Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Một phần của tài liệu Đề tài " Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam " pptx (Trang 29 - 32)

Cuộc khủng hoảng tài chính này đã khiến nền kinh tế toàn cầu lâm vào suy thoái nghiêm trọng.

Khủng hoảng tài chính đã khiến tín dụng trở nên khan hiếm, tiêu dùng cá nhân tại Mỹ suy giảm. Một mặt tiêu dùng giảm khiến hàng hóa của doanh nghiệp khó tiêu thụ, mặt khác tình trạng thiếu vốn lại khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động. Thất nghiệp gia tăng khiến thu nhập của ngƣời dân giảm sút. Điều này đến lƣợt nó lại khiến ngƣời dân giảm mua sắm, hàng hóa ế ẩm, sản xuất đình trệ, nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất phải kể đến ngành công nghiệp ô tô của Mỹ với 3 công ty hàng đầu là GM, Ford và Chrysler. Tháng 2/2008, GM thông báo năm 2007 hãng bị lỗ 38,7 tỷ USD (trƣớc khi trừ thuế và trả nợ). Cũng trong năm 2007, Ford lỗ 2,723 tỷ USD. Sang năm 2008, tình hình kinh doanh càng tồi tệ hơn, doanh số của 3 hãng này giảm xuống mức thấp ngang hồi thập niên 1950. Tám tháng đầu năm 2008, Chrysler lỗ 400 triệu USD. GM lỗ trƣớc thuế 4,2 tỷ USD chỉ riêng trong quý III/2008, trong khi Ford lỗ 2,75 tỷ USD18.

Thông qua các mối liên kết tài chính phức tạp và đan xen, khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan rộng ra ngành tài chính khắp các nƣớc trên thế giới, nhất là các nƣớc phát triển. Các ngân hàng ở châu Âu, sau khi chịu thiệt hại nặng nề do vỡ bong bóng tín dụng nhà ở thứ cấp trên thị trƣờng Mỹ, đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng này. Để giải cứu hệ thống ngân hàng, chính phủ các nƣớc buộc phải vay nợ nhiều hơn khiến nợ công tại nhiều nƣớc châu Âu tăng mạnh. Điều này dẫn đến khủng hoảng niềm tin vào nợ công của các chính phủ này, đẩy lãi suất lên cao, phá hoại sự ổn định của đồng Euro - đồng tiền chung châu Âu. Hệ thống tài chính châu Âu rối loạn, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn

18 wikipedia tiếng Việt, Khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008-2010, truy cập lúc 12:46 ngày

12/4/2012 tại địa chỉ

http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_ng%C3%A0nh_ch%E1%BA%BF_t %E1%BA%A1o_%C3%B4_t%C3%B4_Hoa_K%E1%BB%B3_2008-2010

vốn. Bên cạnh đó, để giảm nợ công, nhiều nƣớc phải thực hiện chính sách “thắt lƣng buộc bụng” khiến tổng cầu giảm sút, nền kinh tế càng rơi vào suy thoái.

Tại Nhật Bản, tuy khu vực tài chính của nƣớc này vẫn trụ vững, nhƣng việc có nhiều công ty Mỹ phát hành trái phiếu tại thị trƣờng chứng khoán Tokyo đã khiến cho thị trƣờng chứng khoán của Nhật Bản bị tác động tiêu cực và ảnh hƣởng tới khả năng huy động vốn của các công ty Nhật Bản.

Bảng 1.5. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của 7 nƣớc công nghiệp phát triển G7 từ 2007-2011. Đơn vị: %. 2007 2008 2009 2010 2011 Canada 2,20 0,69 -2,77 3,21 2,30 Pháp 2,29 -0,08 -2,73 1,48 1,60 Đức 3,27 1,08 -5,13 3,69 3,00 Italy 1,68 -1,16 -5,05 1,54 0,40 Nhật Bản 2,36 -1,17 -6,29 4,00 -0,90 Anh 3,47 -1,10 -4,37 2,09 0,90 Mỹ 1,94 -0,02 -3,50 3,00 1,80 Nguồn: WB

Do Mỹ và các nƣớc phát triển khác là thị trƣờng xuất khẩu quan trọng của các nƣớc đang phát triển nên suy thoái kinh tế ở Mỹ và các nƣớc phát triển khác đã làm giảm xuất khẩu ở các nƣớc đang phát triển, khiến kinh tế các nƣớc này giảm tăng trƣởng. Tháng 6/2009, Viện Brookings đã có báo cáo cho rằng trong giai đoạn 2000-2007, tiêu dùng của Mỹ chiếm 1/3 tăng trƣởng tiêu dùng toàn cầu và "nền kinh tế Mỹ đã chi tiêu quá nhiều, vay nợ quá nhiều trong nhiều năm và phần còn lại của thế giới lại phụ thuộc vào ngƣời tiêu dùng Mỹ"19. Vì vậy, khi ngƣời Mỹ cắt giảm chi tiêu, kinh tế nhiều nƣớc lập tức gặp khó khăn. Bên cạnh đó, do khủng hoảng tài chính, các nguồn vốn cho vay hoặc tài trợ cho các nƣớc đang phát triển, các nƣớc nghèo bị giảm mạnh cũng khiến kinh tế các nƣớc này càng thêm khó khăn. Suy giảm kinh tế toàn cầu cũng khiến cầu năng lƣợng, nguyên liệu giảm, khiến các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ và nguyên liệu bị giảm xuất khẩu và giảm tăng trƣởng kinh tế.

19 Baily, Martin Neil & Elliott, Douglas J., 2009. The U.S. Financial and Economic Crisis: Where Does It

Biểu đồ 1.14. Tăng trƣởng GDP của toàn cầu, các nƣớc phát triển, đang phát triển và mới nổi.

Nguồn: IMF.

Đối với BRICs, suy thoái kinh tế tại Mỹ và các nƣớc phát triển cũng có tác động tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế của khối này. Ấn Độ và Trung Quốc đều bị giảm xuất khẩu nhƣng nhờ thị trƣờng nội địa rộng lớn nên tăng trƣởng kinh tế ở các nƣớc này vẫn ở mức thực dƣơng. Nga và Brazil chịu tác động nặng nề hơn. Kinh tế Nga thậm chí còn bị suy thoái trong năm 2009 do nƣớc này phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu dầu lửa trong khi giá dầu lửa sụt giảm mạnh trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế từ mức đỉnh cao trên 140 USD/thùng xuống còn hơn 30 USD/thùng. Kinh tế Brazil cũng bị tác động tiêu cực và tăng trƣởng âm trong năm 2009 do nƣớc này cũng phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu trong khi giá nguyên liệu cũng sụt giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy vậy nhìn chung kinh tế khối BRICs vẫn tăng trƣởng tốt trong giai đoạn khủng hoảng và hồi phục nhanh hơn phần còn lại của thế giới.

CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA KHỐI BRICs TRONG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu Đề tài " Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam " pptx (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)