Cộng hồ Liên bang Đức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 47 - 48)

Hệ thống Cơ quan cơng tố của Đức cĩ điểm đặc trưng tương đối khác so với các quốc gia khác. Hệ thống này vừa trực thuộc nhánh hành pháp lại vừa thuộc quyền quản lý của Cơ quan tư pháp. Trong mỗi một Tồ án ở Đức đều cĩ Viện cơng tố. Các Cơng tố viên cĩ trách nhiệm trong việc truy tố tất cả các vụ việc hình sự liên quan đến việc bảo vệ pháp luật của bang.

Cơ quan cơng tố cĩ quyền can thiệp vào tất cả các vụ việc phạm tội cĩ thể bị truy tố hình sự mà việc thu thập đầy đủ chứng cứ là nhiệm vụ của Cơng tố viên (Cơng tố viên cĩ nghĩa vụ can thiệp vào tất cả các tội phạm cĩ thể bị truy tố, miễn là cĩ đầy đủ bằng chứng).

Với tư cách là người chỉ huy quá trình điều tra, Cơng tố viên quyết định việc khởi tố và kết thúc việc tiến hành tố tụng. Cơng tố viên phải phát hiện các tình tiết của vụ án một cách tích cực và chủ động. Ngồi việc phát hiện các sự việc phạm tội, Cơng tố viên cịn phải cĩ trách nhiệm thu thập cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội; đồng thời đảm bảo các chứng cứ đĩ đầy đủ, rõ ràng, được thu thập theo đúng trình tự mà pháp luật quy định.

Trong quá trình điều tra, nếu Cảnh sát muốn thực hiện một biện pháp cưỡng chế nào đĩ như khám xét, tịch thu tang vật, theo dõi điện thoại, cho mật vụ thâm nhập, tạm giam…thì phải được sự phê chuẩn hay làm theo quyết định của Cơng tố viên. Nếu Cơng tố viên muốn trực tiếp thực hiện các biện pháp này thì phải xin lệnh của Thẩm phán. Chỉ trong những trường hợp khẩn

cấp thì Cơng tố viên mới cĩ thể tự ra lệnh tiến hành các biện pháp đĩ, nhưng ngay lập tức phải xin lệnh của Tồ án; riêng việc giam, giữ thì bắt buộc phải cĩ lệnh của Thẩm phán.

Khi kết thúc giai đoạn điều tra, Cơng tố viên phải quyết định cĩ tiếp tục tiến hành tố tụng trước Tồ hay khơng, đồng thời lựa chọn Tồ án để xét xử. Khi ra quyết định truy tố, Cơng tố viên phải tự mình đánh giá chứng cứ nhằm quyết định xem lời buộc tội cĩ khả năng được Tồ án đánh giá cao hay khơng.

Ở Đức, phiên tồ đầy đủ chỉ xét xử những vụ án về tội nghiêm trọng; các tội ít nghiêm trọng được giải quyết tại các Tồ án địa phương và thơng thường được xử lý bằng các biện pháp hình sự. Khi Cơng tố viên quyết định chuyển vụ án để xét xử theo thủ tục đầy đủ, thì phải đệ trình văn bản buộc tội (Bản cáo trạng) lên Tồ án cĩ thẩm quyền. Trong quá trình xét xử, Thẩm phán điều hành phiên tồ, thẩm vấn bị cáo và chính thức thẩm tra chứng cứ nhằm xác định sự thật. Cơng tố viên cĩ quyền tham gia phiên tồ, cơng bố bản cáo trạng, tham gia thẩm vấn nhân chứng, người giám định và đưa ra những yêu cầu, đề nghị trong những vấn đề tố tụng và chứng cứ. Sau đĩ Cơng tố viên trình bày bản luận tội cùng với một hình phạt cụ thể và các biện pháp bổ sung khác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w