Kết quả thực hiện chức năng của ngành Kiểm sát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 85)

- Trung Quốc

2.2.1.2.Kết quả thực hiện chức năng của ngành Kiểm sát

Quán triệt các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã xác định cơng tác trọng tâm của tồn ngành là: Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát các cấp; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tăng cường đấu tranh chống các loại tội phạm, nhất là các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm về ma tuý, tham nhũng và các loại tội phạm cĩ tổ chức. Để đấu tranh chống tội phạm cĩ hiệu quả, Viện kiểm sát thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, Tồ án các cấp trong việc điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự, nhất là các vụ án trọng điểm, các vụ án lớn được dư luận quan tâm. Tăng cường kiểm sát các hoạt động tư pháp, làm rõ trách nhiệm và khắc phục tình trạng vi phạm thời hạn tố tụng, xử lý kịp thời đối với những trường hợp để xảy ra oan, sai; chú trọng cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát, nhất là những vụ việc phức tạp, bức xúc, kéo dài; nâng cao ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên để thực hiện cĩ hiệu quả nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của cải cách tư pháp. Chính vì vậy, trong các năm qua, hoạt động thực hành chức năng của Viện kiểm sát nhân dân đã cĩ nhiều tiến bộ; đặc biệt là sau khi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ra đời.

Viện kiểm sát các cấp đã cĩ nhiều biện pháp tăng cường kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, nhằm hạn chế việc để lọt tội phạm và

người phạm tội. Thơng qua hoạt động kiểm sát, Viện kiểm sát các cấp đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố điều tra đối với 410 vụ án và 740 bị can; trực tiếp khởi tố, yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra đối với 74 vụ án.

Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát các cấp đã phối hợp, cĩ nhiều biện pháp nâng cao chất lượng bắt giữ nên việc bắt, tạm giữ chuyển khởi tố hình sự đạt tỷ lệ cao. Trong hai năm, tồn quốc cĩ 87.398 người bị bắt, tạm giữ hình sự. Viện kiểm sát các cấp thụ lý kiểm sát điều tra 135.904 vụ/ 213.692 bị can; đã giải quyết 104.096 vụ/168.323 bị can; trong đĩ quyết định truy tố 103.089 vụ/166.106 bị can.

Qua kiểm sát việc khởi tố, bắt, tạm giữ, tạm giam, Viện kiểm sát các cấp đã quyết định huỷ bỏ 213 quyết định khởi tố vụ án khơng đúng của Cơ quan điều tra; khơng phê chuẩn lệnh tạm giam 440 bị can; khơng phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 449 bị can. Các trường hợp phê chuẩn hoặc khơng phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra đều đảm bảo cĩ căn cứ theo quy định của pháp luật.

Viện kiểm sát tăng cường các biện pháp quản lý các trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, nhất là các trường hợp đình chỉ điều tra do bị can khơng phạm tội. Hai năm, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát các cấp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với 379 trường hợp do bị can khơng phạm tội (đây là các trường hợp khởi tố nhưng quá trình điều tra xác định được bị can khơng thực hiện hành vi phạm tội, hành vi vi phạm pháp luật của bị can chưa đến mức bị coi là tội phạm, bị can chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, bị can bị bệnh tâm thần, khơng cĩ năng lực trách nhiệm hình sự hoặc hết thời hạn điều tra khơng chứng minh được bị can thực hiện hành vi phạm tội). Một trong những nguyên nhân của tình trạng đình chỉ điều tra do bị can khơng phạm tội chủ yếu là do lượng án khởi tố điều tra tăng nhiều; bên cạnh đĩ, năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của một bộ phận Điều tra viên, Kiểm sát viên cịn yếu. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang chỉ đạo các Viện kiểm sát địa phương cĩ các biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp khởi tố, sau đĩ phải đình chỉ điều tra do bị can khơng phạm tội, đồng thời chỉ

đạo kiểm tra, làm rõ những trường hợp oan để bồi thường khi cĩ đơn yêu cầu và kiểm điểm nghiêm túc những tập thể, cá nhân để xảy ra oan.

Viện kiểm sát các cấp đã thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử đối với 92.724 vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm; 20.139 vụ án theo thủ tục phúc thẩm; 371 vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Thơng qua các vụ án đã xét xử, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tổ chức rút kinh nghiệm và chỉ đạo Viện kiểm sát các địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử tại các phiên tồ hình sự; chú trọng nâng cao năng lực và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ Kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử tại phiên tồ. Các trường hợp Viện kiểm sát truy tố, Tồ án tuyên khơng phạm tội đã giảm nhiều. Trong hai năm, Tồ án các cấp đã tuyên 85 bị cáo khơng phạm tội. Trong số đĩ, Viện kiểm sát đã kháng nghị theo hướng cĩ tội đối với 66 bị cáo; Tồ án đã xét xử phúc thẩm đối với 32 bị cáo, tuyên huỷ án sơ thẩm xét xử lại theo hướng cĩ tội đối với 21 bị cáo, Viện kiểm sát tiếp tục đề nghị xem xét giám đốc thẩm theo hướng cĩ tội đối với 5 bị cáo...Như vậy, trong hai năm Tồ án đã tuyên 64 trường hợp khơng phạm tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.

Viện kiểm sát các cấp thường xuyên quan tâm đến việc phát hiện vi phạm của Tồ án để kháng nghị đối với các bản án, quyết định của Tồ án cĩ vi phạm pháp luật. Hai năm, Tồ án đã xét xử 1.258 vụ do Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, xét xử 152 vụ do Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Thơng qua cơng tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát các cấp đã ban hành 218 văn bản kiến nghị yêu cầu Tồ án khắc phục các vi phạm...

Trong hai năm, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiếp nhận, phân loại xử lý và xác minh kịp thời tin báo, tố giác về tội phạm do các cơ quan, đơn vị chuyển đến. Đã khởi tố điều tra 22 vụ/24 bị can về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp…

Biểu thống kê về một số kết quả thực hành quyền cơng tố và kiểm sát hoạt động tư pháp lĩnh vực hình sự năm 2005-2006

(Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước Quốc hội)

Số TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh(% ) 06/05 1. Khởi tố trong kỳ 1 Tổng số vụ án đã khởi tố 52778 58493 10,83 2 Tổng số bị can đã khởi tố 76223 85153 11,72 Trong đĩ: 3 - An ninh Vụ 67 48 4 Bị can 285 185 5 - Ma tuý Vụ 9249 8610 -6,91 6 Bị can 12051 11451 -4,98 7 - Kinh tế Vụ 24171 28624 18,42 8 Bị can 33643 38945 15,76 9 - Trị an Vụ 18847 21123 12,08 10 Bị can 29566 33436 13,09 11 - Tham nhũng Vụ 242 338 39,67 12 Bị can 388 625 61,08

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 85)