Giảm sự phụ thuộc vào đồng USD

Một phần của tài liệu Đề tài " Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam " pptx (Trang 53 - 56)

Với việc bơm tiền để giải cứu nền kinh tế thông qua Chƣơng trình Nới lỏng Định lƣợng (Quantitative Easing – QE), FED đã bơm vào nền kinh tế thế giới 600

tỷ USD thông qua QE169 và 900 tỷ USD thông qua QE270.

Trong khi đó, phần lớn dự trữ ngoại hối của các nƣớc khối BRICs là các tài sản tài chính định giá bằng USD71. Vì vậy, việc tăng cung USD của Mỹ đã khiến đồng tiền này giảm giá nghiêm trọng và làm cho kho dự trữ ngoại hối của các nƣớc BRICs cũng giảm giá trị theo. Để bảo toàn tài sản tài chính, các nƣớc BRICs đã kêu gọi xây dựng một hệ thống tiền tệ mới đa dạng hơn. Tại hội nghị thƣợng đỉnh BRICs diễn ra tại Yekaterinburg, Nga, tháng 6/2009, các nguyên thủ nhóm này đã nhất trí ra tuyên bố chung nhấn mạnh “nhu cầu phải có một hệ thống tiền tệ quốc tế ổn định, dễ dự đoán và đa dạng hơn đang trở nên cấp thiết". Đến hội nghị thƣợng đỉnh tại Brasilia, Brazil, tháng 4/2010, các nhà lãnh đạo BRICs một lần nữa nhất trí "nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự ổn định tƣơng đối của các đồng tiền dự trữ chính và tính bền vững của các chính sách tài chính nhằm đạt đƣợc tăng trƣởng kinh tế cao trong dài hạn" và "nhu cầu về một hệ thống tiền tệ ổn định hơn, dễ dự đoán hơn và đa dạng hơn đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết". Tại hội nghị thƣợng đỉnh tại Tam Á, Trung Quốc, BRICs thống nhất cho rằng "khủng hoảng tài chính quốc tế đã bộc lộ sự thiếu hiệu quả của hệ thống tài chính, tiền tệ

68 CAND online, Nhà kinh tế Jeffrey Sachs sẽ trở thành tân Chủ tịch Ngân hàng thế giới?, truy cập lúc 10:33

ngày 21/3/2012 tại địa chỉ http://www.cand.com.vn/vi-VN/quocte/2012/3/168121.cand

69 Wallstreet Journal, Fed fires $600 billion Stimulus shot, truy cập lúc 18:40 ngày 21/3/2012 tại địa chỉ

http://online.wsj.com/article/SB10001424052748703506904575592471354774194.html

70 CNNMoney, QE2: Fed pulls the trigger, truy cập lúc 18:43 ngày 21/3/2012 tại địa chỉ

http://money.cnn.com/2010/11/03/news/economy/fed_decision/index.htm

71 Council on Foreign Relations, Quarterly Update: BRIC Financial Holdings — Dollar Appreciation

Mitigates Reserve Accumulation, truy cập lúc 18:54 ngày 21/3/2012 tại địa chỉ

http://www.cfr.org/geoeconomics/quarterly-update-bric-financial-holdings-dollar-appreciation-mitigates- reserve-accumulation/p25634

hiện hành" và "ủng hộ việc cải cách và nâng cấp hệ thống tiền tệ quốc tế, với một hệ thống tiền tệ quốc tế rộng lớn hơn", "hoan nghênh việc thảo luận về vai trò của SDR trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện tại, bao gồm cả kết cấu của rổ tiền tệ tạo nên SDR".

Tháng 1/2011, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sỹ, Tổng thống Nga Medvedev đã đề xuất nên đƣa thêm đồng tiền của các nƣớc BRICs vào rổ tiền tệ để tính SDR của IMF72. Tháng 5/2011, Yi Gang, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, đã kêu gọi IMF nên xem xét việc bổ sung đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi, ví dụ nhƣ các nƣớc BRICs, vào rổ tiền tệ để tính SDR. Trƣớc đó, vào tháng 3/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên đã lần đầu tiên nêu lên tham vọng dài hạn của Trung Quốc trong việc thay thế USD bằng một loại tiền siêu quốc gia giống nhƣ đồng SDR của IMF và ám chỉ rằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc có thể là một trong các thành phần của đồng tiền siêu quốc gia này.73

Để giảm phụ thuộc vào USD, Trung Quốc đã luôn kêu gọi các nƣớc khác sử dụng nội tệ thay USD trong giao dịch thƣơng mại. Tháng 12/2011, Thủ tƣớng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tƣớng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã nhất trí thúc đẩy hợp tác song phƣơng trên lĩnh vực tài chính, khuyến khích các công ty hai nƣớc sử dụng nội tệ là đồng Yen và Nhân dân tệ trong buôn bán nhằm giảm rủi ro ngoại

hối74. Chính phủ Trung Quốc cũng đã triển khai thực hiện các “chính sách hoán đổi

tiền tệ” có tổng trị giá 650 tỷ Nhân dân tệ (tƣơng đƣơng 95 tỷ USD) với Argentina,

Belarus, Hong Kong, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc75. Tháng 8/2011, các quan

chức Trung Quốc đã thông báo với Chủ tịch Phòng Thƣơng mại Châu Âu tại Trung Quốc Davide Cucino là đến năm 2015 đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ đƣợc tự do chuyển đổi. Theo Sacha Tihanyi, một nhà chiến lƣợc của công ty Scotia Capital có trụ sở ở Hồng Kông: "việc cho phép đồng Nhân dân tệ tự do chuyển đổi

72

RiaNovosti, Medvedev proposes including BRIC currencies into IMF's SDR, truy cập lúc 15:25 ngày

21/3/2012 tại địa chỉ http://en.rian.ru/world/20110126/162320688.html

73 Reuters, China FX head proposes adding BRICS currencies to SDR -report, truy cập lúc 19:05 ngày

21/3/2012 tại địa chỉ http://af.reuters.com/article/southAfricaNews/idAFL3E7G500820110505

74

Vietnamplus, Nhật Bản và Trung Quốc tăng hợp tác song phương, truy cập lúc 14:37 ngày 10/4/2012 tại

địa chỉ http://www.vietnamplus.vn/Home/Nhat-Ban-va-Trung-Quoc-tang-hop-tac-song- phuong/20124/134567.vnplus

75 VnExpress, Trung Quốc sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán quốc tế, truy cập lúc 14:43 ngày 10/4/2012

là bƣớc quan trọng trong quá trình thúc đẩy đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế và gia tăng việc sử dụng đồng tiền này trong thƣơng mại toàn cầu"76. Đồng thời, Trung Quốc cũng đã giảm dần lƣợng trái phiếu kho bạc Mỹ mà nƣớc này nắm giữ. Cụ thể, đến cuối tháng 12/2011, Trung Quốc đã cắt giảm nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ xuống còn 1.151,9 tỷ USD, từ mức đỉnh 1.314,9 tỷ USD của tháng 7/201177

.

Song song với việc kêu gọi giảm phụ thuộc vào đồng USD trên trƣờng quốc tế, các nƣớc BRICs đã chủ động triển khai các hành động nhằm hiện thực hóa mong muốn của mình. Lâu nay, trong thƣơng mại giữa các nƣớc BRICS, đồng tiền thanh toán thƣờng là USD, mà tỉ giá hối đoái đồng USD lại liên tục biến động. Nếu các nƣớc BRICS thực hiện thanh toán bằng đồng nội tệ trong thƣơng mại nội khối sẽ có thể tránh đƣợc tác động tiêu cực từ biến động tỉ giá hối đoái. Trong thời gian diễn ra hội nghị thƣợng đỉnh BRICs tại Tam Á, Trung Quốc, vào tháng 4/2011, đại diện Ngân hàng các nƣớc BRICS đã ký Hiệp định khung hợp tác tài chính cơ chế hợp tác Ngân hàng các nƣớc BRICS, điều này có nghĩa là sẽ mở rộng thanh toán bằng đồng nội tệ giữa các nƣớc BRICS và huy động vốn đồng nội tệ, thuận tiện cho thƣơng

mại và đầu tƣ78. Tại hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 4 của nhóm BRICS diễn ra tại Ấn

Độ, các nƣớc BRICS đã ký thỏa thuận về việc mở rộng các điều kiện tín dụng bằng đồng nội tệ của 5 nƣớc trong nhóm và một bản ghi nhớ đa phƣơng của BRICS về hiệp định thể thức xác nhận tín dụng. Thỏa thuận chính sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào các đồng tiền nhƣ USD, Yên trong các giao dịch giữa các nƣớc BRICS, đồng thời giúp giảm các chi phí giao dịch thƣơng mại nội khối. Còn hiệp định thể thức xác nhận tín dụng quy định việc xác nhận các luồng tín dụng khi nhận đƣợc yêu cầu

từ nƣớc xuất khẩu, ngân hàng xuất khẩu hay ngân hàng nhập khẩu79.

76 Bloomberg, Yuan will be fully convertible by 2015 Chinese officials tell EU Chamber, truy cập lúc 16:06

ngày 10/4/2012 tại địa chỉ http://www.bloomberg.com/news/2011-09-08/yuan-to-be-fully-convertible-by- 2015-eu-chamber.html

77 US Treasury, Major Foreign Holders of Treasury Securities, truy cập lúc 11:53 ngày 26/4/2012 tại địa chỉ

http://www.treasury.gov/resource-center/data-chart-center/tic/Documents/mfh.txt

78

Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, Các nước nhóm BRICS mưu cầu quyền phát ngôn trên trường quốc tế

trong thời hậu khủng hoảng tài chính, truy cập lúc 19:17 ngày 21/3/2012 tại địa chỉ http://vietnamese.cri.cn/481/2011/04/15/1s154229.htm

79 VOV, BRICS ký thỏa thuận hợp tác tài chính và thương mại, truy cập lúc 20:30 ngày 9/4/2012 tại địa chỉ

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đề tài " Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam " pptx (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)