Vai trò của yếu tố kỳ ảo trong Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez (Trang 27 - 28)

Thứ nhất, yếu tố kỳ ảo có vai trò xác lập một khuynh hướng cho trào lưu chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Cái kỳ ảo đóng vai trò là định ngữ cho hiện thực (magic realism) nên quy định cả tính chất của hiện thực. Một hiện thực phát triển theo hướng kỳ ảo đến một cấp độ nào đó thì mới thành hiện thực huyền ảo. Yếu tố kỳ ảo phải mang một nồng độ nhất định thì mới khu biệt được hiện thực huyền

ảo với những dạng hiện thực đời sống và văn học khác. Tuy ngoại diên của yếu tố kỳ ảo khá rộng nhưng cũng có những truyện ngắn của Marquez chỉ dừng lại ở ý niệm lạ so với hiện thực, về bản chất, nó vẫn là hiện thực- đó là trường hợp truyện ngắn Bà Maria dos Przeres.

Thứ hai, yếu tố kỳ ảo trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đã góp phần đổi mới quan niệm về thế

giới quan, nhân sinh quan. Đây là sự kế thừa và phát triển từ mô hình quan niệm đã được hình thành từ

hiện thực hiện lên không còn như nó đã làđang là, sẽ là. Nói cách khác, đó là một thứ hiện thực cao hơn hiện thực cuộc sống đang có, được soi chiếu bằng một hệ thống quan niệm mới. Văn học là một hình thái ý thức xã hội, tư tưởng cũng không thể tách rời khỏi hiện thực. Thế kỷ XX và những năm

đầu thế kỷ XXI đã cung cấp một hiện thực ngoại cỡ tác động động sâu sắc đến tâm tư và nhận thức nhân loại. Đến giai đoạn này tự hiện thực bộc lộ hết mọi khả năng kỳảo của nó, đó là những cuộc đại chiến thế giới khủng khiếp hơn cả cuộc chiến giữa các vị thần, đó là những thảm họa không do Thượng

đế gửi đến mà do con người đang hằng ngày hủy diệt thế giới; đó là song đề tư duy về bản chất sóng hay hạt của vật chất mà con người phải chấp nhận thế xác suất,… Những nhân tố này được hút vào mô hình quan niệm có sẵn bằng một lực bất khả kháng nhưđộ lún của lưới không- thời gian mà Einstein

đã nói. Hiện tượng chạy xung quanh mô hình, hòa nhập với mô hình cổ xưa; ngược lại, bản thân mô hình lần lượt phản chiếu ánh sáng của mình lên từng mặt của hiện tượng, từng phút từng phút một mở

ra những khía cạnh của một thứ hiện thực mới. Thứ hiện thực này thể hiện một cách cực độ ở khu vực Mỹ Latin.

Do những điều kiện lịch sử quy định, khu vực Mỹ Latin trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ thế kỷ XV, sau nhiều biến động, nền tự do được trả về cho người bản xứ nhưng những bất

ổn về chính trị đã đưa khu vực vào những chuỗi biến động liên tục từ cộng hòa, sang chế độ độc tài, nội chiến, bạo lực,… Chính hiện thực ngoại cỡ này đã tạo nên một nhãn quan mới các tác giả Mỹ Latin và phong trào chủ nghĩa hiện thực huyền ảo ra đời dựa trên sự kết hợp của thực và ảo, của hiện thực sôi

động và yếu tố kỳảo trong văn học.

Như vậy, có thể thấy được, nằm trên một khung mô hình quan niệm chung từ cổ xưa, yếu tố kỳ ảo vẫn luôn được bảo tồn và phát triển, đặc biệt đóng một vai trò quan trọng trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo- một trào lưu của chủ nghĩa hậu hiện đại. Vì thế, việc làm rõ bản chất của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo chính là tiến thêm một bước tiếp cận với yếu tố kỳảo trong truyện ngắn Marquez.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)