Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Một phần của tài liệu Đề tài " Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam " pptx (Trang 25 - 29)

Theo Wikipedia tiếng Việt, khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua “là cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nƣớc

trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ”.13

Về nguyên nhân của khủng hoảng, sau quá trình điều tra, ngày 13/4/2011 Thƣợng viện Mỹ công bố bản báo cáo Levin-Coburn, khẳng định cuộc khủng hoảng tài chính lần này là hậu quả của việc sử dụng các công cụ tài chính phức tạp, rủi ro cao; của việc xung đột các lợi ích ngầm; và thất bại của các cơ quan điều hành chính sách, các hãng định mức tín nhiệm cũng nhƣ của chính thị trƣờng.

Khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính này là sự sụp đổ của bong bóng nhà đất Mỹ. Trong giai đoạn 1997 và 2006, giá nhà đất Mỹ tăng 124%. Trong suốt 2 thập kỷ kết thúc vào năm 2001, tỷ số giữa giá nhà và thu nhập hộ gia đình ổn định

ở mức 2,9 đến 3,114. Trong năm 2004, tỷ số này tăng lên 4,0 và năm 2006 là 4,615

.

11

CIA, The World fact book, truy cập lúc 9:13’ ngày 6/3/2012 tại địa chỉ chỉ

https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/xo.html

12 Wikipedia tiếng Việt, Brasil, truy cập lúc 22:30 ngày 6/3/2012 tại địa chỉ

http://vi.wikipedia.org/wiki/Brasil

13

Wikipedia tiếng Việt, Khủng hoảng tài chính 2007-nay, truy cập lúc 9:59’ ngày 12/3/2012 tại địa chỉ

http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_t%C3%A0i_ch%C3%ADnh_2007- 2010

14 The Economist, CSI: Credit crunch, truy cập lúc 10:19' ngày 12/3/2012 tại địa chỉ

Giá nhà tiếp tục tăng và lập đỉnh vào năm 2007. Tình trạng bong bóng nhà đất này khiến có rất ít hộ gia đình có thể trả tiền lãi cho việc vay tiền để mua nhà.

Biểu đồ 1.13. Giá nhà trung bình tại Mỹ giai đoạn 1963-2010.

Đơn vị: USD.

Nguồn: Cơ quan Thống kê Liên bang trực thuộc Bộ Thƣơng mại Mỹ.

Cạnh tranh giữa các công ty cho vay mua nhà thế chấp ngày càng tăng trong khi số lƣợng ngƣời đủ tiêu chuẩn để vay nợ chỉ có hạn đã khiến các công ty cho vay thế chấp nới lỏng các tiêu chuẩn bảo hiểm và bắt đầu hình thành các khoản cho vay thế chấp có mức rủi ro cao hơn đối với những ngƣời vay có mức tín nhiệm thấp hơn.

Ngày 27/2/2007, Công ty Tín dụng Địa ốc Liên bang Mỹ Freddie Mac thông báo sẽ không mua các khoản thế chấp dƣới chuẩn rủi ro và các chứng khoán liên quan đến thế chấp nhà.

Bắt đầu từ quý 2/2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Mỹ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản. Ngày 2/4/2007, Công ty Tài chính New Century, công ty hàng đầu về các khoản thế chấp dƣới chuẩn của Mỹ, đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Ngày 6/8/2007, đến lƣợt Công ty Đầu tƣ Thế chấp Nhà đất Mỹ (American Home Mortgage), một trong những Tổ chức cho vay thể chấp mua nhà lớn nhất của Mỹ, nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

15 Bloomberg Businessweek, The financial crisis blame game, truy cập lúc 11:30 ngày 12/3/2012 tại địa chỉ

http://www.businessweek.com/investor/content/oct2008/pi20081017_950382.htm?chan=top+news_top+new s+index+-+temp_top+story

Bong bóng nhà đất vỡ dẫn đến các khoản vay không thể trả đƣợc đối với các tổ chức tài chính Mỹ. Ngày 17/8/2007, Ủy ban Thị trƣờng Mở Liên bang Mỹ (Federal Open Market Committee - FOMC) phải đƣa ra thông báo về tình trạng bất ổn trên thị trƣờng tài chính.

Cùng lúc đó, hàng loạt chứng khoán liên quan đến các khoản thế chấp dƣới chuẩn bị đánh tụt hạng tín nhiệm. Ngày 1/6/2007, 2 hãng định mức tín nhiệm là Standard and Poor's và Moody's Investor Service đã hạ mức tín nhiệm của hơn 100 loại trái phiếu liên quan đến các khoản thế chấp dƣới chuẩn. Tiếp đó, ngày 11/7/2007, Standard and Poor's đặt 612 loại chứng khoán liên quan đến các khoản thế chấp địa ốc dƣới chuẩn vào diện cảnh báo tài chính.

Trƣớc tình hình đó, nhiều ngƣời gửi tiền ở các tổ chức tài chính này lo sợ, đã đến rút tiền và gây ra hiện tƣợng rút tiền gửi đột biến, khiến cho các tổ chức tài chính này càng thêm khó khăn. Để ứng phó, FED đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng thanh khoản của thị trƣờng tín dụng nhƣ: mua vào các loại trái phiếu Chính phủ Mỹ thông qua thị trƣờng mở, kể cả trái phiếu của các cơ quan chính phủ Mỹ đƣợc đảm bảo theo tín dụng nhà đất. Tháng 9/2007, FED giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng (Fed fund rates) từ 5,25% xuống 4,75%. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ƣơng châu Âu - ECB bơm 205 tỷ USD vào thị trƣờng tín dụng để nâng cao mức thanh khoản.

Tháng 12/2007, cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn khi các báo cáo kinh tế cuối năm cho thấy thị trƣờng bất động sản điều chỉnh lâu hơn và quy mô cuộc khủng hoảng cũng rộng hơn ƣớc đoán ban đầu. Tình trạng đói tín dụng trở nên rõ ràng. FED liên tiếp giảm mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng 12/2007 và tháng 2/2008 nhƣng không đạt kết quả nhƣ mong đợi.

Tháng 3/2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu ngân hàng Bear Sterns nhƣng không thành công. Việc Ngân hàng dự trữ liên bang New York không cứu đƣợc Bear Sterns và phải để công ty này bị đem bán với mức giá rẻ đã khiến công chúng lo ngại về năng lực can thiệp của chính phủ trong việc giải cứu các tổ chức tài chính gặp khó khăn. Sự việc này đã khiến cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn. Tháng 8/2008, tổ chức tài chính thuộc hàng lớn nhất và lâu đời nhất của Mỹ là Lehman Brothers đã bị phá sản. Đến cuối năm 2008, Mỹ phải giải thể 25

ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2009, Mỹ phải đóng cửa thêm 52 ngân hàng nữa16.

Thông qua quan hệ tài chính, kinh tế mật thiết của Mỹ với các nƣớc khác, cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ đã lan rộng ra nhiều nƣớc trên thế giới. Theo Wikipedia, cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ đã lan rộng ra hệ thống ngân hàng

châu Âu nhƣ sau17

:

Nhiều tổ chức tài chính của các nƣớc phát triển cũng tham gia vào thị trƣờng tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mỹ. Vì vậy, khi bóng bóng nhà ở của Mỹ bị vỡ, các tổ chức tài chính này cũng gặp nguy hiểm. Những nƣớc châu Âu bị ảnh hƣởng nặng nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ban Nha. Tháng 9/2007, ngân hàng Northern Rock của Anh bị rút tiền gửi đột biến và phải quốc hữu hóa. Tình trạng ngƣời dân rút tiền gửi đột biến cũng diễn ra tại các ngân hàng khác của nƣớc này. Năm 2008, đến lƣợt ngân hàng Bradford & Bingley plc của Anh bị chia tách thành 2 đơn vị riêng biệt. Các ngân hàng khác phải đổi chủ sở hữu: Catholic Building Society, Alliance & Leicester. Các ngân hàng London Scottish Bank và Dunfermline Building Society phải chịu sự giám sát đặc biệt của Chính phủ Anh.

Khủng hoảng ngân hàng diện rộng đã xảy ra ở Iceland. Các ngân hàng Glitnir, Straumur Investment Bank, Reykjavík Savings Bank bị quốc hữu hóa. Ngân hàng Kaupthing và Landsbanki của nƣớc này cũng bị đặt dƣới sự quản lý của cơ quan giám sát tài chính quốc gia. Đầu năm 2008, Ngân hàng Ireland bị hạ xếp hạng tín dụng khiến giá cổ phiếu của ngân hàng này tại thời điểm đầu tháng 3/2008 giảm 99% so với mức cao nhất năm 2007. Quý I/2008, GDP của Iceland giảm 1,5%. Đầu năm 2009, ngân hàng Anglo Irish Bank bị quốc hữu hóa. Cổ phiếu của ngân hàng Allied Irish Banks cũng bị mất giá mạnh và ngân hàng này phải chấp nhận cải cách để đƣợc chính phủ cho vay tái cơ cấu.

Cuối năm 2008, ngân hàng Fortis của Bỉ bắt đầu bị đem bán dần và chỉ đƣợc giữ lại lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Ngân hàng Dexia chịu khoản lỗ 3,3 tỷ euro và phải xin trợ giúp của Chính phủ Bỉ. Ở Hà Lan, ngân hàng ING Group đã

16

Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2010, Thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện

khủng hoảng tài chính toàn cầu, Luận văn Thạc sỹ Thƣơng mại, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, trang 16.

17 wikipedia tiếng Việt, khủng hoảng tài chính 2007-nay, truy cập lúc 15:30 ngày 12/4/2012 tại địa chỉ

http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_t%C3%A0i_ch%C3%ADnh_2007% E2%80%93nay

phải xin Chính phủ nƣớc này cho vay. Ở Đức, ngày từ đầu năm 2008, ngân hàng BayernLB đã phải chịu những khoản lỗ lớn do tham gia vào thị trƣờng tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mỹ, sau đó, ngân hàng này đã phải xin trợ giúp của chính phủ liên bang.

Một phần của tài liệu Đề tài " Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam " pptx (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)