triển sang các nền kinh tế mới nổi
Thập kỷ vừa qua chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là BRICs và sự suy giảm nhanh chóng của các nƣớc công nghiệp phát triển. Sự chuyển động ngƣợc chiều này càng diễn ra mạnh mẽ hơn trong giai đoạn khủng hoảng tài chính vừa qua.
Về quy mô kinh tế, tỷ trọng GDP của BRICs trong GDP toàn cầu đã tăng mạnh từ mức 8,44% trong năm 2002 lên 17,8% trong năm 2010. Trong chiều ngƣợc lại, tỷ trọng GDP của nhóm 7 nƣớc công nghiệp phát triển G7 trong GDP toàn cầu đã giảm mạnh từ 64,7% trong năm 2002 xuống còn 50,3% trong năm 2010 (nguồn: WB). Còn nếu tính theo sức mua tƣơng đƣơng, tỷ trọng GDP của BRICs trong GDP
toàn cầu đã tăng từ mức 1/6 trong năm 2001 lên gần 1/4 trong năm 201049.
Bảng 2.7. Tỷ trọng GDP danh nghĩa của BRICs và G7 trong GDP toàn cầu.
Đơn vị: %.
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
BRICs 8,.44 8,6 9,25 10,4 11,6 13,3 14,76 15,8 17,8
G7 64,7 63,4 61,9 59,6 57,5 54,8 52,34 52,7 50,3
Nguồn: tác giả lập dựa trên số liệu của WB.
Đáng chú ý hơn, tốc độ gia tăng tỷ trọng GDP của BRICs trong GDP toàn cầu từ dƣới 1%/năm trong những năm 2002-2004, đã tăng mạnh lên trên 1% trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, thậm chí năm 2010 tỷ trọng GDP còn tăng 2% so với năm trƣớc đó.
Có thể nói, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, BRICs đã tăng nhanh tỷ trọng GDP của khối trong GDP toàn thế giới, từng bƣớc thu hẹp tỷ trọng GDP của các nƣớc công nghiệp phát triển.
Sự dịch chuyển nhanh chóng này cũng đã khiến cho chính Jim O’Neill, tác giả của khái niệm BRICs, phải ngạc nhiên. Ông cho biết: "cả 4 nƣớc đã vƣợt quá kỳ vọng ban đầu của tôi, đặc biệt là Trung Quốc, nƣớc đã vƣợt qua Nhật Bản sớm hơn
49
6 năm so với tôi dự đoán và hiện đã gấp đôi quy mô kinh tế nƣớc Đức. Vào cuối năm 2011, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt gần 7,3 nghìn tỷ USD, tăng 1,4 nghìn tỷ USD chỉ trong 12 tháng, một điều thật kinh ngạc. Nhƣ tôi thƣờng nói, trong bối cảnh khủng hoảng tại châu Âu nhƣ hiện tại, cứ 12 tuần, Trung Quốc lại tạo ra một nền kinh tế tƣơng đƣơng Hy Lạp. Trong năm 2011, nƣớc này tạo ra một nửa nƣớc Anh và gần bằng 2 lần nền kinh tế Australia"50
.
Thực tế, sự dịch chuyển thứ hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới từ năm 2001 đến nay là thể hiện rõ nhất của sự dịch chuyển sức mạnh kinh tế từ Tây sang Đông. Trung Quốc đã từ vị trí thứ 6 năm 2001 vƣơn lên vị trí thứ 2 năm 2010; Nga từ vị trí 16 năm 2001 đã vƣơn lên vị trí 11 năm 2010; Brazil từ vị trí 11 năm 2001 đã vƣơn lên vị tri thứ 7 năm 2010, Ấn Độ từ vị trí 13 năm 2001 đã vƣơn lên đứng thứ 9 năm 2010.
Sự dịch chuyển này sẽ không dừng lại mà còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn trong những thập kỷ sắp tới.
Theo dự báo của ngân hàng Goldman Sachs tại báo cáo Liệu đây có phải là thập kỷ của BRICs? (Is this the 'BRICs decade') phát hành tháng 5/2010, khối BRICs sẽ vƣợt kinh tế Mỹ vào năm 2018, Brazil sẽ vƣợt Italia vào năm 2020, Ấn Độ và Nga sẽ lần lƣợt vƣợt các nƣớc Tây Ban Nha và Canada. Còn trong báo cáo "Giấc mơ về BRICs đến năm 2050" (Dreaming with BRICs: The Path to 2050), ngân hàng Goldman Sachs dự báo, quy mô kinh tế của Trung Quốc sẽ lớn hơn Mỹ vào năm 2041 và toàn khối BRICs sẽ lớn hơn khối G6 (gồm 6 nƣớc: Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp và Italia) vào năm 2039.
Không những vậy, trong thập kỷ từ 2011-2020, BRICs sẽ đóng góp vào tăng trƣởng GDP toàn cầu nhiều gấp 2 lần Mỹ, châu Âu và Nhật Bản (G3) cộng lại. Đồng thời, tầng lớp trung lƣu (những ngƣời có thu nhập trên 6.000 USD và dƣới 30.000 USD/năm-ngân hàng Goldman Sachs) và thƣợng lƣu (những ngƣời có thu nhập trên 30.000 USD/năm - ngân hàng Goldman Sachs) ở các nƣớc BRICs sẽ bùng nổ và vƣợt trội so với tầng lớp trung-thƣợng lƣu ở 7 nƣớc công nghiệp phát triển51.
50 Jim O'Neil, Building BRICS: from conceptual category to rising reality, truy cập lúc 10:28 ngày 20/3/2012
tại địa chỉ http://www.brics.utoronto.ca/newsdesk/delhi/oneill.html
51
Với việc BRICs là những nƣớc đông dân nhất thế giới, điều này có nghĩa sức mạnh kinh tế sẽ thực sự chuyển từ G7 sang các nƣớc BRICs.
Biểu đồ 2.4. Số ngƣời gia nhập tầng lớp có thu nhập từ 6.000 USD trở lên
Nguồn: Goldman Sachs.