Là đầu tầu thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu Đề tài " Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam " pptx (Trang 32 - 36)

Do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, tăng trƣởng kinh tế bắt đầu suy giảm từ năm 2008 và nặng nề nhất là năm 2009 khi tăng trƣởng kinh tế toàn cầu ở mức âm (-2,3%).

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng trung bình của kinh tế thế giới.

Đơn vị: %.

2007 2008 2009 2010 2011

3,98 1,44 -2,30 4,21 3,80

Nguồn: WB và IMF

Trong giai đoạn này, các nền kinh tế phát triển tăng trƣởng với tốc độ khá thấp, trong đó có 2 năm tăng trƣởng âm là 2008 và 2009.

Bảng 2.2. Tốc độ tăng trƣởng khối G7 từ 2007 đến 2011.

Đơn vị: %.

2007 2008 2009 2010 2011

2,46 -0,25 -4,26 2,72 1,30

Nguồn: WB và IMF

Trong khủng hoảng, kinh tế của các nƣớc BRICs cũng bị ảnh hƣởng tiêu cực nhƣng đã nhanh chóng phục hồi. Dấu hiệu đầu tiêu về sự phục hồi này là chỉ số PMI 20.

Theo số liệu của Goldman Sachs, chỉ số PMI của Trung Quốc chạm đáy vào tháng 11/2008, sớm hơn tất cả các nền kinh tế khác và đã phục hồi nhanh chóng sau đó. Mặc dù chỉ số PMI của Brazil và Nga phục hồi chậm hơn so với Ấn Độ và Trung Quốc, toàn khối BRICs vẫn vƣợt xa các nền kinh tế mới nổi khác cũng nhƣ các nƣớc công nghiệp phát triển.

20 Chỉ số PMI (Purchasing Managers Index) là chỉ báo về tình trạng kinh tế của khu vực sản xuất. Chỉ số này

đƣợc tính dựa trên 5 chỉ báo chính: số đơn đặt hàng mới, mức độ hàng tồn kho, sản xuất, giao hàng và môi trƣờng việc làm.

Chỉ số PMI cao hơn 50 cho thấy khu vực sản xuất đang mở rộng, chỉ số thấp hơn 50 chứng tỏ khu vực sản xuất đang thu hẹp lại.

Biểu đồ 2.1. Chỉ số PMI của BRICs và các nƣớc khác.

Nguồn: Goldman Sachs.

Nhờ sự phục hồi nhanh chóng này nên trong khi các nền kinh tế phát triển đang gặp khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nền kinh tế mới nổi thuộc khối BRICs có tốc độ tăng trƣởng khả quan, trong các năm 2008 và 2009, GDP toàn khối BRICs luôn đạt tăng trƣởng dƣơng.

Bảng 2.3. Tốc độ tăng trƣởng trung bình của khối BRICs từ 2007 – 2011.

Đơn vị: %.

2007 2008 2009 2010 2011

9,66 6,24 2,46 7,68 5,90

Nguồn: WB và IMF

Chính nhờ sự phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ của mình, cộng với sự suy yếu của các nền kinh tế phát triển, đóng góp của BRICs vào tăng trƣởng kinh tế toàn cầu đã tăng mạnh lên trên 50%. Mức đóng góp này cao gần gấp 2 lần so với giai đoạn 2000-2007 khi trung bình đóng góp của BRICs vào tăng trƣởng hàng năm của kinh tế thế giới chỉ ở mức 27%21.

21

Biểu đồ 2.2. Đóng góp của các nền kinh tế vào tăng trƣởng GDP toàn cầu.

Nguồn: Goldman Sachs. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ biểu đồ cho thấy, vai trò của các nền kinh tế công nghiệp phát triển trong việc dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu đã sụt giảm nghiêm trọng trong giai đoạn khủng hoảng, thậm chí còn kéo tụt sự phát triển của kinh tế thế giới khi các nền kinh tế này tăng trƣởng âm trong năm 2009. Các nền kinh tế mới nổi khác (không tính BRICs) cũng có những đóng góp tích cực vào tăng trƣởng kinh tế thế giới, tuy vậy, do quy mô các nền kinh tế này không lớn nên đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế toàn cầu chƣa nhiều. Vì vậy, vai trò đầu tầu tăng trƣởng của nền kinh tế toàn cầu thuộc về khối BRICs do khối này duy trì đƣợc đà tăng trƣởng cao và có quy mô kinh tế đủ lớn. Thủ tƣớng Ấn Độ Manmohan Singh còn cho rằng chất lƣợng và khả năng bền bỉ của tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào việc các nền kinh

tế BRICS thực hiện các biện pháp mạnh ra sao22.

Tìm hiểu sâu hơn, ta có thể thấy động lực đã giúp các nƣớc BRICs có thể tăng trƣởng mạnh nhƣ vậy trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái chính là cầu tiêu dùng của thị trƣờng nội địa các nƣớc này. Theo tính toán của ngân hàng Goldman Sachs, trong 2 năm 2008 và 2009, nhu cầu tiêu dùng nội địa chính là

22 Báo Vietnamplus, BRICS đang khẳng định vị thế trên bàn cờ quốc tế, truy cập lúc 16:01 ngày 23/1/2012

tại địa chỉ http://www.vietnamplus.vn/Home/BRICS-dang-khang-dinh-vi-the-tren-ban-co-quoc- te/20114/85595.vnplus

thành tố đóng góp lớn nhất cho tăng trƣởng GDP của các nền kinh tế thuộc khối BRICs23.

Biểu đồ 2.3. Đóng góp của cầu nội địa vào tăng trƣởng GDP thực tế trong 2 năm 2008 và 2009 của một số nƣớc.

Nguồn: Goldman Sachs.

Do đó, các nền kinh tế BRICs ngày càng ít phải phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trƣởng kinh tế. Bất chấp việc xuất khẩu sụt giảm 25%, nền kinh tế Trung Quốc

vẫn tăng 6% trong nửa đầu năm 200924. Còn tỷ trọng của xuất khẩu ròng trong GDP

của Brazil, Ấn Độ và Nga trong 2 năm 2008 và 2009 cũng ở mức thấp, thậm chí còn đóng góp âm vào tăng trƣởng GDP thực tế (nhƣ thể hiện trong biểu đồ).

Để làm rõ hơn vai trò của thị trƣờng nội địa trong việc duy trì đà tăng trƣởng, chúng ta nghiên cứu kỹ hơn về các nền kinh tế trong khối BRICs. Ngay trong khối này, không phải tất cả các nền kinh tế đều chống chọi với khủng hoảng nhƣ nhau. Trong khi Trung Quốc và Ấn Độ vẫn duy trì đƣợc tốc độ phát triển khá cao nhờ vào thị trƣờng nội địa rộng lớn, Nga là nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng.

23 Goldman Sachs, 2009, Global Economics Paper No 192: The Long-term Outlook for the BRICs and N-11

Post Crisis, trang 9.

24 IMF, BRICs drive global economic recovery, truy cập lúc 19:58 ngày 14/3/2012 tại địa chỉ

Bảng 2.4. Tăng trƣởng GDP của các nƣớc khối BRICs từ 2008-2011. Đơn vị: %. 2008 2009 2010 2011 Trung Quốc 9,60 9,20 10,40 9,20 Ấn Độ 4,93 9,10 8,81 7,40 Brazil 5,16 -0,64 7,49 2,90 Nga 5,25 -7,81 4,03 4,10

Nguồn: tác giả lập dựa trên số liệu của WB và IMF.

Kinh tế Nga chịu tác động nặng nề nhất do nƣớc này phụ thuộc nghiêm trọng vào xuất khẩu tài nguyên năng lƣợng. Giá dầu quốc tế tụt giảm mạnh từ mức 147USD/thùng hồi tháng 7/2008 xuống còn hơn 30USD/thùng vào tháng 12/2008 khiến thặng dự thƣơng mại Nga cũng giảm theo. Kinh tế Nga điêu đứng và đƣơng đầu với nhiều thử thách. Nƣớc này bị khủng hoảng tài chính trong năm 2008 với giá chứng khoán sụt giảm mạnh, đồng Rúp mất giá, một số ngân hàng bị đổ vỡ. Kinh tế Brazil cũng bị suy thoái nhẹ do nƣớc này cũng phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Đề tài " Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam " pptx (Trang 32 - 36)