thoại thì biểu tượng là sự suy thoái của các thần, hay đúng hơn là sự trừu tượng hóa lần thứ hai để chỉ giữa lại những nét tinh chất nhất. Đến lượt mình những nét tinh chất ấy tham gia vào quá trình tái cấu trúc thành chỉnh thể mang tính phúng dụ. Biểu tượng là kết quả

trung gian của hai lần trừu tượng hóa vì thế nó vừa mang những nét chung hơn các hình tượng nhân hóa nhưng vẫn riêng hơn các hệ thống phúng dụ. Điều này càng củng cố tính phân tầng trong đặc điểm của biểu tượng chúng tôi đã đề cập. Cụ thể như nhà triết học Đức Ernest Cassirer đã xác định huyền thoại theo hướng biểu tượng như sau: “Cassirer nhận thấy đặc trưng của tư duy huyền thoại trong sự không tách biệt hiện thực và lý tưởng, sự vật và hình tượng, vật thể và bản chất, “nguyên lý” và nguyên tắc… do đó sự tương đồng hay tiếp giáp biến thành tính nhất quán nhân quả; còn quá trình nhân quả lại mang đặc tính biến đổi vật chất. Các quan hệ không được tổng hợp mà được đồng nhất; các hình tượng cụ thể được thống nhất hóa thế chỗ cho các “quy luật”; bộ phận tương đồng với tổng thể về chức năng; [55,51]

Ánh sáng cũng như nước là một trường hợp như vậy. Sự tương đồng của người nói về một khía cạnh của ánh sáng và nước, với niềm tin của con trẻ, đã trở thành nhất quán, đồng nhất. Rõ ràng đến khi lũ

trẻ chết đuối trong thứ ánh sáng ấy thì cái tương cận hoàn toàn bị thay thế bằng quy định võ đoán đã

được chấp nhận một cách nghiêm ngặt nhất. Quy luật một khi đã hình thành dù là trên tính võ đoán nhưng sẽ được duy trì, cố kết theo kiểu luật trò chơi mà người tham gia phải hoàn toàn chấp nhận. Dòng ánh sáng này, vì thế, gợi nên trước hết như một vùng nước bao la để lũ trẻ có thể tha hồ khám phá, đó là bước thứ nhất của biểu tượng khi thiết lập trên mối quan hệ gần gũi. Nhưng sau đó nó trở

thành đại dương, thành thứ biển cả có thể dìm cả làng vào lúc mười một giờ trưa trong Biển của thời đã mất. Dễ dàng nhận thấy sự tương đồng giữa hình ảnh những người đàn ông và phụ nữ cưỡi ngựa cùng những con người xoay quanh quán nhạc với lũ trẻ chết đuối trong Ánh sáng cũng như nước:

“Còn ba mươi sáu bạn cùng lớp của chúng đang trôi nổi đây đó khắp căn hộ, đã chết cứng và được vĩnh hằng hóa trong khoảnh khắc đái vào chậu men sứ, trong khoảnh khắc hát bài hát của trường với

lời đã được đổi bằng những câu thơ nhạo báng thầy hiệu trưởng, trong khoảnh khắc uống trộm một cốc rượu brandy trong chai của ông bố…” [52,56]

Bước thứ hai, trường hợp cái trải nghiệm và cái tưởng tượng cùng một chủđề nhưng lại khác bản chất, chúng thường gắn kết nhưng cũng có khi tách biệt, cái tưởng tượng, huyền thoại khi ấy không đi song hành mà thay thế cuộc sống. Người tiếp nhận huyền thoại có thể chú ý mà chẳng hề ngạc nhiên… Huyền thoại, đến lượt mình, là yếu tố kỳ ảo đặt vấn đề hơn là giải thích, định vị hơn là giải quyết. Đó là lý do một điều gì đó lại được nói theo cách này hay cách cốđịnh khác để dẫn đến chỗ người ta khám phá ra tưởng tượng được nuôi dưỡng từ những gì, nó thao tác ra sao trong khi biến đổi và tái tạo dưới vẻ dường như vô can. Trường hợp này biểu tượng kéo dài sự linh hiển. Đó là cung cấp tính linh thiêng cho các yếu tố tham gia vào biểu tượng:

… phần lớn các linh hiển có khả năng trở thành biểu tượng. Nhưng không phải trong sự chuyển đổi của các linh hiển thành biểu tượng mà ta tìm kiếm vai trò quan trọng của hệ thống biểu tượng trong kinh nghiệm thần bí- tôn giáo của loài người. Không phải chỉ vì biểu tượng kéo dài một linh hiển hoặc thay thế việc đó mà biểu tượng có vai trò quan trọng, trước hết chính là bởi biểu tượng có thể kéo dài quá trình hiển linh hóa và nhất là khi có cơ hội, chính bản thân nó lại là một linh hiển, có nghĩa là nó phát hiện một sự thật linh thiêng hoặc có tính vũ trụ mà không có bất kỳ một thể hiện nào khác có thể phát hiện được. [26,179]

Đó là cái khát khao đồng hóa, mong nhận ra một nguồn gốc chung trong tầng sâu ý nghĩa để nhận ra mình là bộ phận. Đó là cái chết của người bảo vệ già khi muốn thâm nhập và đồng nhất vào cơn gió Tramontana cổ xưa nhất; là sự hóa thân trong những tầng lớp ý nghĩa sâu kín nhất có vai trò như những cổ mẫu vào các nhân vật trong Đôi mắt chó xanh và phân thân trong Bên kia cái chết. Sự kéo dài những huyền thoại thông qua yếu tố kỳ ảo hiện hình thành những biểu tượng mà với khả năng của mình, nó kéo dài sự kỳ diệu từ quá khứ đến thực tại theo kiểu người thanh niên đã kéo con tàu ma về

làng mình cho mọi người thấy trong Chuyến đi cuối cùng của con tàu ma hoặc cũng có thể ngược lại, kéo hiện tại về với những khoảnh khắc quá khứ phi thường, vượt ra ngoài những suy xét lý trí của người hiện đại như kiểu bóng ma Ludovico đã làm với vợ chồng nhân vật xưng tôi trong Những bóng ma tháng Tám. Tuy nhiên, cách thức đặc biệt nhất và cũng là đặc trưng kiểu chủ nghĩa hiện thực huyền

ảo của Marquez chính là duy trì quan niệm cổ xưa ngay trong đời sống hiện tại. Theo cách đó hiện tại trở thành chính nó khi hé lộ được tất cả những khả năng mà chỉ có yếu tố kỳ ảo mới thi hành hoàn chỉnh. Đó là việc người ta gặp gỡ chất vấn và chứng kiến sự ngạc nhiên của Thần Chết theo kiểu chính con người quyết định số phận của mình trong Chết ở Samarra. Hay cách người ta sống giữa thực và ảo thực hơn cả đời sống khi có thể thưởng thức được tất cả màu sắc, hương vị và cảm giác trong mơ. Những ám ảnh lôi kéo con người đến nỗi không thể phân biệt đâu là thực đâu là ảo, đâu là cõi người sống đâu là cõi người chết (Bên kia cái chết); tất nhiên khi có sự lưỡng phân giữa hai đối tượng được

đẩy ta phía trước ngụy trang cho sự song tồn thực ảo thì biểu tượng chiếc gương vẫn hiện lên như một hình ảnh quyền lực nhất (Bên kia cái chết, Đôi mắt chó xanh,…)

3.2. Một số biểu tượng gắn với yếu tố kỳảo trong truyện ngắn G.G.Marquez

Tư duy biểu tượng tạo thành một hệ thống xoay quanh và phối kết với cái trung tâm cốt lõi theo nhiều hướng khác nhau khó mà tập trung được. Vì thế nỗ lực chỉ ra ý nghĩa cụ thể của biểu tượng là bất khả hoặc đẩy sang một thái cực khác là đơn giản hóa nó vào cái cá thể. Con đường của biểu tượng phải đi theo hướng từ cái đơn thành cái bội (chữ của Jean Chevalier) để soi chiếu và bổ sung cho các nét nghĩa. Vì thế, chúng tôi trình bày biểu hiện cái kỳ ảo như một trung tâm thu hút xung quanh nó những dạng thức có mối liên hệ nhiều khi rõ ràng, nhiều khi tiềm ẩn hình thành những nhóm biểu tượng. Tiêu chí phân định phạm vi liên kết là tư tưởng và sáng tác của Marquez. Chúng tôi chủ yếu khảo sát 03 nhóm biểu tượng gồm biểu tượng biển, hoa hồng và du tử.

Từ cái nhìn sơ khởi, việc lựa chọn biểu tượng tuy ít nhiều mang tính võ đoán nhưng cái kết quả để lại, cái tổng thể của nó đã hứa hẹn một tuyến liên kết mà trong những mê lộ của tư tưởng và ngôn ngữ có thể bắt lấy được. Tiến hành khảo sát các nhóm biểu tượng chúng tôi ý thức được những phạm vi tinh nhạy với tính co giãn của đối tượng được đề cập. Một biểu tượng sẽ mang khả năng liên kết theo trục ngang và trục dọc đến một hệ thống các hình ảnh và ý nghĩa, vì thế tự giới hạn vào một đối tượng nhất

định không khác gì tự giết chết những ý nghĩa chưa bao giờ từ bỏ sức sinh sôi của mình.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)