Tình hình một số loại tội phạm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 80 - 82)

- Trung Quốc

2.2.1.1.Tình hình một số loại tội phạm

Trong các năm qua, nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển, tình hình chính trị, quốc phịng, an ninh và trật tự an tồn xã hội ổn định. Tuy nhiên, diễn biến của tình hình tội phạm trong một số lĩnh vực cịn phức tạp, cĩ chiều hướng gia tăng. Chỉ tính trong hai năm gần đây (2005-2006):

- Tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia: Đã phát hiện, khởi tố 102 vụ án. Đáng chú ý, ở các tỉnh Tây Nguyên bọn phản động tiếp tục vận động, lơi kéo đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các tổ chức phản động. Các cơ quan chức năng đã chủ động ngăn chặn, phân loại xử lý và khởi tố một số đối tư- ợng cầm đầu về các tội: Phá hoại chính sách đồn kết, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

- Tội phạm về tham nhũng: Đã phát hiện, khởi tố 580 vụ. Một số tội khởi tố tăng như tội tham ơ tài sản, tội lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành cơng vụ. Một số vụ tham nhũng lớn liên quan đến việc cấp đất, bán đất trái phép, thanh, quyết tốn khống, bớt xén khối lượng cơng việc ở các cơng trình xây dựng, đưa và nhận hối lộ đã được phát hiện, khởi tố điều tra.

- Trong lĩnh vực trật tự, an tồn xã hội: Đã phát hiện, khởi tố 39970 vụ. Một số loại tội gia tăng như tội giết người, tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc; tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ...

- Tội phạm về ma tuý: Đã phát hiện, khởi tố 17859 vụ. Đáng chú ý, đã khởi tố điều tra một số vụ vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý từ nước ngồi đưa về Việt Nam tiêu thụ và đưa đi nước thứ ba với số lượng hàng chục, hàng trăm bánh hêrơin.

- Tội xâm phạm hoạt động tư pháp: Đã phát hiện, khởi tố 362 vụ. Trong đĩ, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã khởi tố, điều tra 22 vụ án về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ của các cơ quan tư pháp.

Trước tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tập trung chỉ đạo các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra truy tố nhiều vụ án tham nhũng lớn, phức tạp, được cơng luận chú ý như: Vụ tham nhũng xảy ra tại Ban quản lý dự án PMU 18 Bộ Giao thơng vận tải; vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn, đưa và nhận hối lộ trong quá trình thanh tra các cơng trình xây dựng tại Tổng cơng ty dầu khí Việt Nam; vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra ở tỉnh Khánh Hồ; vụ Nguyễn Lâm Thái lừa đảo một số đơn vị trong ngành Bưu điện; vụ điện kế, điện tử xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh; vụ Mạc Kim Tơn, nguyên giám đốc sở Kế hoạch đào tạo tỉnh Thái Bình lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi; vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn, thành phố Hải Phịng…

Cùng với việc giải quyết các vụ tham nhũng lớn, phức tạp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một số Viện kiểm sát địa phương đã phối hợp với Cơ quan điều tra và Tồ án giải quyết một số vụ án ma túy lớn, được dư luận đồng tình, như: Vụ mua bán trái phép chất ma tuý xảy ra ở Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, khởi tố 64 bị can; vụ Trần Hữu Thuỷ cùng đồng bọn mua bán trái phép chất ma tuý và chiếm đoạt, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, khởi tố 57 bị can; vụ Nguyễn Văn Luận (tức “Hải Luận”), gồm 45 bị cáo, mua bán, vận chuyển 2.354 bánh hêrơin; vụ Nguyễn Minh Tuấn (tức

Tuấn “bum”), gồm 15 bị cáo, mua bán trái phép 970 bánh hêrơin; vụ Trịnh Nguyên Thủy, Lê Văn Tình cùng đồng bọn sản xuất 44 kg hêrơin, vận chuyển 614 bánh và 27,5 cây hêrơin; vụ Cao Thị Lan cùng đồng bọn mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy xảy ra tại phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội…

(Ngồi ra cịn cĩ phụ lục về một số tội phạm khởi tố và truy tố năm 2005-2006).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 80 - 82)