Chuyển diễn đàn chính về hợp tác kinh tế quốc tế từ G7 thành G20

Một phần của tài liệu Đề tài " Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam " pptx (Trang 47 - 50)

Trở lại với nguồn gốc khái niệm BRICs, lý do Goldman Sachs chọn nghiên cứu 4 nền kinh tế Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc mà không chọn các nền kinh tế mới nổi khác là BRICs vƣợt trội về quy mô kinh tế, dân số và có xu hƣớng thách thức vai trò, ảnh hƣởng của các nền kinh tế phát triển trên thế giới52.

Trật tự thế giới hiện nay đƣợc xây dựng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai với hai cực ban đầu là Liên Xô và Mỹ. Sau khi hệ thống Xã hội Chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, một số ngƣời cho rằng thời của thế giới đa cực đã đến. Tuy nhiên sau chiến tranh lạnh, phƣơng Tây, đứng đầu là Mỹ, lại có tham vọng xây dựng một thế giới đơn cực dƣới quyền chỉ huy của mình. Với sức mạnh kinh tế và chính trị to lớn, phƣơng Tây cố gắng áp đặt trật tự thế giới phục vụ cho lợi ích của các nƣớc này. Theo Luận văn Thạc sỹ “Vai trò các nƣớc G7 đối với thƣơng mại Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế Thế giới” của tác giả Hồng Phú Cƣờng: năm 1975 ”nhóm G7 ra đời, bao gồm 7 nƣớc tƣ bản phát triển nhất thế giới: Mỹ, Nhật, Tây Đức, Italia, Anh, Pháp và Canada” và “mục tiêu ban đầu của việc

52

thành lập nhóm G7 là xem xét và cải cách những vấn đề kinh tế, các chính sách đối ngoại của các nƣớc tƣ bản đầu đàn. Nhóm G7 đã trở thành trung tâm soạn thảo chiến lƣợc toàn cầu của chủ nghĩa tƣ bản, nhiều thỏa thuận kinh tế giữa các nƣớc

trong nhóm đã đƣợc ký kết”53; “các hội nghị cấp cao của G7 ngày càng giữ vai trò

to lớn trong quá trình phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Mục tiêu chính của các hội nghị này là thảo luận rộng rãi và cùng phối hợp giải quyết những vấn đề kinh tế nhƣ: triển vọng phát triển kinh tế thế giới và thƣơng mại quốc tế, ngăn chặn và điều tiết các cuộc khủng hoảng tài chính, các quá trình luân chuyển vốn, hoạt động của các tập đoàn xuyên quốc gia, viện trợ cho các nƣớc đang phát triển và nhiều nƣớc khác. Các cuộc gặp mặt thƣờng niên của nhóm G7 từng bƣớc trở thành cơ chế soạn thảo những chính sách quốc tế toàn cầu”54.

Tháng 10/2001, Jim O’Neill, kinh tế gia trƣởng của ngân hàng Goldman Sachs khi lần đầu tiên đƣa ra khái niệm BRICs đã dự đoán: trong vòng 10 năm tới (kể từ năm 2001), tỷ trọng của BRICs và đặc biệt là Trung Quốc trong GDP toàn cầu sẽ tăng lên, làm nảy sinh các vấn đề quan trọng về tác động kinh tế toàn cầu của chính sách tài chính và tiền tệ tại BRICs. Đi đôi với điều đó, các diễn đàn hoạch định chính sách toàn cầu nên đƣợc tổ chức lại, cụ thể, nhóm G7 cần đƣợc điều chỉnh để kết nạp thêm các đại diện của BRICs55.

Điều này đã trở thành hiện thực khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào năm 2008, các nền kinh tế phát triển của nhóm G7 lâm vào suy thoái trầm trọng. Đối lập với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi, tiêu biểu là BRICs. Để có thể khắc phục hậu quả khủng hoảng và vận hành nền kinh tế thế giới tốt đẹp hơn, các nƣớc phát triển buộc phải mở rộng diễn đàn, chấp nhận các quốc gia mới nổi tham gia vào quá trình hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu.

Vào năm 2009, nhóm G20 – nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi- chính thức trở thành diễn đàn chính cho việc hợp tác kinh tế quốc tế, chức năng mà trong 3 thập kỷ trƣớc đây vốn thuộc G7.

53Hồng Phú Cƣờng, 2000, Vai trò các nước G7 đối với thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập vào

nền kinh tế Thế giới, Luật văn Thạc sỹ khoa học kinh tế, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, trang 8.

54 Hồng Phú Cƣờng, 2000, Vai trò các nước G7 đối với thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập vào

nền kinh tế Thế giới, Luật văn Thạc sỹ khoa học kinh tế, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, trang 9.

55

Theo Khóa luận tốt nghiệp “Vai trò của G20 trong việc đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008” của tác giả Nguyễn Thị Hƣơng Giang: việc thiết kế G20 là “nhằm mục đích tạo ra một diễn đàn để các nƣớc công nghiệp phát triển và các nƣớc mới nổi có thể cùng nhau bàn thảo về các vấn đề kinh tế toàn cầu”, “G20 là một diễn đàn phi chính thức, khuyến khích các cuộc thảo luận mở và mang tính chất xây dựng giữa các nƣớc phát triển và các thị trƣờng mới nổi về các vấn đề trọng điểm liên quan tới sự ổn định kinh tế toàn cầu. Thông qua việc góp phần tăng cƣờng năng lực của hệ thống tài chính quốc tế cũng nhƣ tạo ra các cơ hội cho đối thoại về chính sách quốc gia, về hợp tác quốc tế và các tổ chức tài chính quốc tế, G20 thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế trên phạm vi toàn cầu”56.

Trong Tuyên bố chung của G20 tại hội nghị Pittsburgh năm 2009, các nguyên thủ của nhóm G20 đã khẳng định "chúng tôi thiết kế G20 trở thành diễn đàn chính cho việc hợp tác kinh tế quốc tế. Chúng tôi thiết lập Cơ quan Ổn định Tài chính (FSB-Financial Stability Board) nhằm kết nạp các nền kinh tế mới nổi lớn và hoan nghênh các nỗ lực của họ nhằm phối hợp và giám sát quá trình tăng cƣờng năng lực điều hành tài chính".57

Lý giải cho điều này, hãng tin CBSNEWS trích dẫn tuyên bố của Nhà Trắng: "những thay đổi mạnh mẽ trong nền kinh tế thế giới đã không luôn đƣợc phản ánh trong cấu trúc hợp tác kinh tế toàn cầu", "hôm nay, các nhà lãnh đạo đã quyết định G20 sẽ là diễn đàn chính cho hợp tác kinh tế quốc tế. Quyết định này cho phép có sự tham gia của các nền kinh tế cần thiết cho việc xây dựng một nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ hơn, cân bằng hơn, cho việc cải cách hệ thống tài chính và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của những ngƣời nghèo nhất"58.

Sự dịch chuyển diễn đàn từ G7 sang G20 phải ánh sự công nhận của thế giới đối với ảnh hƣởng đang ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi. Với thực trạng

56 Nguyễn Thị Hƣơng Giang, 2009, Vai trò của G20 trong việc đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu

2008, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, trang 29.

57

G20-G8.com, Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo G20 tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Pittsburgh,

Mỹ, truy cập tại địa chỉ http://www.g20-g8.com/g8-

g20/root/bank_objects/EN_declaration_finale_pittsburgh2009.pdf

58CBSNEWS, G-20 declared top global economic council, truy cập lúc 15:01 ngày 19/3/2012 tại địa chỉ

kinh tế Mỹ và châu Âu đầy khó khăn nhƣ hiện nay thì tiếng nói của BRIC trong G20 đã trở nên có trọng lƣợng hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài " Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam " pptx (Trang 47 - 50)